Điếc tai là gì? Các loại điếc tai phổ biến

Điếc tai thường khá phổ biến và có nhiều loại điếc tai khác nhau. Bạn cần hiểu rõ về từng loại điếc tai để có thể nhận diện và lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp.

Điếc tai là hiện tượng gì?

Điếc tai (nghe kém, giảm thính lực) là tình trạng người bệnh bị suy giảm khả năng nghe ở một mức độ nào đó. Bạn có thể bị điếc một hoặc cả 2 bên tai. Thống kê cho thấy, khoảng 16% người trưởng thành ở Mỹ bị nghe kém. 

Khoảng 1/5 nam giới và 1/8 phụ nữ cho biết họ đã từng gặp ít nhất một vấn đề về thính lực. Viện NIA của Mỹ cũng thống kê rằng, 1/3 số người từ 65 đến 74 bị mất thính lực và 1/2 số người cao tuổi từ 75 trở đi bị chứng điếc tai. Tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ bị điếc tai cũng đang không ngừng gia tăng, đặc biệt là ở giới trẻ.

diec-tai-la-tinh-trang-kha-nang-nghe-bi-suy-yeu

Điếc tai là tình trạng khả năng nghe bị suy yếu đi

Các trường hợp điếc tai phổ biến hiện nay

Tai được cấu tạo từ 3 bộ phận gồm: Tai ngoài, tai giữa và tai trong. Mỗi cơ quan đóng vai trò riêng biệt trong quá trình chuyển đổi sóng âm thanh thành tín hiệu đi đến não, giúp não nhận biết được âm thanh. Khi một bộ phận nào đó trong tai bị tổn thương sẽ làm quá trình này bị gián đoạn và gây điếc lỗ tai. Dựa vào tổn thương ở từng bộ phận, điếc tai được phân loại như sau:

Điếc dẫn truyền: Xảy ra khi các rung động không truyền từ tai ngoài vào tai trong. Bệnh thường xảy ra do ráy tai tích tụ quá nhiều, nhiễm trùng tai ngoài hoặc tai giữa, thủng màng nhĩ,... 

Điếc tiếp nhận: Do các tế bào lông trong ốc tai bị hư hại. Các tế bào lông này có nhiệm vụ khuếch đại rung động âm thanh từ tai giữa đi vào tai trong. Sau đó, các rung động sẽ được chuyển đổi thành tín hiệu điện rồi truyền lên não qua các dây thần kinh thính giác. Khi con người già đi hoặc tiếp xúc thường xuyên với âm thanh lớn sẽ làm tế bào lông dần mất đi chức năng và gây điếc.

Điếc thần kinh thính giác: Xảy ra khi dây thần kinh thính giác (dây thần kinh số 8) bị tổn thương. Một số u lành tính phát triển trên dây thần kinh thính giác có thể là nguyên nhân khiến bạn bị điếc tai, nghe kém.

Điếc đột ngột: Đây là tình trạng khá nghiêm trọng, cần được cấp cứu y tế càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ điếc vĩnh viễn. Bệnh diễn ra rất nhanh, có thể kèm triệu chứng ù tai, chóng mặt. Khi bị bệnh điếc đột ngột, người mắc sẽ không thể nghe thấy gì chỉ sau một vài giờ. Nguyên nhân gây điếc tai đột ngột thường là do lưu thông máu kém. Ngoài ra, người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn cũng tiềm ẩn nguy cơ bị điếc đột ngột rất cao.

diec-dot-ngot-la-tinh-trang-nguoi-benh-bi-mat-thinh-luc-trong-thoi-gian-rat-nhanh

Điếc đột ngột là tình trạng người bệnh bị mất thính lực trong thời gian rất nhanh

Nguyên nhân gây điếc tai là gì?

