Đau dạ dày là như thế nào?

Đau dạ dày (Stomachache) là tình trạng người bệnh xuất hiện cơn đau âm ỉ xảy ra ở vùng bụng. Đau dạ dày còn có tên gọi khác là đau bao tử. Đa số những cơn đau dạ dày thường không nghiêm trọng. Tuy vậy nếu nó xảy ra đột ngột, bất thường và kéo dài thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn nào đó.

Theo thống kê của Hội khoa học Tiêu Hóa Việt Nam, số người có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến dạ dày lên đến 70%. Bên cạnh cảm giác đau tại vùng bụng, người bị đau dạ dày có thể xuất hiện thêm ợ chua, ợ hơi, tiêu chảy, táo bón.

Dau-da-day-co-the-xuat-hien-o-moi-doi-tuong.webp

Đau dạ dày có thể xuất hiện ở mọi đối tượng

Tại sao bạn bị đau dạ dày?

Những cơn đau dạ dày có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến của đau dạ dày:

Do nhiễm vi khuẩn HP

Các loại vi khuẩn, virus, nấm khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây ra viêm nhiễm tại dạ dày, đặc biệt là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Những người bị nhiễm HP thường sẽ không bị viêm loét dạ dày ngay. Nhưng khi uống rượu, bia, ăn các loại thực phẩm độc hại sẽ tạo ra môi trường cho loại vi khuẩn này phát triển.

Thói quen ăn uống không khoa học

Ăn uống không khoa học là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của dạ dày. Khi duy trì những thói quen dưới đây trong một thời gian dài có thể tạo áp lực cho dạ dày và gây đau, chướng bụng, khó tiêu,… Ví dụ như:

  • Ăn uống quá nhanh, không nhai kỹ thức ăn.
  • Thường xuyên để dạ dày trong trạng thái quá no hoặc quá đói.
  • Ăn trước khi ngủ, không đúng bữa.
  • Vừa ăn uống vừa làm việc, xem tivi, đọc sách,…
  • Ăn quá nhiều quà vặt với tần suất thường xuyên.
  • Ăn nhiều đồ cay nóng, chiên xào, đồ chua,…
  • Ăn các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, hư hỏng.
  • Sử dụng nhiều các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá,…
  • Uống cafe hoặc trà quá đặc dẫn đến kích thích dạ dày.

Thoi-quen-an-uong-nhieu-do-chien-ran-cay-nong-co-the-gay-dau-da-day.webp

Thói quen ăn uống nhiều đồ chiên rán, cay nóng có thể gây đau dạ dày

Do vấn đề liên quan đến tâm lý

Theo nghiên cứu từ UChicago Medicine cho thấy, căng thẳng có thể gây ra tình trạng đau dạ dày và khó chịu ở hệ tiêu hóa. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, não bộ và hệ tiêu hóa, dạ dày có mối liên hệ chặt chẽ thông qua hệ thống thần kinh trung ương.

Hệ thống thần kinh ruột chính là một nhánh ngoài của hệ thần kinh trung ương với nhiệm vụ giúp tạo ra sự liên kết được nói đến ở trên. Khi bạn bị căng thẳng, các hormone dẫn truyền thần kinh trong cơ thể được giải phóng. Quá trình này sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động co bóp của ruột và dạ dày và gây ra các cơn đau.

Các vấn đề sức khỏe

Bên cạnh những nguyên nhân trên, đau dạ dày có thể do một số bệnh lý liên quan đến tiêu hóa hoặc vấn đề sức khỏe khác gây ra. Ví dụ như:

  • Các vấn đề tiêu hóa: Táo bón, tiêu chảy, không dung nạp được lacoste,…
  • Những bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa: Trào ngược axit dạ dày thực quản (GERD), hội chứng ruột kích thích, đại tràng co cứng, bệnh Crohn, vỡ nội tạng như viêm ruột thừa, tắc ruột, ung thư dạ dày, viêm dạ dày ruột,…
  • Các bệnh lý tiềm ẩn khác: Sỏi túi mật, sỏi thận, nhiễm trùng thận, viêm đường tiết niệu, u nang buồng trứng, viêm gan, viêm phổi,…

Lạm dụng thuốc giảm đau

Việc lạm dụng các loại thuốc giảm đau như thuốc chống viêm không steroid, aspirin,… với liều lượng cao sẽ khiến bạn bị viêm loét dạ dày, đường tiêu hóa, từ đó gây đau dạ dày. Các loại thuốc này nếu sử dụng quá nhiều có thể ảnh hưởng đến màng nhầy của dạ dày, gây xuất huyết.

