Khiếm thính là gì? Các mức độ của bệnh 

Khiếm thính là tình trạng một người có vấn đề về thính lực, suy giảm khả năng nghe so với người bình thường. Khiếm thính có thể ảnh hưởng tới 1 bên hoặc cả hai tai. Theo số liệu thống kê từ WHO, tính đến năm 2050 sẽ có khoảng 2.5 tỷ người sẽ mất thính lực trên toàn cầu. Trong đó, khoảng 1 tỷ người có thể mất thính lực vĩnh viễn.

Mất thính lực có nhiều cấp độ khác nhau. Hiện tại, mất thính lực sẽ được xác định dựa vào ngưỡng nghe được của người bệnh theo đơn vị decibel (dB) và tần số Hertz (Hz). Cụ thể, được chia thành các mức độ như sau:

  • Giảm thính lực nhẹ - không nghe được âm thanh ở 15 - 20dB: Người bệnh vẫn nghe thấy tiếng nói nhưng chỉ nghe được từng đoạn ngắn, không nghe thấy những âm thanh nhỏ như: tiếng thì thầm, lá xào xạc,... Hoặc nghe khó khăn hơn khi ở nơi có nhiều tiếng ồn xung quanh.
  • Khiếm thính nhẹ  - không nghe được âm thanh ở 26 - 40dB: Người bệnh thường xuyên yêu cầu người đối diện lặp lại trong một cuộc trò chuyện.
  • Khiếm thính trung bình - không nghe được âm thanh ở 40 - 69dB: Người khiếm thính mức độ này thậm chí không thể nghe thấy tiếng nói lớn. Họ có xu hướng nhìn vào môi người nói để hiểu câu chuyện.
  • Suy giảm thính lực trầm trọng -  không nghe được âm thanh ở 70 - 94dB: Ở mức độ này người bệnh không thể nghe thấy các âm thanh bình thường xung quanh.
  • Khiếm thính hoàn toàn - không nghe được âm thanh ở thấp hơn 95dB: Người bệnh không thể nghe thấy kể cả khi hét vào tai họ. Không thể giao tiếp nếu không có máy trợ thính.

khiem-thinh-hoan-toan-xay-ra-khi-ban-khong-nghe-duoc-am-thanh-nguong-95db

Khiếm thính hoàn toàn xảy ra khi bạn không nghe được âm thanh ngưỡng 95dB

Nguyên nhân gây ra tình trạng khiếm thính

Khiếm thính là bệnh lý do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể gặp ở nhiều giai đoạn khác nhau trong cuộc đời. Tùy thuộc vào mỗi giai đoạn, nguyên nhân gây ra khiếm thính có thể khác biệt nhau. Cụ thể như sau: 

Khiếm thính ở trẻ em

Nguyên nhân gây mất thính giác ở trẻ em có thể bao gồm:

Trước khi sinh: Khiếm thính bẩm sinh do khiếm khuyết vành tai, bất thường về hình dáng hoặc người mẹ mang thai mắc bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi,...

Trong khi sinh: Trẻ đẻ thiếu dưới 6 tháng, cân nặng khi sinh ra dưới 2kg hoặc sự can thiệp của sản khoa gây tổn thương não.

Sau khi sinh: Trẻ mắc một số bệnh nhiễm trùng (Viêm màng não mủ, viêm não, quai bị, sởi,...) hoặc các bệnh về tai (Viêm tai giữa). Bên cạnh đó, việc trẻ điều trị bởi những thuốc kháng sinh mạnh như quinin, streptomycin, gentamycin,... làm nhiễm độc thần kinh thính giác.

Khi trẻ nằm trong các trường hợp kể trên, cha mẹ cần chú ý theo dõi các biểu hiện của trẻ. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của việc nghe kém, hãy đưa trẻ đến viện ngay để được thăm khám và hướng dẫn điều trị.

Khiếm thính ở người lớn

Đến độ tuổi trưởng thành, đặc biệt là người trên 65 tuổi, chứng giảm thính lực càng ngày càng rõ rệt do một số nguyên nhân sau:

  • Làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với những âm thanh lớn gây tổn thương thính giác.
  • Vệ sinh tai không sạch sẽ, sự bám tụ của ráy tai cũng là một trong những nguyên nhân gây giảm thính lực.
  • Rách màng nhĩ khi bất cẩn trong sử dụng dụng cụ lấy ráy tai hoặc tai nạn giao thông, tiếp xúc với vụ nổ lớn.
  • Sử dụng những loại thuốc kháng sinh hay hóa trị liệu trong thời gian dài.
  • Tuổi càng cao càng gặp nhiều vấn đề về thính lực

khiem-thinh-xay-ra-do-cac-yeu-to-benh-ly-va-moi-truong

Khiếm thính có thể xảy ra do các yếu tố bệnh lý và môi trường

Cách xác định bạn có bị khiếm thính không?

Để xác định chính xác tình trạng khiếm thính, cần dựa vào các dấu hiệu lâm sàng kết hợp với các phương pháp kiểm tra, chẩn đoán Y khoa cụ thể. Tùy thuộc vào từng độ tuổi, những dấu hiệu hoặc phương pháp kiểm tra có thể sẽ khác nhau.

