Những thông tin cần biết về suy thận độ 5 để kéo dài tuổi thọ
Suy thận độ 5 là giai đoạn cuối của suy thận, khi mà thận gần như mất hoàn toàn chức năng vốn có. Vậy suy thận độ 5 có chữa được không? Làm thế nào để kiểm soát bệnh, kéo dài tuổi thọ?
Triệu chứng suy thận độ 5 là gì?
Suy thận độ 5 là khi thận đã bị tổn thương nghiêm trọng, chức năng thận giảm trên 90%, độ lọc cầu thận giảm dưới 15ml/phút và nồng độ ure trong máu cao. Người bệnh suy thận độ 5 sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Tiểu ít, có thể vô niệu.
- Tiểu ra máu, nước tiểu lẫn đạm.
- Đau nhức vùng thắt lưng.
- Thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, buồn nôn, chán ăn.
- Da khô, sạm đen.
- Phù.
- Ngứa ngáy, mất ngủ.
- Giảm ham muốn tình dục.
Tiểu ít là triệu chứng điển hình của suy thận độ 5
Suy thận độ 5 chữa được không?
Mục đích điều trị suy thận độ 5 nhằm giúp giảm triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người mắc bằng phương pháp thay thế chức năng thận như chạy thận, lọc màng bụng, ghép thận. Cụ thể:
Lọc màng bụng
Lọc màng bụng là phương pháp sử dụng màng bụng của người bệnh để lọc máu thay cho thận. Phương pháp điều trị này khá đơn giản, có thể thực hiện tại nhà. Quá trình thực hiện cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tránh bị nhiễm trùng. Những nguy cơ sau khi thực hiện phương pháp lọc màng bụng có thể xảy ra như:
- Tăng đường máu do dịch lọc màng bụng có nồng độ glucose 1,5g%, 2,5g% hoặc 4,25g%.
- Viêm phúc mạc, nhiễm trùng đường ra của ống thông do người bệnh không tuân thủ quy trình được hướng dẫn khi thực hiện tại nhà.
- Huyết áp bị hạ do siêu lọc rút ra nhiều dịch. Tỷ lệ tăng huyết áp tăng cao ở người bệnh xơ gan cổ chướng những ngày đầu.
- Mất nhiều protein qua lọc.
- Rối loạn nhịp tim, hạ thân nhiệt.
- Một số nguy cơ khác như rò rỉ dịch từ ổ bụng, tụt catheter vào trong hay ra ngoài ổ bụng, tắc catheter, chảy máu tại vị trí đặt catheter hay vào khoang phúc mạc.
Lọc màng bụng cho người suy thận độ 5
Chạy thận nhân tạo
Chạy thận nhân tạo là phương pháp phổ biến điều trị suy thận độ 5. Máy lọc máu sẽ giúp loại bỏ chất cặn bã và độc tố ra bên ngoài. Sau đó máu sạch sẽ được đưa trở lại cơ thể. Nếu điều trị bằng phương pháp này, người bệnh thường xuyên phải đến bệnh viện, tùy tình trạng mỗi người mà tần suất nhiều hay ít. Trong quá trình chạy thận nhân tạo, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng sau:
- Hạ huyết áp: Xảy ra ở 20-30% bệnh nhân. Nguyên nhân có thể do tốc độ bơm máu cao, quá trình siêu lọc diễn ra quá mức, dịch lọc có nhiệt độ cao hoặc do bệnh nhân dùng các thuốc trị huyết áp trước khi lọc thận, bệnh nhân có các bệnh lý tim mạch như suy tim, rối loạn nhịp tim,...
- Chuột rút: Thường do hạ huyết áp, quá trình siêu lọc quá mức hoặc dịch lọc có nồng độ natri thấp. Chuột rút xảy ra ở 5-20% bệnh nhân.
- Buồn nôn và nôn: Xảy ra ở 5-15% bệnh nhân, là hội chứng sớm của hội chứng mất cân bằng thẩm thấu, thường liên quan đến hạ huyết áp.