Lam-dung-thuoc-giam-dau-se-gay-ra-viem-loet-va-dau-da-day.webp

Lạm dụng thuốc giảm đau sẽ gây ra viêm loét và đau dạ dày

Triệu chứng đau dạ dày

Bạn cần lưu ý đến những triệu chứng phổ biến của bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, nếu có những triệu chứng nghiêm trọng hơn, bạn nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Triệu chứng phổ biến

Những cơn đau bụng âm ỉ là dấu hiệu thường thấy của đau dạ dày. Ngoài ra sẽ có các triệu chứng khác mà bạn cũng có thể gặp phải. Dưới đây là các biểu hiện điển hình của đau dạ dày:

Đau vùng thượng vị: Cơn đau âm ỉ sẽ xuất hiện từ vùng bụng lên ngực, sau đó có thể lan ra vùng lưng. Bạn cũng sẽ cảm thấy tức vùng bụng, nóng rát, khó chịu. Cơn đau thượng vị sẽ xuất hiện khoảng 1 – 2 tuần sau đó tái đi tái lại.

Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: Triệu chứng này rất quan trọng để xác định tình trạng đau dạ dày. Nguyên nhân xuất hiện ợ chua, ợ nóng, ợ hơi là do dạ dày bị kích thích.

Chán ăn: Khi bị đau dạ dày, việc tiêu hóa thức ăn sẽ bị giảm, khiến bạn luôn có trạng thái chướng bụng, nặng nề, ấm ách,… Kèm theo các cơn đau ở thượng vị, người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn.

Buồn nôn hoặc nôn mửa: Dạ dày bị kích thích sẽ khiến cho bạn có cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa. Đây là một dấu hiệu cần đặc biệt lưu ý bởi có thể bạn đã bị viêm loét dạ dày.

Mot-so-trieu-chung-dien-hinh-cua-dau-da-day.webp

Một số triệu chứng điển hình của đau dạ dày

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng đau dạ dày chỉ kèm theo đầy hơi, khó chịu, ợ hơi, ợ chua,… bạn có thể không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu gặp những triệu chứng nghiêm trọng sau đây, bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức:

  • Cơn đau dạ dày trở nên dữ dội hơn, đặc biệt ngay sau khi bạn vừa bị chấn thương liên quan đến vùng bụng, ngực.
  • Phân có máu hoặc màu đen, nôn ra máu tươi, choáng váng, tụt huyết áp,… đây có thể là dấu hiệu của tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người mắc.
  • Sốt cao, hơn 38 độ; Vàng da, vàng mắt; Khó thở.

Ngoài ra, bạn cũng nên tiến hành thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn gặp đau dạ dày kèm theo:

  • Tình trạng đau kéo dài liên tục hơn 24 giờ.
  • Táo bón kéo dài kèm nôn mửa.
  • Cảm giác nóng rát xuất hiện khi đi tiểu.
  • Ăn mất ngon và giảm cân không có nguyên nhân.

Để chẩn đoán được chính xác nguyên nhân, bạn cần đi khám sức khỏe và làm một số xét nghiệm cần thiết. Cụ thể như:

Kiểm tra triệu chứng: Cơn đau xuất hiện ở đâu, mức độ đau, thời gian đau, có lan tỏa đến những vùng khác không,…

Thực hiện một số phương pháp chẩn đoán: Ví dụ như xét nghiệm máu, phân, nước tiểu, chụp X-quang, siêu âm vùng bụng, chụp CT ổ bụng, nội soi trực tràng, đường tiêu hóa, chẩn đoán điện tâm đồ (EKG hoặc ECG),…

Dau-da-day-sot-cao-hon-38-do-co-the-la-dau-hieu-canh-bao-da-co-viem-loet.webp

Đau dạ dày, sốt cao hơn 38 độ có thể là dấu hiệu cảnh báo đã có viêm loét

Cách chữa đau dạ dày

Tùy vào nguyên nhân gây đau dạ dày, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cải thiện cách ăn uống, lối sống hàng ngày để giảm cơn đau hoặc sử dụng thuốc. Bạn cần lưu ý không nên tự ý chữa đau dạ dày tại nhà nếu chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ/dược sĩ.

Đau dạ dày nên ăn gì?

Người bị đau dạ dày thường được khuyến khích điều chỉnh lại thực đơn hàng ngày để cải thiện các triệu chứng. Nếu việc điều chỉnh ăn uống vẫn không giúp thuyên giảm cơn đau được nhiều, lúc đó mới sử dụng đến thuốc.

