Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ cải thiện tình trạng suy thận hiệu quả. Vậy người bệnh suy thận độ 3 ăn gì để mau chóng hồi phục sức khỏe, ngăn chặn biến chứng? Cần lưu ý gì khi xây dựng thực đơn cho người bệnh? Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích trong bài viết này! TÌM HIỂU NGAY!

Suy thận độ 3 là gì?

Theo phân tích của Tổ chức Thận học Hoa Kỳ (NKF), bệnh suy thận được chia làm 5 cấp độ tương ứng với 5 giai đoạn phát triển của bệnh. Trong đó, suy thận độ 3 chính là giai đoạn mà tình trạng bệnh bắt đầu có những chuyển biến nặng nề, thận có dấu hiệu tổn thương nghiêm trọng hơn. 

Khi chuyển sang giai đoạn 3, chức năng thận đã bị suy giảm từ 70 - 80%

Khi chuyển sang giai đoạn 3, chức năng thận đã bị suy giảm từ 70 - 80%

Suy thận độ 3 sẽ khiến cho thận hoạt động không được tốt như bình thường. Dựa vào chỉ số tốc độ lọc cầu thận, suy thận độ 3 được chia thành hai giai đoạn 3a và 3b:

+ Giai đoạn 3a: Thận bị mất chức năng từ nhẹ đến trung bình, tốc độ lọc cầu thận nằm trong mức từ 45 – 59 mL/phút/1,73m².

+ Giai đoạn 3b: Tổn thương thận từ trung bình đến nặng, tốc độ lọc cầu thận nằm trong mức khoảng từ 30 – 44 mL/phút/1,73m².

>>> Xem thêm: Cách trị tiểu đêm nhiều lần

Dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận độ 3

Dưới đây sẽ là 5 dấu hiệu giúp bạn nhận biết về bệnh suy thận độ 3:

1. Sự bất thường khi đi tiểu

Suy thận độ 3 sẽ khiến người bệnh gặp phải một số vấn đề khi đi tiểu như: Nước tiểu có bọt, màu sắc thay đổi, tiểu nhiều về đêm, lượng nước tiểu ít đi hoặc nhiều hơn bình thường. Không những thế, người bệnh rất dễ gặp phải tình trạng đi tiểu ra máu hay đạm niệu.

Bất thường khi đi tiểu là triệu chứng của suy thận độ 3

Bất thường khi đi tiểu là triệu chứng của suy thận độ 3

2. Tình trạng đau nhức

Khi bị suy thận độ 3, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đau lưng, đau cạnh sườn. Những cơn đau này sẽ khiến bạn dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận biết chúng, bởi vì, tình trạng đau lưng do suy thận độ 3 sẽ không quá dữ dội, thường đau ở những vị trí mô mềm. Thế nhưng, đôi khi, cơn đau quặn thắt có thể xuất phát từ vùng thận rồi lan xuống hố chậu và lan dần xuống đùi.

3. Chân tay co quắp do bị chuột rút

Có thể bạn chưa biết, thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng điện giải cho cơ thể. Khi chức năng của thận bị suy giảm, kéo theo đó là sự rối loạn của hàm lượng các chất có trong máu. Đó chính là lý do tại sao người bị suy thận độ 3 thường gặp phải tình trạng chuột rút, tay chân co quắp rất khó chịu.

4. Biểu hiện sưng phù

Khi suy thận đã chuyển qua giai đoạn 3, tổn thương thận gia tăng mạnh, cơ thể sẽ bị tích nước. Biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng này là bị sưng phù, cảm giác da căng nhưng lại hơi bọng nước. Bọng mắt, hai tay và hai chân là vị trí dễ bị sưng phù nhất.

Khi bị suy thận độ 3 sẽ có biểu hiện sưng phù

Khi bị suy thận độ 3 sẽ có biểu hiện sưng phù

5. Người mệt mỏi, xanh xao

Thận không những có chức năng đào thải mà còn làm nhiệm vụ sản sinh ra các hormone để kích thích tạo tế bào hồng cầu cho cơ thể. Khi bị suy thận độ 3, đồng nghĩa với việc chức năng của thận bị suy giảm nghiêm trọng. Lúc này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tái tạo tế bào hồng cầu, dẫn tới tình trạng thiếu máu và người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, người luôn xanh xao.

>>> Xem thêm: Tỷ lệ mắc suy thận mạn ngày càng gia tăng

Chế độ dinh dưỡng cho người bị suy thận độ 3 cần đảm bảo những gì?

Đối với người bị suy thận độ 3, chế độ ăn uống lành mạnh cần đảm bảo những yếu tố sau:

+ Ăn thực phẩm giàu protein và kali (nếu nồng độ trong máu cao hơn bình thường).

+ Tiêu thụ một số loại ngũ cốc, trái cây và rau quả (khi kali và phốt pho ở mức bình thường).

+ Hạn chế phốt pho để giúp PH ở mức bình thường, ngăn ngừa bệnh xương và bảo tồn chức năng thận.

+ Giảm tiêu thụ canxi.

