Thuốc dạ dày Maalox là gì? Công dụng thế nào?

Maalox là thuốc trung hòa axit dạ dày gồm hai thành phần chính Aluminium Hydroxide (Nhôm Hydroxide) và Magnesium Hydroxide. Đây đều là hai thành phần kháng axit, trong đó có Aluminium Hydroxide có tác dụng chậm và Magnesium Hydroxide cho hiệu quả nhanh.

Với khả năng kháng axit, thuốc sẽ giúp liên kết và trung hòa các axit dư thừa, bảo vệ niêm mạc tại dạ dày, thực quản, tá tràng, ruột,… và các cơ quan trong hệ tiêu hóa. Do đó, Maalox có những công dụng như sau:

  • Giảm các triệu chứng ợ chua, khó tiêu, đầy hơi do tăng axit trong dạ dày, tá tràng.
  • Điều trị các triệu chứng của tình trạng trào ngược dạ dày, thực quản.
  • Điều trị và phòng ngừa các tình trạng loét, chảy máu tá tràng, dạ dày do stress gây ra.
  • Hỗ trợ giúp tăng phosphat trong máu ở người có chế độ ăn ít phosphat.

Ngoài Maalox, bạn cũng có thể tìm thấy 2 thành phần này trong một số biệt dược khác như: Eashab-Gel, AMX-O, Yolgocid-APS, Almistel,… Với biệt dược Maalox, thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén nhai và dạng siro uống.

Maalox-giup-giam-cac-tinh-trang-o-chua-day-hoi-kho-tieu-hieu-qua.webp

Maalox giúp giảm các tình trạng ợ chua, đầy hơi, khó tiêu hiệu quả

>>>Xem thêm: Thuốc dạ dày Yumangel (Almagate) và hướng dẫn sử dụng chi tiết

Những lưu ý cần biết khi sử dụng Maalox

Để sử dụng Maalox an toàn, bạn cần dùng đúng với liều lượng thuốc được hướng dẫn. Ngoài ra, cần lưu ý về tác dụng phụ, tương tác thuốc và đối tượng cần thận trọng khi dùng Maalox.

Hướng dẫn cách dùng, liều dùng Maalox

Tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ/dược sĩ về cách dùng và liều dùng. Những thông tin sau đây chỉ mang tính chất tham khảo thêm.

Cách dùng thuốc

Đối với viên nén nhai: Cần nhai kỹ thuốc trước khi nuốt. Sau khi đã nuốt nên uống một cốc đầy nước, khoảng 240ml.

Đối với dạng dung dịch: Lắc kỹ chai trước khi uống. Dùng dụng cụ đo y tế để lấy đúng liều thuốc cần uống. Bạn cũng có thể ướp lạnh thuốc để dễ uống hơn. Không nên hòa tan với bất kỳ dạng chất lỏng nào để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết vẫn có thể hòa tan cùng một ít nước nếu cần.

Liều dùng thuốc

Tùy từng loại bào chế, liều lượng sử dụng thuốc sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo liều khuyến cáo như sau:

  • Dạng viên nén nhai, thuốc được chỉ định cho người bệnh từ 16 tuổi trở lên. Liều sử dụng như sau:
  1. Trường hợp tăng tiết dịch vị axit: Dùng 1 – 2 viên/lần, sau bữa ăn. Không dùng quá 6 lần/ngày.
  2. Viêm dạ dày, loét đường tiêu hóa: 1 – 2 viên/lần, cách nhau 4 giờ/lần. Tối đa 12 viên/ngày.
  • Đối với dạng dung dịch lỏng: Tham khảo theo ý kiến của bác sĩ hoặc theo khuyến cáo từ nhà sản xuất. Sử dụng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên.

Xử lý khi quên/quá liều thuốc

Trong trường hợp bạn được chỉ định sử dụng Maalox thường xuyên nhưng lại bỏ lỡ một liều, hãy uống ngay khi nhớ ra. Đừng dùng liều đã quên nếu sắp đến thời gian sử dụng liều tiếp theo. Không dùng 2 liều/lần uống.

Nếu trong trường hợp người bệnh nghi ngờ mình đã sử dụng quá liều Maalox. Hãy thông báo ngay cho bác sĩ và theo dõi những phản ứng bất thường có thể xảy ra. Bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn về cách xử lý khi uống quá liều thuốc.

Tuyet-doi-khong-nen-su-dung-Maalox-qua-lieu-luong-chi-dinh.webp

Tuyệt đối không nên sử dụng Maalox quá liều lượng chỉ định

Đối tượng cần thận trọng khi dùng Maalox

Bạn không nên sử dụng Maalox nếu thuộc nhóm chống chỉ định của thuốc. Báo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp những vấn đề y tế như sau:

  • Có tiền sử bị dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc Maalox.
  • Đang bị suy nhược cơ thể.
  • Đang gặp các vấn đề liên quan đến thận, suy thận.
  • Cơ thể bạn đang có lượng phosphat thấp khi thực hiện xét nghiệm máu.

Ngoài ra, bạn nên thông báo cho bác sĩ nếu bản thân thuộc nhóm cần thận trọng khi dùng thuốc. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa nguy cơ, lợi ích để xác định bạn có được sử dụng Maalox hay không. Bao gồm:

  • Đang thực hiện chế độ ăn kiêng ít phốt pho.
  • Đang bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Đang chạy thận nhân tạo.
  • Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang bị tiểu đường hoặc không dung nạp được loại đường Fructose.
  • Đang mang thai, dự định mang thai hoặc cho con bú.