Các chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo, người bị đau dạ dày nên thực hiện theo chế độ ăn uống BRAT. Đặc biệt khi bạn bị đau bụng kèm theo tiêu chảy, nôn mửa. Bao gồm:

Chuối: Giúp cung cấp điện giải cần thiết cho hệ tiêu hóa, trong đó có dạ dày. Chuối cũng cung cấp thêm kali để cải thiện tình trạng nôn mửa, tiêu chảy. Ngoài ra, trong chuối chứa folate, vitamin B6 và giúp làm dịu chứng đau rát, co thắt cơ trong dạ dày.

Cơm: Chỉ nên sử dụng cơm từ gạo trắng. Các loại như gạo lứt, gạo đen có thể khiến bạn bị khó tiêu hơn.

Nước sốt táo, táo: Giúp cung cấp pectin - một chất hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy. Nếu bị đau dạ dày kèm táo bón, bạn nên sử dụng táo tươi.

Bánh mì nướng từ bột mì trắng: Đây là loại thực phẩm giúp bạn dễ tiêu hóa, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày, giảm đau.

Thực phẩm có chứa prebiotic: Giúp cung cấp năng lượng cho các lợi khuẩn trong đường ruột, từ đó giảm tình trạng nhiễm trùng của hệ tiêu hóa. Một số thực phẩm như cà chua, rau diếp xoăn, măng tây, hành tây,…

Che-do-an-BRAT-duoc-khuyen-khich-cho-nguoi-dau-da-day.webp

Chế độ ăn BRAT được khuyến khích cho người đau dạ dày

Thực phẩm giàu canxi, magie, kali: Giúp giảm đầy bụng, cân bằng natri cho hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng. Ví dụ như khoai lang, bơ, cam, rau bina, nước dừa (giàu kali, magie),…

Gừng: Những loại trà gừng, kẹo gừng hoặc gừng tươi có thể giúp bạn giảm bớt triệu chứng buồn nôn, nôn. Tuy vậy không nên sử dụng gừng để giảm đau dạ dày ở trẻ em.

Rau húng quế: Có chứa các thành phần làm giảm chướng bụng, tăng cảm giác thèm ăn, cải thiện tiêu hóa. Ngoài ra trong húng quế cũng chứa eugenol giúp giảm axit trong dạ dày, có hàm lượng axit linoleic cao hỗ trợ chống viêm.

Đau dạ dày nên kiêng gì?

Khi đang áp dụng chế độ ăn giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày, bạn cũng nên tránh những loại thực phẩm sau đây:

  • Những thực phẩm từ sữa như kem, phô mai.
  • Thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh quy, bánh ngọt, kẹo, soda.
  • Tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá, các loại đồ uống có thể gây kích ứng cho dạ dày như trà, cafe quá đặc, nước ngọt.
  • Không nên ăn đồ ăn có nhiều chất béo xấu như thực phẩm chiên, rán, xào.
  • Thức ăn cay nóng có thể làm cơn đau trầm trọng hơn.
  • Thực phẩm có chứa các chất làm ngọt nhân tạo như sucralose, sorbitol.
  • Một số loại thực phẩm có thể làm đầy hơi, ví dụ như súp lơ, bắp cải, bông cải xanh,…

Nen-nau-chin-mem-do-an-khi-bi-dau-da-day-de-giup-tieu-hoa-tot-hon.webp

Nên nấu chín, mềm đồ ăn khi bị đau dạ dày để giúp tiêu hóa tốt hơn

Cách giảm đau dạ dày tại nhà

Bên cạnh chế độ ăn uống, để hỗ trợ giảm đau dạ dày, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Uống đủ nước: Nước đóng vai trò cần thiết với quá trình tiêu hóa, hấp thụ thực phẩm. Không cung cấp đủ nước sẽ khiến cho các quá trình này kém hiệu quả, từ đó gây đau dạ dày. Bạn nên uống từ 8 cốc nước/ngày.

Hạn chế nằm ngay sau khi ăn xong: Không nên nằm ngay sau khi ăn xong bởi axit trong dạ dày có thể đi ngược và di chuyển lên trên thực quản gây ra ợ chua. Tránh nằm xuống hoặc ngủ sau ít nhất 2 – 3 giờ để thức ăn trong dạ dày có thể được tiêu hóa xuống ruột non.

Tránh hút thuốc, uống rượu: Rượu cũng là loại đồ uống khó tiêu hóa và có thể gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày.

Hạn chế căng thẳng: Như đã nói ở trên, stress là một trong những yếu tố gây đau dạ dày. Vì vậy, bạn cần luôn giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, không nên thức quá khuya hoặc dậy quá sớm.

