Ngày Thế giới Phòng chống Béo phì 4/3: Những tác hại của béo phì
Theo WHO, trên thế giới hiện đang có hơn 650 triệu người trưởng thành bị béo phì, dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nhân Ngày Thế giới Phòng chống Béo phì 4/3, hãy cùng Dược phẩm Á Âu tìm hiểu về những tác hại của tình trạng này và tham khảo giải pháp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng nhé.
Lịch sử hình thành Ngày Thế giới Phòng chống Béo phì 4/3
Với sự gia tăng chóng mặt của tỷ lệ béo phì và những tác hại nghiêm trọng của bệnh, ước tính đến năm 2025, sẽ có khoảng 167 triệu người, bao gồm cả người lớn và trẻ em gặp vấn đề sức khỏe vì thừa cân, béo phì. Nhằm gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn cầu, ngày Thế giới Phòng chống Béo phì được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng 3, bắt đầu từ năm 2020.
Ngày Thế giới Phòng chống Béo phì giúp nâng cao nhận thức về tác hại của béo phì
Thừa cân, béo phì là gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới WHO, thừa cân, béo phì là tình trạng tích lũy mỡ vượt quá mức bình thường trong cơ thể. Béo phì được xác định dựa trên chỉ số khối cơ thể BMI, tính cân nặng (đơn vị kilogram) chia cho bình phương của chiều cao (đơn vị mét). Trong đó:
- Chỉ số BMI từ 25,0 - 29,9 được phân loại vào tình trạng thừa cân.
- Chỉ số BMI từ 30,0 trở lên được xếp vào tình trạng béo phì.
Béo phì được xác định dựa trên chỉ số khối cơ thể BMI
Những hậu quả khôn lường của béo phì
Không chỉ gây ngoại hình quá khổ, chảy xệ, khiến người bệnh mặc cảm, tự ti, mà thừa cân, béo phì còn có thể dẫn đến nhiều tác hại đối với sức khỏe như:
Gây các bệnh tim mạch
Người bị thừa cân, béo phì thường gắn liền với vấn đề rối loạn lipid máu, hay còn gọi là mỡ máu cao. Tích tụ lượng mỡ lớn trong cơ thể thời gian dài sẽ gây xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Mặt khác, xơ vữa động mạch cản trở dòng máu lưu thông, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể, lâu ngày tim bị quá tải và hậu quả là suy tim.
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Bệnh tiểu đường typ 2
Bên cạnh bệnh lý tim mạch, béo phì cũng là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh tiểu đường typ 2. Đó là bởi tích lũy lượng mỡ cao trong cơ thể có thể gây tăng đề kháng hormon điều hòa đường huyết - Insulin, làm tăng đường máu.
Nguy cơ ung thư
Theo nhiều nghiên cứu, người bị béo phì có tỷ lệ mắc các bệnh ung thư như ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư thực quản, ung thư gan… cao hơn người có cân nặng bình thường. Điều này có thể do người béo phì có lượng cholesterol máu cao, làm giảm khả năng diệt tế bào ung thư của hệ miễn dịch.
Các bệnh xương khớp
Trọng lượng cơ thể tăng, tạo áp lực lên hệ thống xương khớp, khiến người thừa cân, béo phì dễ mắc các bệnh viêm khớp, loãng xương, thoái hóa khớp, gout… với những cơn đau triền miên.
Người bị béo phì dễ mắc các bệnh về xương khớp hơn người bình thường
Bệnh đường tiêu hóa
Béo phì làm tích lũy mỡ thừa ở nhiều cơ quan trong cơ thể, mỡ bám vào thành ruột gây rối loạn tiêu hóa, táo bón. Mỡ tích tụ nhiều tại gan gây bệnh gan nhiễm mỡ, nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ dẫn tới viêm gan, xơ gan và cuối cùng là ung thư gan.
Giải pháp giảm thừa cân, béo phì hưởng ứng ngày Thế giới Phòng chống béo phì 4/3
Để ngăn chặn tình trạng thừa cân, béo phì, mỗi chúng ta cần:
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế ăn các thực phẩm và đồ uống chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường, muối như: Đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, bánh, kẹo, nước ngọt, nước có ga. Thay vào đó, hãy ăn nhiều các thực phẩm tốt cho sức khỏe như: rau, củ, trái cây tươi, thịt trắng và các loại cá tốt cho tim mạch…
- Tập luyện thường xuyên, duy trì vóc dáng cân đối: Hoạt động thể chất giúp đốt cháy năng lượng, tăng tiêu thụ mỡ thừa, giúp giảm thừa cân, béo phì. Đồng thời, tập thể dục còn giúp cải thiện sức khỏe chung, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường…
Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý góp phần kiểm soát cân nặng
Bên cạnh 2 biện pháp chính là chế độ ăn uống và luyện tập, có một giải pháp từ thảo dược hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm thừa cân, béo phì được nhiều chuyên gia đánh giá cao và nhiều người sử dụng hiệu quả. Đó là sử dụng viên uống thảo dược thành phần chính cao lá sen. Từ hàng ngàn năm trước, lá sen đã nổi tiếng với công dụng giảm mỡ thừa, giảm béo. Ngày nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra lá sen giúp giảm cholesterol xấu trong máu, tăng cholesterol tốt, tăng chuyển mỡ dư thừa từ máu vào mô, giúp giảm trọng lượng cơ thể một cách nhẹ nhàng, khỏe khoắn.
Ngoài cao lá sen, sản phẩm còn chứa cao hoàng bá, tỏi, tinh chất nghệ, sản xuất bằng công nghệ Lượng tử, tác động toàn diện lên các chỉ số mỡ, hỗ trợ giảm tích lũy mỡ thừa. Nhờ đó, sử dụng sản phẩm thành phần chính cao lá sen hỗ trợ kiểm soát cholesterol máu, giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não.
Để tìm hiểu thêm hoặc nhận tư vấn của chuyên gia về việc điều trị máu nhiễm mỡ bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp theo số điện thoại 0243.8461530 nhé.
>>> Xem thêm: Bị mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?
Bình luận