Thiếu máu là một trong những vấn đề cấp thiết mà bệnh nhân suy thận dễ gặp phải hiện nay. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không nhận biết được dấu hiệu của thiếu máu hay chủ quan mà không điều trị khiến bệnh tiến triển ngày càng nặng hơn và việc điều trị gặp phải khó khăn.

Khi mắc suy thận mạn tính, người bệnh phải đối mặt rất nhiều nguy cơ về sức khỏe, trong đó, đa số các trường hợp đều bị thiếu máu. Thực trạng này đã được các chuyên gia tổng kết qua số liệu của báo cáo tại khoa Thận Nhân tạo (bệnh viên Bạch Mai, Hà Nội) gần đây: 5,4 % bệnh nhân bị thiếu máu nặng; 25,2% trường hợp thiếu máu vừa và 52,5% người bệnh bị thiếu máu nhẹ.

Tuy nhiên, ở trường hợp thận bị suy thì thiếu máu thường xảy ra trong thời gian dài, tiến triển nặng dần, sức khỏe của người bệnh cũng thích nghi dần với tình trạng này nên rất ít triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn nhẹ và vừa. Một số dấu hiệu gợi ý bạn bị thiếu máu là: tim đập nhanh, khó thở, chán ăn, khó tiêu, da xanh xao, tóc khô, giảm ham muốn trong đời sống tình dục, đau cơ…

benh-nha-suy-than-de-bi-thieu-mau

Bệnh nhân suy thận dễ bị thiếu máu.

Tình trạng thiếu máu nặng dần kết hợp với chức năng thận bị suy giảm khiến sức khỏe của người bệnh giảm sút trầm trọng. Đặc biệt, hậu quả mà thiếu máu mang lại sẽ là nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và dễ dẫn tới tử vong nếu không cứu chữa kịp thời. Do đó, cải thiện tình trạng thiếu máu cũng là một trong những mục tiêu điều trị quan trọng đối với bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận. Để đáp ứng mục tiêu này, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia, bổ sung sắt bằng các thuốc hoặc qua đường ăn uống và phải lọc máu nếu đã ở giai đoạn nặng.

Thu Hường

 

Bình luận