Mọi điều cần biết về máy trợ thính và cách sử dụng an toàn
Máy trợ thính là thiết bị gì?
Máy trợ thính là một thiết bị điện tử nhỏ, được đ eo trong hoặc gắn phía sau tai với mục đích khuếch đại âm thanh giúp người dùng có thể nghe rõ ràng và giao tiếp như người bình thường trong bất kỳ điều kiện hay môi trường nào. Máy được ra đời phục vụ cho những người suy giảm thính lực. Máy thường chạy bằng pin và được thiết kế đủ nhỏ để đeo trong hoặc sau tai người dùng.
Thiết bị này không giúp cải thiện chức năng thính giác của người khiếm thính. Nhưng nó có khả năng giúp người suy giảm thính lực nghe thấy âm thanh rõ ràng hơn. Các máy trợ thính đều bao gồm những bộ phận sau:
- Một micro nhỏ để thu âm thanh.
- Một chip khuếch đại âm thanh và xử lý chúng.
- Một loa truyền tín hiệu âm thanh.
- Một pin cung cấp năng lượng cho máy hoạt động.
Máy trợ thính hoạt động bằng cách tác động lên một số tế bào lông nhỏ khỏe mạnh còn lại, thu nhận âm thanh do thiết bị phát ra và gửi những thông tin đó tới não bộ dưới dạng tín hiệu thần kinh thông qua dây thần kinh thính giác.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại, được thiết kế phù hợp với nhu cầu và túi tiền của từng người. Một số loại máy phổ biến bao gồm: máy trợ thính không dây, máy trợ thính có dây và máy trợ thính siêu nhỏ.
Máy trợ thính hỗ trợ người khiếm thính thu nhận âm thanh
Khi nào cần đeo máy trợ thính?
Bạn được khuyến cáo nên đeo máy trợ thính khi gặp những vấn đề liên quan đến suy giảm thính lực nặng hoặc mất thính lực. Tuy vậy, hiện nay có khá nhiều người đang lạm dụng máy trợ thính trong những trường hợp không cần thiết.
Rất nhiều người, ngay khi nhận thấy tình trạng suy giảm thính lực hay có người thân bị khiếm thính đều lên mạng và tìm mua thiết bị này. Đây là một sai lầm, việc tự ý sử dụng thiết bị trợ thính có thể dẫn tới nhiều nguy cơ như: Ù tai, đau tai, thính giác suy yếu ngày một trầm trọng hơn có thể gây ra điếc vĩnh viễn.
Tình trạng khiếm thính của mỗi người là không giống nhau về nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Vì thế, không phải ai bị khiếm thính hoặc có những dấu hiệu của suy giảm thính lực, cũng cần sử dụng thiết bị trợ thính.
Đặc biệt với những trường hợp suy giảm thính lực kèm theo các bệnh khác như: tai bị viêm, nhiễm khuẩn tai, chảy dịch mủ tai,... thì tuyệt đối không được sử dụng máy trợ thính. Để đảm bảo an toàn cũng như tránh “tiền mất tật mang”, hãy tới các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng thăm khám, xác định nguyên nhân và hướng dẫn.
Người bệnh chỉ sử dụng máy trợ thính khi bác sĩ yêu cầu
Ưu - nhược điểm khi đeo máy trợ thính
Bất kỳ một thiết bị nào hỗ trợ con người cũng đều sẽ có mặt lợi, mặt hại và máy trợ thính cũng vậy. Cụ thể như sau:
Ưu điểm của máy trợ thính: Giúp người bệnh nghe to và rõ hơn kể cả những âm thanh nhỏ hay trong điều kiện môi trường ồn ào. Bên cạnh đó, thiết bị này còn giúp nâng cao đời sống thể chất và tinh thần cho người bệnh.
Nhược điểm của máy trợ thính:
- Lệ thuộc nhiều vào máy trợ thính mà không sử dụng thuốc hay các phương pháp khác theo chỉ định của bác sĩ. Dẫn tới thính giác không những không thể hồi phục mà còn làm tình trạng thính lực suy giảm ngày một nặng hơn.
- Tích tụ nhiều ráy tai đối với các loại máy gắn ở khoang tai, làm bệnh trở nên nặng nề hơn.
- Sử dụng đôi khi có phần nhiều bất tiện do chưa quen hay rơi rớt khi làm việc, vận động.
