Chỉ trong một ngày 21/3/2024, trung tâm đột quỵ của bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận 6 ca cấp cứu vì đột quỵ do nắng nóng. Đáng báo động tỷ lệ người nhập viện khi thời tiết chuyển nóng không có dấu hiệu suy giảm trong những ngày vừa qua…

Thực trạng đột quỵ bước vào đầu mùa nóng

PGS.TS Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, mới đây, đêm 21/3, cả 6 bệnh nhân đột quỵ được đưa vào trung tâm đều là người trẻ. Trường hợp nữ bệnh nhân 32 tuổi ( Hưng Yên) được đưa vào viện với triệu chứng liệt nửa người trái hoàn toàn và nói ngọng. Bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não cấp do tắc động mạch cảnh trong phải. Người bệnh được dùng thuốc tiêu huyết khối và can thiệp tái thông động mạch cảnh não. Chỉ sau đó vài giờ người bệnh đã hết nói khó, còn yếu nhẹ nửa người phải, chỉ số cải thiện tốt.

Một trường hợp khác, nam bệnh nhân 36 tuổi được chuyển từ Bệnh viện ở Phú Quốc. Khi đang làm việc, đồng nghiệp phát hiện bệnh nhân liệt nửa người phải và méo miệng. Khi được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được điều trị tiêu huyết khối vào giờ thứ 3 kể từ khi khởi phát. Tuy nhiên, không may mắn như ca bệnh trước, sau khi thăm khám, chụp MRI, DSA làm chẩn đoán, các bác sĩ xác định người bệnh nhân bị nhồi máu não do tắc động mạch cảnh trong - não giữa trái giờ thứ 12 kể từ khi khởi phát.

Đầu mùa nóng, số ca nhập viện vì đột quỵ tăng nhanh đáng báo động.png

Đầu mùa nóng, số ca nhập viện vì đột quỵ tăng nhanh đáng báo động

Một trường hợp khác cũng là người trẻ, nam giới 32 tuổi. Khi đang chơi cầu lông cùng bạn, người bệnh nhân đột ngột liệt nửa người trái và thất ngôn. Nhờ đến viện sớm và được điều trị tái tưới máu tích cực bằng cả 2 phương pháp tiêu huyết khối và can thiệp lấy huyết, bệnh nhân hồi phục gần như hoàn toàn, có thể nói chuyện và đi lại như bình thường. Ngoài các ca bệnh trên, còn 3 ca khác đều dưới 45 tuổi, trong đó 2 ca tiến triển tốt. Riêng trường hợp bệnh nhân nữ 49 tuổi nhập viện hôn mê, thở máy được chuyển từ tuyến dưới lên hiện tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong cao.

Nguyên nhân khiến đột quỵ tăng cao vào mùa nóng

Các nghiên cứu cho biết, nhiệt độ môi trường tăng cao là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nguy cơ đột quỵ có thể tăng thêm 10% ở một số đối tượng khi nền nhiệt độ môi trường tăng thêm 1 độ C.

Nắng nóng khiến thân nhiệt tăng, cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi từ đó gây mất nước. Nếu không bổ sung nước kịp thời, cơ thể sẽ bị mất nước, kết cấu máu cô đặc, kết dính làm suy giảm khả năng lưu thông máu, tăng huyết áp và nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng động mạch. Từ đó, tăng nguy cơ đột quỵ. 

Ngoài ra, đột quỵ do nắng nóng có thể còn do thời tiết nóng bức kéo dài gây rối loạn quá trình hoạt động của hệ tim mạch, khiến tim hoạt động kém hơn. Lúc này, hiệu suất bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể trong đó có não bị suy giảm. Người đang ở ngoài trời nắng nóng đi vào phòng lạnh đột ngột cũng nguy cơ đột quỵ, do mạch máu bị co lại đột ngột làm tăng huyết áp.

Nhiệt độ tăng cao là một trong các nguyên nhân khiến đột quỵ gia tăng.png

Nhiệt độ tăng cao là một trong các nguyên nhân khiến đột quỵ gia tăng

Cần làm gì để phòng ngừa đột quỵ vào mùa nóng?

Để phòng ngừa đột quỵ mùa nóng, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:

  • Hạn chế ra ngoài đường từ 10-16h: Khi trời nắng nóng đỉnh điểm, bạn nên hạn chế ra ngoài đường. Nếu phải bắt buộc thì nên đội mũ nón rộng vành, dùng ô che khi di chuyển. Người cao tuổi, có sức khỏe kém hoặc đang mắc bệnh về tim mạch, đã từng bị đột quỵ thì nên chú ý không ra nắng sau 10 giờ sáng. Đặc biệt, không làm việc nặng hay vận động cố sức.
  • Lưu ý khi sử dụng điều hòa: Nhiệt độ điều hòa nên duy trì từ 26 – 28 độ C, nên kết hợp dùng thêm quạt để không khí được lưu chuyển, thông thoáng hơn. Khi đi từ ngoài trời nắng về thì hãy để cơ thể thích nghi từ từ với nhiệt độ trong nhà rồi mới bật điều hòa. 

Sử dụng điều hòa đúng cách sẽ giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ mùa nóng.png

Sử dụng điều hòa đúng cách sẽ giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ mùa nóng

  • Uống đủ nước mỗi ngày: Khi trời nắng nóng, bạn có thể mất nhiều natri và kali mà cơ thể cần. Vì vậy, việc bổ sung nước sẽ tránh tình trạng bị mất nước trong cơ thể.
  • Tập thể dục phù hợp: Thời tiết nắng nóng khiến bạn mệt mỏi, lười vận động nhưng hãy duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, chạy bộ hay đạp xe dưới trời nắng nóng đỉnh điểm là việc không nên làm. Nên tôn trọng cảm xúc và sức khỏe hiện tại của bản thân để có hướng luyện tập phù hợp. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các môn thể thao trong nhà như yoga, tập gym, đi trên máy chạy bộ. Bạn không cần gắng sức luyện tập mà nên xen kẽ thời gian hợp lý, uống đủ nước.
  • Sử dụng viên uống chống đột quỵ có thành phần chính là nattokinase đã được nghiên cứu lâm sàng tại viện TWQĐ 108, viện Quân y 103. Theo các chuyên gia sản phẩm chống đột quỵ này đã được chứng minh về tính hiệu quả trong việc hỗ trợ làm tan cục máu đông từ đó phòng ngừa đột quỵ não. Sản phẩm được ứng dụng công nghệ nuôi cấy enzym nattokinase đặc biệt và công nghệ bao vi nang giúp đảm bảo giữ được tối đa độ hoạt lực của nattokinase giúp cho sản phẩm không bị phá hủy bởi acid dịch vị dạ dày. Sử dụng 4-6 viên uống mỗi ngày liên tục trong 1-3 tháng sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả cao nhất.

Sản phẩm chứa nattokinase giúp phòng ngừa đột quỵ mùa nóng hiệu quả.png

Sản phẩm chứa nattokinase giúp phòng ngừa đột quỵ mùa nóng hiệu quả

Đột quỵ mùa nóng là điều khó tránh khỏi đặc biệt ở người cao tuổi và người thường xuyên phải làm việc ngoài trời. Chủ động phòng ngừa đột quỵ bằng các biện pháp trên đây sẽ giúp bạn tránh khỏi những nguy cơ rủi ro từ cơn đột quỵ não. 

Nếu bạn còn băn khoăn về các vấn đề liên quan đến đột quỵ mùa nóng, hãy để lại câu hỏi phía dưới phần bình luận để được chuyên gia giải đáp!

Bình luận