Bệnh suy thận nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong. Do đó, cần phải nắm bắt được dấu hiệu bệnh suy thận để chủ động hơn trong việc điều trị. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những dấu hiệu nhận biết căn bệnh nguy hiểm này.

Suy thận là gì?

Suy thận là tình trạng chức năng thận bị suy giảm. Khi thận bị tổn thương, chất thải và nước sẽ ứ đọng trong cơ thể gây tổn thương đến cấu trúc thận và các cơ quan khác. Suy thận nếu để lâu có thể dẫn đến suy thận mạn tính, phải điều trị bằng phương pháp lọc máu. Một số trường hợp suy thận nặng mà không tìm được thận ghép phù hợp hay không đủ kinh phí điều trị có thể dẫn đến tử vong.

Suy-than-la-gi.webp

Suy thận là gì?

Suy thận được phân thành 2 loại: 

+ Suy thận cấp tính: Diễn ra trong thời gian ngắn. Bệnh có thể khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm, đôi khi cũng có khả năng chuyển thành suy thận mạn tính.

+ Suy thận mạn tính: Suy thận cấp diễn ra trong thời gian dài, thận giảm 1/3 chức năng trong vòng 3 tháng mà không thể khôi phục thì được gọi là suy thận mạn tính. Các biện pháp điều trị suy thận mạn tính hiện nay chỉ có tác dụng làm chậm diễn biến của bệnh, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Khi người bệnh bị suy thận giai đoạn cuối, chức năng thận giảm đến 90%, lúc này sẽ được chỉ định điều trị thay thế thận bằng cách thẩm phân phúc mạc, lọc máu định kỳ hay ghép thận.

>>> Xem thêm: Những tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh suy thận là gì?

Dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận

Nhận biết sớm những dấu hiệu bệnh suy thận sẽ giúp điều trị sớm, mang đến hiệu quả cao hơn. Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh sớm:

Mệt mỏi

Thận khỏe mạnh sẽ tạo ra một loại hormone có tên là erythropoietin. Đây là chất có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh tế bào hồng cầu mang oxy, duy trì hoạt động của cơ thể. Suy thận sẽ khiến cho lượng erythropoietin tiết ra ít hơn, đồng nghĩa với việc lượng oxy ít được vận chuyển đến thần kinh và các cơ. Vì vậy, người bệnh nhanh chóng cảm thấy người mệt mỏi.

Suy thận làm cho erythropoietin tiết ra ít hơn, dẫn đến mệt mỏi

Suy thận làm cho erythropoietin tiết ra ít hơn, dẫn đến mệt mỏi

Khó thở

Theo các chuyên gia ở Viện giáo dục y tế Mỹ, khó thở liên quan đến bệnh thận có thể xuất phát từ nguyên nhân sau: Do lượng nước dư thừa trong cơ thể có thể tích tụ lại, nếu đột nhiên bạn bị khó thở không rõ nguyên nhân hoặc khi ngủ ngáy thì cần đi khám càng sớm càng tốt.

Khó thở là một trong những dấu hiệu bệnh suy thận đã trở nên nghiêm trọng. Những chất lỏng không được đào thải mà tích tụ tại phổi tạo cảm giác khó thở. Bên cạnh đó, sự suy giảm số lượng tế bào hồng cầu cũng khiến cho lượng oxy không đủ cung ứng cho cơ thể, gây nên tình trạng hơi thở ngắn, khó thở.

>>>XEM THÊM: Thận yếu có dấu hiệu điển hình nào – Cách chữa trị hiệu quả

Phù nề

Thận có nhiệm vụ lọc sạch chất thải trong cơ thể. Khi bị suy thận, các chức năng trên suy giảm dẫn đến chất độc sẽ tích tụ lại trong cơ thể gây sưng phù tại một số khu vực như: Phù nề mặt, sưng tấy chân tay,…

Phù nề là một trong những dấu hiệu của suy thận

Phù nề là một trong những dấu hiệu của suy thận

Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn

Suy thận có thể dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Nguyên nhân chính là do thiếu oxy và lượng máu lên não. Chất thải bị tích tụ quá nhiều trong máu (chứng ure máu) cũng là một trong những nguyên nhân gây buồn nôn.