Bạn cũng có thể sử dụng thêm sản phẩm chứa glycine và các thảo dược thiên nhiên như hạt bưởi, chè dây, bột nghệ,… Khi kết hợp các thành phần này sẽ giúp hỗ trợ giảm viêm loét, bảo vệ niêm mạc trong dạ dày và giảm axit. Từ đó sẽ hỗ trợ giảm đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, khó tiêu,… hiệu quả.

Hai-thanh-phan-giup-bao-ve-niem-mac-da-day-giam-dau-o-hoi-hieu-qua.webp

Hai thành phần giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm đau, ợ hơi hiệu quả

Trong đó, đặc biệt là 2 thành phần glycine và hạt bưởi. Cụ thể:

Hạt bưởi: Theo báo cáo nghiên cứu của tác giả Tomasz Brzozowski cùng cộng sự của mình được xuất bản năm 2005 cho thấy, chiết xuất từ hạt bưởi có chứa flavonoid. Hoạt chất này ngoài tác dụng giúp kháng khuẩn, chống oxy hóa tốt còn có thể giảm các tổn thương trong dạ dày do căng thẳng gây ra. Theo nghiên cứu kháng tại Hàn Quốc năm 2006 cũng cho thấy, thành phần này trong hạt bưởi cũng giúp tiêu diệt được vi khuẩn HP gây đau dạ dày.

Glycine: Nghiên cứu của tác giả SE Zhuĭkova cùng cộng sự của mình cho thấy, thành phần glycine có tác dụng giúp giảm tình trạng loét dạ dày hiệu quả.

Sử dụng thuốc đau dạ dày

Tuy việc lạm dụng thuốc giảm đau có thể khiến tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng hơn. Nhưng nếu sử dụng với liều lượng vừa phải theo hướng dẫn, các nhóm thuốc sau đây vẫn sẽ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của đau dạ dày hiệu quả. Bao gồm:

Thuốc kháng axit: Sử dụng để trung hòa axit trong dạ dày, giảm ợ nóng, đau dạ dày, khó tiêu. Ví dụ như alternagel, magnesia, maalox, mylanta,… Lạm dụng thuốc có thể gây tiêu chảy, táo bón, rối loạn nhu động ruột, co thắt dạ dày,…

Thuốc ức chế bơm proton (PPIs): Sử dụng để ngăn ngừa các triệu chứng ợ nóng, đau dạ dày khi chúng có tần suất tái phát 2 tuần/lần. Ví dụ như omeprazole, lansoprazole, pantoprazole,… Tác dụng phụ có thể gặp phải là đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, nhiễm trùng đường ruột, phổi.

Thuốc ức chế thụ thể H2: Thuốc dùng để điều trị tình trạng dư thừa axit trong dạ dày tương tự nhóm kháng axit, tuy tác dụng chậm nhưng hiệu quả kéo dài hơn. Ví dụ như famotidine, cimetidin, nizatidine, ranitidine,… Tác dụng phụ phổ biến là tiêu chảy, táo bón, đau đầu, buồn nôn.

Thuoc-giam-dau-da-day-se-duoc-su-dung-de-giam-thieu-cac-trieu-chung.webp

Thuốc giảm đau dạ dày sẽ được sử dụng để giảm thiểu các triệu chứng

Thuốc kháng sinh: Được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn H. pylori gây ra viêm loét dạ dày tá tràng. Từ đó giúp giảm đau dạ dày do nhiễm HP. Ví dụ như metronidazole, amoxicillin, clarithromycin,… Tác dụng phụ thường gặp như buồn nôn, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu,…

Một số loại thuốc khác: Sucralfate dùng để giảm viêm loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày không bị tổn thương thêm; Bismuth để điều trị ợ nóng, buồn nôn, đau dạ dày do nhiễm trùng (H. pylori); Misoprostol để giảm nguy cơ bị viêm loét gây đau dạ dày.

Những cơn đau dạ dày hầu hết sẽ xảy ra trong thời gian ngắn và xuất phát từ những nguyên nhân không đáng lo ngại. Tuy vậy, bạn nên đi khám sớm khi những cơn đau này xảy ra đột ngột và bất ngờ hoặc kéo dài dai dẳng. Trên đây chỉ là bài viết tham khảo về đau dạ dày. Nếu bạn còn bất kỳ vấn đề thắc mắc nào liên quan, hãy đặt câu hỏi dưới phần bình luận của bài viết để được giải đáp chi tiết hơn. 

Tham khảo

https://www.news-medical.net/health/Common-Causes-of-Stomach-Ache.aspx

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322047#Twenty-one-home-remedies

https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/stomach-liver-and-gastrointestinal-tract/stomach-ache-and-abdominal-pain

https://www.healthline.com/health/abdominal-pain#diagnosis

Dược sĩ Thanh Lan

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Da-Day-A-Au.webp

Bình luận