Dấu hiệu, triệu chứng khiếm thính lâm sàng

Dấu hiệu nhận biết một người mắc bệnh khiếm thính rất đơn giản. Cụ thể như sau:

  • Rất khó để có thể lắng nghe người khác nói gì, đặc biệt là những nơi có âm thanh lớn, ồn ào.
  • Thường xuyên mở nhạc, TV với âm lượng cao mới nghe rõ.
  • Có xu hướng nói to và không nghe rõ người khác nói qua điện thoại.
  • Cần người khác lặp lại trong câu chuyện thường xuyên.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi vì phải tập trung lắng nghe người khác nói.

Đối với trẻ nhỏ, một số biểu hiện sau có thể giúp cha mẹ đánh giá con mình có bị suy giảm thính lực hay không..

  • Biết nói muộn, ngơ ngác khi nghe người  khác nói chuyện.
  • Nói ngọng.
  • Không có phản ứng gì trước âm thanh, kể cả âm thanh lớn.
  • Khi nói chuyện, trẻ thường tập trung nhìn vào môi người nói.

Can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính có thể giúp con cải thiện hoạt động thường ngày. Vì vậy, ngay khi nhận thấy có một trong những dấu hiệu bất thường trên, hãy tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp chẩn đoán để xác định bệnh và mức độ hiện tại.

Chẩn đoán khiếm thính như thế nào?

Một số chẩn đoán tham khảo có thể tự đánh giá tại nhà như sau:

  • Trẻ dưới 3 tuổi: cha mẹ thực hiện vỗ tay, rung chuông,... sau lưng bé. Làm lại 3 lần và quan sát trẻ có ngoảnh đầu lại hay không.
  • Trẻ trên 3 tuổi: Cha mẹ lần lượt bịt từng bên tai và hướng về phía đối diện nói từng từ đơn giản và yêu cầu trẻ nhắc lại. Làm như vậy 4 đến 5 lần, nếu nhắc lại đúng hết thì trẻ có thính lực bình thường và ngược lại.
  • Người lớn: Kiểm tra các phản ứng của người bệnh với âm thanh và từ được phân phối về âm lượng, môi trường tiếng ồn.

Khi những đối tượng này không hoặc chỉ có phản ứng với những âm thanh lớn, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được đo thính lực. Phương pháp này giúp chẩn đoán chính xác khả năng thính lực ở người bệnh. Từ đó có những hướng giải quyết đúng và kịp thời.

de-xac-dinh-khiem-thinh-can-thuc-hien-cac-bai-kiem-tra-cu-the

Để xác định chính xác khiếm thính cần thực hiện các bài kiểm tra cụ thể

Ảnh hưởng của khiếm thính đến người bệnh

Khiếm thính ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là sự phát triển của trẻ nhỏ. Những khó khăn mà người bệnh khiếm thính có thể gặp phải, bao gồm:

  • Nói chuyện, giao tiếp hàng ngày.
  • Đọc khẩu hình miệng.
  • Hạn chế trong việc giao lưu, kết bạn và hình thành các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống.
  • Ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh, khiến họ cảm thấy khó chịu, cáu gắt,...

Ngoài ra, việc suy giảm thính giác cũng có thể tương tác với những vấn đề sức khỏe khác. Từ đó, gây ra suy giảm nhận thức, cảm giác bị cô lập và bị trầm cảm, mất trí nhớ.

Khiếm thính có chữa được không?

Suy giảm thính lực có chữa trị được hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Tuy nhiên với những trường hợp nặng, người bệnh có thể sử dụng một số thiết bị hỗ trợ để nghe thấy âm thanh, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Việc phát hiện sớm và có những biện pháp chữa trị kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cải thiện triệu chứng của người bệnh khiếm thính. Dù bất kỳ nguyên nhân nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được hướng dẫn và chữa trị kịp thời.

Các phương pháp điều trị khiếm thính hiện nay

Can thiệp càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Tùy từng nguyên nhân mà có nhiều phương pháp điều trị khác nhau.

Uống thuốc 

Nếu nguyên nhân giảm thính lực là do dị vật, ráy tai, yếu tố từ bên ngoài, thì bệnh hoàn toàn có thể được xử lý. Với các trường hợp khiếm thính đột ngột, người bệnh sẽ được điều trị bằng steroid trong vòng ít nhất 1 năm.

Máy trợ thính

Với những đối tượng khiếm thính nặng, trầm trọng, người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn và lựa chọn loại máy trợ thính phù hợp. Máy trợ thính là thiết bị điện tử nhỏ đeo bên tai. Thiết bị này không chữa khỏi hoàn toàn tình trạng khiếm thính mà chỉ có tác dụng khuếch đại âm thanh giúp người bệnh nghe to và rõ hơn. 