Điếc thường bị hiểu lầm là bệnh lý chỉ gặp ở người già do tiến trình lão hóa của cơ quan thính giác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có rất nhiều yếu tố gây suy giảm khả năng nghe. Điển hình là:

  • Xuất hiện những vật cản như ráy tai, các chất lỏng ở tai làm âm thanh bị chặn lại và không thể truyền đến màng nhĩ của tai.
  • Do sử dụng thuốc điều trị như: thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc điều trị ung thư,… trong thời gian dài.
  • Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn, nghe tivi, nghe nhạc với âm lượng cao.
  • Mắc các bệnh lý như: U dây thần kinh thính giác, thủng màng nhĩ, viêm tai, chấn thương vùng đầu hoặc cổ…
  • Màng nhĩ bị tổn thương hoặc thủng do các nhiễm trùng, viêm nhiễm trong tai, do áp lực, do việc sử dụng tăm bông ngoáy tai quá mạnh,...
  • Một số bệnh lý khác như bệnh tiểu đường, huyết áp cao, nhiễm virus, vi khuẩn, bệnh tim, bệnh thận từng bị hoặc bị đột quỵ, chấn thương sọ não hoặc có các khối u chèn ép lên các thần kinh liên quan đến thính giác.
  • Di truyền: Một số trường hợp điếc tai cũng có thể xuất phát từ yếu tố di truyền như có người nhà bị bệnh xơ cứng tai.

Những dấu hiệu nhận biết điếc tai

Khi bị điếc tai, bạn sẽ nhận thấy có các triệu chứng như sau: 

  • Khó nghe và giao tiếp trong môi trường có tiếng ồn hoặc khi có nhiều người cùng nói chuyện.
  • Thường xuyên phải hỏi đi hỏi lại những điều người khác vừa nói.
  • Cảm thấy khó khăn hoặc đau, nhức tai khi giao tiếp bằng điện thoại.
  • Luôn bật tivi với âm lượng lớn, làm người bên cạnh cảm thấy khó chịu.
  • Có cảm nhận về những âm thanh lạ bên trong tai như: Tiếng u u, o o, e e,…
  • Phải tập trung cao độ để nghe người khác nói, điều này khiến bạn luôn mệt mỏi, căng thẳng. Trường hợp nặng hơn bạn có thể không nghe được ngay cả khi tiếng nói hoặc âm thanh ở cỡ lớn.

nguoi-bi-diec-thuong-gap-kho-khan-khi-noi-chuyen-dien-thoai

Người bị điếc tai thường gặp khó khăn khi nói chuyện điện thoại

Tai bị điếc có chữa được không?

Điếc tai gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc của người mắc. Theo các chuyên gia, tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân và tình trạng bệnh mà điếc tai có thể chữa được hay không. 

Theo chuyên gia, nếu phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị đúng thì thính lực hoàn toàn có thể phục hồi. Thực tế cũng cho thấy, rất nhiều người bị điếc đã cải thiện thính lực, nghe được trở lại sau thời gian ngắn.

Do đó, nếu đang nhận thấy thính lực bị suy giảm, bạn cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp càng sớm càng tốt.

Cách chữa bệnh điếc tai hiệu quả tại nhà

Sử dụng máy trợ thính, dùng thuốc hay sử dụng các sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên là những cách chữa bệnh điếc tai tại nhà phổ biến nhất.

Sử dụng máy trợ thính cải thiện khả năng nghe

Máy trợ thính là một thiết bị điện tử giúp khuếch đại âm thanh từ môi trường bên ngoài, nhờ đó người bị điếc tai nghe rõ hơn. Tuy nhiên, máy trợ thính chỉ phù hợp với người bị điếc nặng, điếc sâu và cần được thăm khám kỹ lưỡng và dùng loại phù hợp.

Dù có tác dụng giúp người bị điếc nghe tốt hơn nhưng máy trợ thính không có khả năng tăng cường sức nghe tự nhiên của đôi tai. Dùng máy trợ thính thường xuyên cũng khiến người bệnh phụ thuộc vào máy. Do đó, người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định dùng thiết bị này.