Cảm giác ớn lạnh, rùng mình

Nhiều bệnh nhân bị suy thận thường xuất hiện cảm giác lạnh tay, chân, bàn tay, lan đến vùng đầu gối, khuỷu tay. Kèm theo những triệu chứng trên, bệnh nhân xuất hiện chứng đau nhức lưng, mỏi gối, tinh thần mệt mỏi. Thận khỏe mạnh sẽ sản xuất ra những loại hormone kích thích cơ thể tạo ra các tế bào máu đỏ mang oxy. Bệnh thận có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất ra hormone gây ra tình trạng thiếu máu. Thiếu máu và bệnh thận có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng bao gồm cả hiện tượng cảm thấy ớn lạnh.

Hơi thở có mùi

Hơi thở có mùi là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy thận của bạn đang có vấn đề. Hơi thở có mùi là do việc xử lý chất thải tích tụ trong cơ thể không tốt. Nếu nó đi kèm với biểu hiện khác như thay đổi khẩu vị, chán ăn thì có thể thận của bạn đang không làm đúng chức năng. Sự suy giảm chức năng thận sẽ làm nồng độ ure trong máu tăng cao, hình thành chứng ure máu. Chứng bệnh trên sẽ khiến thức ăn đi vào cơ thể khác đi, tạo mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Ngoài ra, người mắc bệnh thận còn giảm sự thèm ăn, có vị kim loại trong miệng.

Vấn đề về tiểu tiện

Ở những người khỏe mạnh, số lần đi tiểu trong một ngày thường dao động từ 6-7 lần. Tuy nhiên, người mắc bệnh thận có xu hướng đi tiểu nhiều, đặc biệt là tiểu về đêm. Ban đầu, có thể tiểu 2 lần hoặc tiểu quá 1/4 so với lượng nước tiểu ban ngày. Đối với trường hợp bệnh nặng, có thể 1-2 tiếng đi tiểu một lần. Quan sát sẽ nhận thấy nước tiểu  lẫn bọt, màu đậm hoặc nhạt, đôi khi tiểu ra máu. Bệnh nhân cảm thấy khó hoặc đau buốt khi đi tiểu.

Tiểu đêm nhiều lần- suy thận lúc nào không hay

Tiểu đêm nhiều lần - suy thận lúc nào không hay

Một số thay đổi phổ biến như: Đi tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu ít, tiểu ra máu, tiểu có bọt, tiểu buốt… đều có thể do bệnh thận gây ra.

Đau lưng

Đau lưng, mỏi chân, mỏi gối là những biểu hiện thường gặp ở người bị thận yếu. Người bệnh có thể cảm thấy khó khăn hơn khi khom người hoặc đứng. Những cơn đau ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động hàng ngày.

>>> Xem thêm: Người mắc bệnh suy thận có chữa được không? 

Thảo dược hỗ trợ điều trị suy thận an toàn, hiệu quả

Theo Đông y, cành và lá cây dành dành có vị đắng chát, tính hàn, thường dùng để chữa nhọt độc, đầu đinh, giúp làm lành vết thương và chữa các bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, giúp điều hòa huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch ở thận, tăng cường lưu thông máu. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, quả dành dành chứa nhiều hoạt chất, trong đó crocin - một chất thuộc nhóm carotenoid được phát hiện nhiều trong cây dành dành có tác dụng rất tốt trên các bệnh lý về thận, hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả. Crocin có nhiều tác dụng dược lý như: Cải thiện trí nhớ, chống co giật, chống trầm cảm, chống oxy hóa, kháng u, làm tǎng sự tiết mật. 

Để tăng cường tác dụng của dành dành, các nhà khoa học đã lấy vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp với nhiều dược liệu quý khác như: Hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề,… tạo nên thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng viên nén tiện dùng giúp tăng cường chức năng thận, cải thiện các triệu chứng sỏi thận, suy thận, cải thiện vi tuần hoàn thận, tăng mức thanh thải và khả năng lọc creatinin, ure, acid uric. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp lợi tiểu, điều hòa huyết áp, bổ thận, bồi bổ khí huyết, tăng cường năng lượng cho cơ thể, cải thiện tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng, thiếu máu, đáp ứng được mục tiêu điều trị triệu chứng phù, tăng huyết áp của người suy thận.

Sản phẩm có chiết xuất chính từ cây dành dành hỗ trợ điều trị suy thận an toàn, hiệu quả

Sản phẩm có chiết xuất chính từ cây dành dành hỗ trợ điều trị suy thận an toàn, hiệu quả

Bài viết đã thông tin về những dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận. Hãy tập thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành mỗi ngày để thận luôn khỏe mạnh, bạn nhé!

Bình luận