Cấy ghép ốc tai điện tử

Cấy ốc tai là sử dụng một thiết bị điện tử có điện cực cắm vào ốc tai thông qua phẫu thuật cấy ghép. Sau khi phẫu thuật, ốc tai điện tử sẽ thay thế các tế bào thần kinh thính giác và tạo ra các xung truyền lên não. Khi đó, người bệnh có thể nghe thấy âm thanh. Biện pháp này được khuyến nghị cho người khiếm thính mức độ trầm trọng và không còn đáp ứng với máy trợ thính

may-tro-thinh-giup-nguoi-benh-nghe-to-va-ro-hon

Máy trợ thính hỗ trợ giúp người bệnh nghe to và rõ hơn

Chăm sóc người khiếm thính tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng máy trợ thính hay bất kỳ một loại thiết bị nào khác theo chỉ định của bác sĩ, thì giáo dục và phục hồi chức năng cũng là một điều không thể thiếu giúp cải thiện tình trạng khiếm thính cho người bệnh.

Đào tạo và giáo dục người khiếm thính 

Hiện nay, có rất nhiều chương trình giáo dục dành cho người khiếm thính, đặc biệt là trẻ em. Ngoài ra, các biện pháp hỗ trợ đặc biệt giúp người khiếm thính rèn luyện được cách ăn nói tốt hơn, hòa nhập với xã hội. Những mô hình giáo dục người khiếm thính bao gồm: Đào tạo văn hóa, dạy nghề, Kỹ năng sống,...

Một số biện pháp khác có thể áp dụng tại nhà như:

  • Tập trung, chú ý quan sát khẩu hình người nói. 
  • Nhắc nhở người bệnh luyện tập đọc hình miệng của người khác mọi lúc mọi nơi.
  • Tạo một tâm thế vui vẻ và động viên khích lệ người bệnh.

Phục hồi chức năng thính giác

  • Huấn luyện nghe: Cho người bệnh tập luyện lắng nghe và chỉ cách phân biệt các loại âm thanh khác nhau;
  • Tập luyện nói chuyện với người khác. Hoàn thành một vài đoạn hội thoại ngắn.

Chăm sóc người bị khiếm thính không phải là một việc có thể xong trong ngày một ngày hai. Để mang lại kết quả tốt, giúp người khiếm thính có thể hòa mình vào xã hội, cần một công sức rất lớn từ phía gia đình, người thân.

Phòng ngừa khiếm thính như thế nào?

Ngoại trừ bẩm sinh thì khiếm thính, điếc tai là bệnh mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải nếu không phòng ngừa ngay từ bây giờ:

Phòng ngừa khiếm thính cho trẻ nhỏ bằng cách hạn chế các sang chấn sản khoa, người mẹ tránh sử dụng thuốc tây gây tổn thương thính giác khi đang mang thai. Tiêm chủng phòng tránh các bệnh do virus gây ra và nuôi con bằng sữa mẹ.

Phòng ngừa suy giảm thính lực ở người lớn do sự tác động từ môi trường và tránh làm nghiêm trọng thêm tình trạng mất thính lực do tuổi tác:

  • Luôn ý thức bảo vệ đôi tai: Hạn chế thời gian và cường độ tiếp xúc với những âm thanh lớn là cách bảo vệ tốt nhất. Nếu bạn phải làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn, hãy nút tai bằng bông, nhựa hoặc bịt tai chứa glycerin có thể giúp bảo vệ tai bạn khỏi những tác động của âm thanh lớn.
  • Kiểm tra thính giác thường xuyên nếu bạn làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn. Nếu có những biểu hiện của khiếm thính, hãy đi khám ngay để được chữa trị.
  • Các hoạt động như đi bar, cưỡi xe trượt tuyết, săn bắn, sử dụng công cụ điện hoặc nghe nhạc rock có thể làm tổn thương thính giác theo thời gian. Đeo các thiết bị bảo vệ và hạn chế các hoạt động sẽ tránh được các tổn thương. Từ đó, phòng tránh được tình trạng suy giảm thính lực khi lớn tuổi.

Bên cạnh việc sử dụng thiết bị trợ thính theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh khiếm thính nên kết hợp một số thảo dược từ thiên nhiên để hỗ trợ cải thiện nhanh hơn. Một số thảo dược người bệnh có thể tham khảo như: Cây cối xay, thục địa, đan sâm, cốt toái bổ,...

Đặc biệt, nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy, cây cối xay có tác dụng chống viêm, giảm đau tương đương diclofenac nên giúp cải thiện tình trạng khiếm thính, ù tai, nghe kém do mắc các bệnh viêm nhiễm ở tai hiệu quả.

su-dung-mot-so-loai-thao-duoc-giup-phong-ngua-kha-nang-bi-khiem-thinh

Sử dụng một số loại thảo dược sẽ giúp phòng ngừa khả năng bị khiếm thính

Khiếm thính không gây nguy hiểm chết người nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, hãy liên lạc tới số hotline 024.38461530 - 028. 62647169  để được tư vấn và giải đáp. Hy vọng qua bài viết này, độc giả sẽ hiểu hơn về cách nhận biết và có hướng điều trị đúng đắn và kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hearing-loss/symptoms-causes/syc-20373072

https://www.nhs.uk/conditions/hearing-loss/

https://www.healthyhearing.com/help/hearing-loss

Dược sĩ Mai Anh

Kim-thinh-box-sp-dpaa.jpg

Bình luận