- Đau ngực, đau lưng: Thường gặp khi bệnh nhân thiếu máu cơ tim hoặc khi sử dụng bộ lọc lần đầu. Tỷ lệ gặp là 2-5% bệnh nhân.
- Ngứa: Ngứa xảy ra 5% bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Ngứa thường do bệnh nhân dị ứng với một số chất có trong dịch lọc.
Người bệnh suy thận độ 5 được chỉ định chạy thận nhân tạo
Ghép thận
Ghép thận là phương pháp sử dụng thận được hiến tặng để thay thế cho thận đã mất chức năng. Sau khi ghép thận mới, các chức năng của thận sẽ phục hồi hoạt động bình thường. Ghép thận có thể mang lại hiệu quả cao nhất trong 3 phương pháp nhưng chi phí cao và đòi hỏi nguồn thận hiến phù hợp. Một số biến chứng có thể gặp phải khi ghép thận như:
- Biến chứng miễn dịch: Tình trạng thải ghép là khi cơ thể phản ứng không tương thích với thận được hiến tặng, có thể xảy ra 1 hoặc nhiều lần trong năm đầu tiên sau phẫu thuật. Ngoài ra có thể xuất hiện bệnh thận mạn tính sau ghép nhưng tỷ lệ mắc thường ít gặp hơn thải ghép.
- Biến chứng bệnh nội khoa như suy thận, hội chứng hư thận, hoại tử ống thận hoặc các bệnh lý như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, hồng cầu tăng đột biến, mất kiểm soát lipid máu,...
- Biến chứng nhiễm khuẩn, xuất huyết, giảm bạch cầu, viêm độc lợi thận, viêm cầu thận,... do cơ thể phản ứng không phù hợp trong quá trình sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
Ghép thận giúp thay thế chức năng thận ở người suy thận độ 5
>>> XEM THÊM: Hướng dẫn thực đơn cho người chạy thận nhân tạo
Lời khuyên cho người bị suy thận độ 5
Bên cạnh phác đồ của bác sĩ, người bệnh suy thận độ 5 nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp nâng cao sức khỏe, từ đó điều trị hiệu quả hơn. Cụ thể:
- Không nên ăn: Trái cây có nhiều kali (chuối, bơ, mơ, kiwi, cam, bưởi,...), đồ ăn nhanh: Những thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh,...
- Nên ăn: Thực phẩm chứa ít đạm (bí đỏ, bí xanh, su su, bắp cải, ớt chuông, hành tây,...), các loại quả (xoài, đu đủ, nho, việt quất, dứa,...), sử dụng chất béo có nguồn gốc thực vật như đậu nành, dầu mè để nạp chất béo tốt cho cơ thể.
Để cải thiện triệu chứng suy thận độ 5, nâng cao chất lượng cuộc sống, nhiều người bệnh tin tưởng kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là cao dành dành. Nghiên cứu tại Trung Quốc vào năm 2017 cho thấy, chiết xuất từ quả và thân cây dành dành có tác dụng làm giảm tình trạng thiếu máu tại thận, chống xơ hóa và giảm tổn thương tế bào thận.
Thảo dược dành dành tốt cho người suy thận
Sản phẩm còn là sự kết hợp với các thảo dược và hoạt chất quý khác như đan sâm, mã đề, râu mèo, linh chi đỏ,... sản xuất theo công nghệ lượng tử tiên tiến giúp bổ thận, lợi tiểu, hỗ trợ cải thiện triệu chứng phù, tăng cường chức năng thận,... từ đó làm chậm tiến triển của suy thận độ 5.
Theo khảo sát của VN-Economy năm 2021, tỷ lệ người dùng sản phẩm chứa các thành phần trên cải thiện triệu chứng tiểu nhiều lần trong đêm, đau ngang thắt lưng, tê bì chân tay, phù, mất ngủ, suy giảm sinh lý lên đến 92,9%. Bạn nên sử dụng càng sớm càng tốt nhé. Nếu có thắc mắc nào, hãy bình luận để được giải đáp!
Bình luận