Tác dụng phụ của thuốc Maalox

Tương tự với những loại thuốc khác, Maalox cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người dùng. Không phải tất cả các tác dụng phụ này sẽ xảy ra. Tuy vậy, bạn vẫn cần lưu ý và thận trọng với bất kỳ phản ứng bất thường nào. Những tác dụng phụ của Maalox có thể bao gồm:

Không phổ biến: Xuất hiện ở khoảng 1/100 trường hợp. Bao gồm những tác dụng phụ như táo bón hoặc tiêu chảy.

Rất hiếm xảy ra: Xuất hiện ở 1/10000 trường hợp. Bao gồm như tình trạng tăng Magnesium trong máu. Dấu hiệu cụ thể như bị hạ huyết áp, ngủ gà, mất phản xạ gân, suy hô hấp, hôn mê,…

Không xác định: Đây là những tác dụng phụ đã được ghi nhận nhưng chưa có thông tin về tần suất xảy ra cụ thể. Ví dụ như: Hạ kali/phosphat trong máu hoặc bị đau bụng.

Phản ứng dị ứng: Nếu gặp tác dụng phụ này, cần dừng thuốc và tìm sự trợ giúp từ bác sĩ hoặc các trung tâm cấp cứu. Bao gồm phát ban đỏ, sần trên da, xuất hiện tình trạng sưng mặt, môi, mí mắt, lưỡi, miệng. Ngoài ra có thể kèm ngứa, khó nuốt hoặc khó thở.

Neu-gap-cac-phan-ung-di-ung-khi-dung-Maalox-can-lien-he-ngay-cho-bac-si.webp

Nếu gặp các phản ứng dị ứng khi dùng Maalox cần liên hệ ngay cho bác sĩ

Tương tác của Maalox với thuốc khác

Hai thành phần Aluminium Hydroxide và Magnesium Hydroxide trong Maalox có thể tương tác với một số loại thuốc khác nhau làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Do đó, hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị, thảo dược hoặc vitamin nào. Đặc biệt là những loại thuốc sau:

  • Thuốc điều trị tim mạch như: Metoprolol, Quinidine, Atenolol, Propranolol.
  • Thuốc điều trị loét dạ dày như: Ranitidine, Cimetidine.
  • Thuốc điều trị bệnh thiếu máu, thuốc điều trị chứng rối loạn xương: Bisphosphonates.
  • Thuốc điều trị bệnh sốt rét: Chloroquine.
  • Các loại thuốc điều trị phản ứng viêm, phản ứng dị ứng, phản ứng miễn dịch bất thường.
  • Thuốc điều trị bệnh lao như: Isoniazid, Ethambutol.
  • Thuốc điều trị bệnh tâm thần, an thần kinh.
  • Các loại thuốc điều trị nhiễm trùng như: Ketoconazole, Lincosamid, Cyclines,…
  • Một số loại thuốc khác như: Thuốc trị tuyến giáp hoạt động kém (Levothyroxine); Thuốc chăm sóc răng miệng (Natri Florua); Thuốc trị đau khớp (Penicillamine); Thuốc giảm Cholesterol (Rosuvastatin); Thuốc giảm đau (Indomethacin, Diflunisal); Thuốc Salicylat (Aspirin).

Thông tin thêm cho bạn

Việc sử dụng các loại thuốc tây y như Maalox để điều trị các tình trạng đau tức dạ dày, ợ chua, đầy hơi tuy hiệu quả nhưng đi kèm với độc tính cao. Và đa số các loại thuốc tây y này không nên sử dụng quá lâu dài vì có thể làm mất đi các loại vi khuẩn có lợi trong dạ dày.

Do đó, để phòng ngừa mất vi khuẩn có lợi và ngăn chặn đau dạ dày tái phát, người bệnh có thể sử dụng thêm các sản phẩm có chứa cao hạt bưởi, glycine. Hai thành phần này đã được nghiên cứu tại Đại học Nagoya Nhật Bản (glycine) và tại Hàn Quốc vào năm 2006 (chiết xuất hạt bưởi).

Những nghiên cứu này đã chỉ ra rằng glycein có tác dụng giúp chống lại được vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày hiệu quả. Trong khi đó, các chiết xuất từ hạt bưởi giúp chống nấm, kháng khuẩn và hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn tốt hơn. Do đó, giúp bảo vệ được dạ dày, ngăn ngừa tình trạng tái phát trào ngược, ợ hơi, nôn ói,… khó chịu.

Hat-buoi-giup-ho-tro-tieu-diet-vi-khuan-HP-trong-da-day.webp

Hạt bưởi giúp hỗ trợ  tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày

Hiện nay, Maalox vẫn được sử dụng phổ biến để điều trị các tình trạng liên quan đến ợ chua, đầy hơi hoặc khó chịu khác của đường tiêu hóa. Tuy nhiên, do tính kháng axit nên thuốc có thể gây ra nguy cơ bị tắc nghẽn đường ruột. Vì vậy, cần lưu ý thận trọng khi dùng thuốc.

Trên đây là những thông tin tham khảo về thuốc dạ dày Maalox. Nếu bạn còn bất kỳ vấn đề nào liên quan đến thuốc, vui lòng để lại số điện thoại và bình luận để được hỗ trợ thêm.

Tham khảo

https://www.medicines.org.uk/emc/product/5550/pil

https://www.drugs.com/cdi/maalox.html

https://www.mims.com/philippines/drug/info/maalox?type=full

https://www.rxlist.com/fdb/drugs/326/maalox-brand.htm

Dược sĩ Thanh Lan

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Da-Day-A-Au.webp

Bình luận