Sử dụng thuốc chữa điếc tai

Với mỗi nguyên nhân gây bệnh khác nhau, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc cụ thể. Các thuốc thường được dùng là thuốc tăng tuần hoàn máu nếu điếc do tuần hoàn máu kém, thuốc kháng sinh nếu bạn mắc các vấn đề viêm nhiễm ở tai…

su-dung-thuoc-chua-diec-tai

Sử dụng thuốc chữa điếc tai

Ngoài ra, việc bổ sung các vitamin và khoáng chất như: Kẽm, magie, vitamin B12, vitamin B6 cũng giúp tăng cường thính lực, cải thiện khả năng nghe hiệu quả.

Dùng thảo dược thiên nhiên tăng cường thính lực

Không chỉ tây y mà đông y cũng có rất nhiều vị thuốc quý giúp tăng cường thính lực hiệu quả. Các vị thuốc thường được sử dụng để chữa điếc tai là: Cối xay, thục địa, đan sâm, câu kỷ tử… Đặc biệt, nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy, cây cối xay có tác dụng chống viêm, giảm đau tương đương diclofenac nên giúp cải thiện điếc tai do mắc các bệnh viêm nhiễm ở tai hiệu quả. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn với cơ thể, không gây tác dụng phụ.

Tuy nhiên, sử dụng thảo dược theo cách sắc nấu thông thường sẽ tốn nhiều thời gian, công sức nên ít người có đủ kiên nhẫn để thực hiện trong thời gian dài. Hơn nữa, dùng thảo dược đun nước uống cũng không tận dụng được tối đa những hoạt chất quý có trong các dược liệu.

Bởi vậy, ngày nay, các chuyên gia khuyên người bệnh nên tìm đến sản phẩm có thành phần từ thảo dược thiên nhiên được bào chế thành dạng viên nén tiện dùng có thành phần chính từ cây cối xay kết hợp cùng: Đan sâm, thục địa. vảy ốc... Sản phẩm này được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, giữ nguyên những hoạt chất quý của thảo dược mà lại rất tiện lợi trong quá trình sử dụng.

cay-coi-xay-tot-cho-nguoi-bi-diec-tai

Cây cối xay tốt cho người bị điếc tai

Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Nếu trường hợp điếc tai của bạn sau khi đã áp dụng những phương pháp trên nhưng không hiệu quả, bạn cần tiến hành liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám. Bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp chẩn đoán phù hợp để xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.

Cách phòng ngừa điếc tai

Để phòng ngừa điếc tai, bạn cần có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý. Cụ thể:

  • Bảo vệ đôi tai bằng cách hạn chế thời lượng và cường độ tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Nếu công việc thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn thì bạn nên sử dụng dụng nút bịt tai để thính lực không bị ảnh hưởng.
  • Kiểm tra thính lực thường xuyên nếu bạn làm việc trong môi trường ồn ào hoặc là người cao tuổi, người mắc các bệnh lý như: Viêm nhiễm ở tai, u dây thần kinh thính giác, thủng màng nhĩ.
  • Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường bổ sung thực phẩm tốt cho thính lực như: Rau xanh, cá, bông cải xanh, rau bina.
  • Luyện tập thường xuyên cũng là cách giúp phòng ngừa điếc tai hiệu quả. Bạn có thể thực hiện các bài tập như: Thiền, yoga, đi bộ, chạy...

Điếc tai tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng tới giao tiếp, công việc và sức khỏe của người bệnh. Do đó, nếu đang có vấn đề về thính lực, bạn không nên chủ quan mà hãy tìm cho mình phương pháp điều trị phù hợp càng sớm càng tốt. Nếu còn băn khoăn về tình trạng điếc tai, bạn hãy liên hệ ngay tới tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ tốt nhất.

Nguồn tham khảo:

https://www.healthyhearing.com/help/hearing-loss

https://www.webmd.com/a-to-z-guides/hearing-loss-causes-symptoms-treatment

https://medicalnewstoday.com/articles/249285

Dược sĩ Mai Anh

Kim-thinh-box-sp-dpaa.jpg

Bình luận