- Giá thành rất cao
- Nguy cơ cao gây điếc tai nặng hơn nếu không sử dụng đúng cách.
Những lưu ý cần biết khi sử dụng máy trợ thính
Sau khi lựa chọn được máy trợ thính phù hợp, người bệnh cần nắm bắt rõ những thông tin cần thiết. Cụ thể như sau:
Với những người lần đầu sử dụng máy trợ thính
Những thông tin quan trọng người bệnh cần ghi nhớ khi lần đầu sử dụng thiết bị trợ thính. Bao gồm:
- Dành thời gian làm quen với máy ở những điều kiện, môi trường khác nhau.
- Giữ một tinh thần lạc quan trong quá trình điều trị.
- Cân nhắc tham gia nhóm hỗ trợ cho người bị khiếm thính hoặc mới sử dụng máy trợ thính.
- Định kỳ tái khám tại cơ sở y tế, để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng máy trợ thính.
Giao tiếp nhiều giúp bạn dần quen với máy trợ thính
Đeo máy trợ thính bao nhiêu giờ một ngày?
Mặc dù chưa có một dữ liệu cụ thể nào về việc đeo máy trợ thính bao nhiêu giờ một ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia thính học khuyến nghị rằng: Người bệnh nên đeo từ 10 đến 12 giờ một ngày. Đã có những nghiên cứu chứng minh cho việc đeo thiết bị trợ thính trong khoảng thời gian này hỗ trợ rất nhiều cho người bệnh, giúp khả năng nghe ngày một tốt hơn.
Chăm sóc, vệ sinh máy trợ thính
Bảo dưỡng và chăm sóc máy trợ thính đúng cách sẽ giúp thiết bị bền hơn với tuổi thọ có thể lên tới từ 3 đến 6 năm. Dưới đây là những cách bảo quản người dùng cần áp dụng:
- Không đặt thiết bị trợ thính gần nơi có nhiệt độ cao, ẩm thấp.
- Vệ sinh tai sạch sẽ trước khi sử dụng máy.
- Vệ sinh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Khi không sử dụng hãy tắt máy và tháo pin ra khỏi thiết bị.
- Dự phòng pin khi máy ở trạng thái gần hết. Thông thường, pin của thiết bị trợ thính có thể dùng từ 3 ngày đến tối đa là 17 ngày, tùy từng loại máy.
Lời khuyên từ các chuyên gia về máy trợ thính
Máy trợ thính là một công cụ giúp người khiếm thính có thể nghe được, hỗ trợ về mặt tinh thần chứ không mang lại hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào cũng cần sử dụng máy trợ thính. Chính vì thế, ngay khi phát hiện bản thân bị suy giảm thính lực hoặc có người thân bị khiếm thính, cần ngay lập tức đến bệnh viện để được chẩn đoán và tư vấn.
Ngoài ra, người bệnh bệnh khiếm thính có thể tìm hiểu và sử dụng thêm một số thảo dược từ thiên nhiên như: Cốt toái bổ, cối xay, đan sâm, câu kỳ tử, thục địa,... Đặc biệt, nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy, cây cối xay có tác dụng chống viêm, giảm đau tương đương diclofenac nên giúp cải thiện ù tai, nghe kém điếc tai hiệu quả.
Các loại thảo dược này được chứng minh có tác động tích cực lên thính giác, nhằm hỗ trợ điều trị, giảm thiểu sự phụ thuộc vào thiết bị trợ thính. Việc lựa chọn thảo dược cũng rất tốt cho những người bệnh đang sử dụng máy trợ thính, giúp hạn chế nguy cơ thính lực suy giảm nặng nề.
Cốt toái bổ có thể giúp tăng cường thính lực
Máy trợ thính không làm cải thiện tình trạng khiếm thính nhưng giúp người bệnh có khả năng nghe thấy âm thanh. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời, dùng thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thiên nhiên để hỗ trợ điều trị.
Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, hãy liên lạc tới số hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn và giải đáp. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho người bệnh được những thông tin cần thiết về an toàn và sử dụng máy trợ thính.
Tài liệu tham khảo:
https://www-webmd-com.translate.goog/healthy-aging/hearing-aids?
https://www.healthyhearing.com/help/hearing-aids
Bình luận