+ Cắt giảm carbohydrate.

+ Giảm chất béo bão hòa để giúp giảm cholesterol.

+ Giảm natri cho những người bị huyết áp cao hoặc giữ nước bằng cách cắt bỏ thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn.

+ Hạn chế canxi nếu nồng độ trong máu quá cao.

>>> Xem thêm: Bệnh suy thận và nguy cơ thiếu máu

Người bị suy thận độ 3 ăn gì là tốt nhất?

Người bị suy thận độ 3 nên ăn gì để cải thiện sức khỏe?

Người bị suy thận độ 3 nên ăn gì để cải thiện sức khỏe?

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với người bị suy thận là thách thức không hề đơn giản. Bạn phải đảm bảo cung cấp đủ lượng calo cần thiết, loại chất béo để duy trì mức cân nặng lý tưởng, cũng như lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu. Vậy người suy thận độ 3 ăn gì thì tốt nhất? Dưới đây là lưu ý thực đơn dành cho người bị suy thận:

Súp lơ

Súp lơ xanh là một loại rau bổ dưỡng có nhiều dưỡng chất như: Vitamin C, K, B. Không những vậy, súp lơ còn có đầy đủ các hợp chất chống viêm như indoles và một nguồn chất xơ tuyệt vời. 

Quả việt quất

Quả việt quất chứa nhiều chất dinh dưỡng và là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt. Có thể bạn chưa biết, loại quả này chứa chất chống oxy hóa được gọi là anthocyanins, có thể bảo vệ chống lại bệnh tim, một số bệnh ung thư, suy giảm trí tuệ và tiểu đường hiệu quả.

Quả việt quất rất tốt cho người bị suy thận độ 3

Quả việt quất rất tốt cho người bị suy thận độ 3

Việt quất cũng là món lý tưởng để đưa vào danh sách câu trả lời cho câu hỏi người bệnh thận nên ăn gì, vì loại quả này có ít natri, phốt pho và kali.

Nho đỏ

Nho đỏ không chỉ ngon, mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Trong nho đỏ chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa được gọi là flavonoid, đã được chứng minh là làm giảm viêm, có lợi cho sức khỏe của tim và chống lại bệnh tiểu đường, suy giảm nhận thức.

Hạt mắc ca

Hầu hết các loại hạt có hàm lượng phốt pho cao và không được khuyến cáo cho những người mắc bệnh thận, đặc biệt là suy thận độ 3. Tuy nhiên, hạt mắc ca lại là một lựa chọn ngon và phù hợp cho những người có vấn đề về thận. Loại hạt này có hàm lượng phốt pho thấp hơn nhiều so với các loại hạt phổ biến như đậu phộng và hạnh nhân. Không những vậy, loại hạt này còn cung cấp các loại chất béo lành mạnh, vitamin B, magie, đồng, sắt và mangan tốt cho sức khỏe.

Người bị suy thận nên bổ sung quả mắc ca vào thực đơn hàng ngày

Người bị suy thận nên bổ sung quả mắc ca vào thực đơn hàng ngày

Lòng trắng trứng

Mặc dù lòng đỏ trứng rất bổ dưỡng nhưng lại chứa lượng phốt pho khá cao, nên thường không được sử dụng cho người mắc bệnh suy thận. Vậy nên, lòng trắng trứng là nguồn cung cấp protein an toàn với thận. 

>>> Xem thêm: Giải pháp hữu hiệu cho người suy thận giai đoạn cuối

Thảo dược hỗ trợ điều trị suy thận an toàn, hiệu quả

Hiện nay, bên cạnh những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và tập luyện, các chuyên gia khuyến khích người bị suy thận nên sử dụng kết hợp các thảo dược giúp cải thiện và tăng cường chức năng thận, tiêu biểu như dành dành. Theo Đông y, cành và lá cây dành dành có vị đắng chát, tính hàn, thường dùng để chữa nhọt độc, đầu đinh, giúp làm lành vết thương và chữa các vấn đề liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, giúp điều hòa huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch ở thận, tăng cường lưu thông máu. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, quả dành dành chứa nhiều hoạt chất, trong đó, crocin - một chất thuộc nhóm carotenoid được phát hiện nhiều trong cây dành dành có tác dụng rất tốt trên các vấn đề về thận, hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả.  

Sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả

Sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả

Để tăng cường tác dụng của dành dành, các nhà khoa học đã lấy thảo dược này làm thành phần chính, kết hợp với nhiều dược liệu quý khác như đan sâm, mã đề, bạch phục linh,… tạo nên viên nén tiện dùng. Nhờ những thành phần thảo dược rất tốt kể trên, sản phẩm giúp phòng ngừa, cải thiện chức năng thận, hỗ trợ điều trị sỏi thận, làm chậm tiến trình suy thận, giảm nhu cầu lọc máu ở người bị suy thận, ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những yếu tố nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận, viêm cầu thận,...

Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: Người suy thận độ 3 nên ăn gì? Hãy tập thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành mỗi ngày để thận luôn khỏe mạnh, bạn nhé!

Bình luận