Suy giảm thính lực là gì?

Suy giảm thính lực là tình trạng người mắc bị suy giảm khả năng nghe. Hiện tượng này xảy ra khi một bộ phận bất kỳ nào đó trong tay hoặc hệ thống thính giác không hoạt động hoặc hoạt động bất thường. Người bệnh có thể bị giảm thính lực ở tai trái, tai phải hoặc 2 bên tai. 

Tiến trình giảm thính lực thường diễn ra rất từ từ nên nhiều người không để ý. Chỉ tới khi khả năng nghe giảm nghiêm trọng gây khó khăn trong giao tiếp người bệnh mới nhận ra. Lúc này, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Không chỉ gặp ở người cao tuổi, suy giảm thính lực ở người trẻ cũng đang ngày càng phổ biến. Thống kê cho thấy, hơn 5% dân số thế giới đang gặp phải tình trạng suy giảm thính lực. Trong đó có khoảng 432 triệu người lớn và 34 triệu trẻ em. Ước tính, đến năm 2050, sẽ có khoảng gần 2,5 tỷ người gặp vấn đề liên quan đến giảm thính lực, điếc tai trong đó sẽ có hơn 700 triệu người bị mất thính lực (cứ mười người thì có một người bị giảm khả năng nghe).

giam-thinh-luc-gay-kho-khan-trong-giao-tiep

Giảm thính lực gây khó khăn trong giao tiếp

Suy giảm thính lực là do đâu?

Có rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến cơ quan thính giác, làm tai bị giảm thính lực. Những nguyên nhân phổ biến nhất gồm:

Tiếng ồn lớn: Đây là một trong những nguyên nhân gây giảm thính lực phổ biến hiện nay. Tai bị giảm thính lực do tiếng ồn thường không gây đau và tiến triển dần dần theo thời gian. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bị giảm thính lực đột ngột ngay khi tiếp xúc với âm thanh lớn trên 130 decibel.

Chấn thương hoặc gặp các áp lực tại khu vực tai: Nếu bạn bị xảy ra một số chấn thương tại vùng tai khiến trật khớp xương tai giữa, hoặc bị hỏng các dây thần kinh bên trong, bạn cũng có thể bị giảm thính lực hoặc mất thính lực hoàn toàn.

Xơ vữa tai: Đây là một bệnh về tai giữa. Bệnh khiến các xương nhỏ trong tai giữa khó di chuyển hơn và làm suy giảm khả năng nghe.

Bệnh Ménière: Đây là một vấn đề ở tai trong. Người mắc bệnh này thường sẽ bị mất thính lực thần kinh thính giác. Chóng mặt và ù tai là những triệu chứng điển hình.

Một số bệnh lý và khối u: Ví dụ như các bệnh mãn tính gồm bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, huyết áp cao. Tuy không ảnh hưởng trực tiếp nhưng có thể liên quan đến mất thính lực do làm giảm lưu thông máu đến tai, não bộ. Ngoài ra, có một số khối u xương, mô sẹo hoặc u nang ở những vùng gần dây thần kinh thính giác phát triển, chẹn vào ống tai có thể làm bạn bị giảm thính giác từ từ đến mất thính giác.

Sử dụng thuốc gây hại cho tai: Có một số loại thuốc có thể gây suy giảm thính lực. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến thính giác bao gồm: Thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc hóa trị…

Sử dụng các thiết bị tai nghe với âm lượng to trong thời gian dài: Đây là thói quen của nhiều người trong thời đại hiện nay. Nếu bạn thường xuyên sử dụng tai nghe với mức âm lượng lớn hơn 60% và hơn 1 giờ/lần nghe, khả năng bạn sẽ bị giảm thính lực cũng tăng theo.

Mắc bệnh viêm tai: Các bệnh lý như: Viêm tai giữa, viêm tai ngoài, viêm tai trong kéo dài không được điều trị sớm sẽ làm tổn thương cơ quan thính giác và làm suy giảm khả năng nghe. Ngoài ra, sự tích tụ của ráy tai cũng có thể khiến bạn bị giảm thính lực.

Tuần hoàn máu kém: Tuần hoàn máu giúp cung cấp oxy và dưỡng chất nuôi tế bào thần kinh tai, giúp thính lực khỏe mạnh. Tuần hoàn máu kém khiến thần kinh thính giác không hoạt động hiệu quả và làm tai bị giảm thính lực.

Chức năng thận suy giảm: Đây là nguyên nhân gây giảm thính lực theo đông y nhưng thường ít được quan tâm. Theo quan điểm của y học cổ truyền thì thận khai khiếu ra tai. Nếu thận khỏe tai sẽ nghe tốt, khi thận yếu sẽ gây ù tai, giảm thính lực.

Tuổi tác: Thính giác sẽ suy giảm khi bạn càng lớn tuổi. Hầu hết sau lứa tuổi 75, khả năng nghe của bạn sẽ bị suy giảm hơn so với các lứa tuổi trước.

su-dung-thuoc-dieu-tri-man-tinh-keo-dai-de-gay-hai-cho-tai.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh mạn tính kéo dài dễ gây hại cho tai

Dấu hiệu suy giảm thính lực

Âm thanh được đo bằng Decibel, khi khả năng nghe kém đi (giảm thính lực) nghĩa là bạn không thể nghe được âm thanh ở mức decibel nào đó. Giảm thính lực sẽ qua tiến triển qua từng giai đoạn khác nhau. Qua mỗi giai đoạn, dấu hiệu của giảm thính lực sẽ biểu hiện bằng khả năng nghe của bạn. Cụ thể:

Dấu hiệu ban đầu - Ngưỡng nghe không quá 25 decibel: Đây là ngưỡng thính giác bình thường. Tuy nhiên một số biểu hiện của giảm thính lực sẽ bắt đầu xuất hiện từ ngưỡng này. Bạn có thể khó nghe hoặc không nghe được tiếng người thở, tiếng muỗi vo ve, tiếng lá xào xạc xung quanh mình.

Giảm thính lực nhẹ - Ngưỡng nghe từ 26 - 40 decibel: Nếu không nghe được ngưỡng này, bạn có thể đã bị giảm thính lực nhẹ. Bạn sẽ chỉ có thể nghe rõ âm thanh khi đến gần nguồn phát hoặc tăng âm lượng. Dấu hiệu giai đoạn này có thể bao gồm việc bạn không thể nghe thấy tiếng mọi người nói chuyện xì xào với nhau.

Giảm thính lực trung bình - Ngưỡng nghe từ 41 - 55 decibel: Ở ngưỡng này, bạn chỉ có thể nghe thấy âm thanh ngay cả khi bạn ở không gian yên tĩnh. Ví dụ, bạn sẽ không hoặc khó có thể nghe thấy âm thanh ở những người làm việc trong văn phòng, tiếng mưa rơi, tiếng cafe pha trong máy pha,...

Giảm thính lực nặng - Ngưỡng nghe từ 56 - 70 decibel: Đây là giai đoạn bạn sẽ khó nghe được các âm thanh xung quanh. Ngay cả khi đó là tiếng mọi người đang nói chuyện bình thường hoặc cười đùa với nhau, tiếng máy móc như máy rửa bát,...

Mất thính giác nghiêm trọng - Ngưỡng nghe từ 71 - 90 decibel: Ở giai đoạn này, bạn có thể không nghe rõ được cả tiếng tivi nếu bạn tăng âm lượng đến mức tối đa. Ngoài ra, những âm thanh như tiếng chuông cửa, chuông điện thoại di động, tiếng ồn máy hút bụi, tiếng ồn giao thông có thể không nghe thấy được hoặc nghe không rõ ràng.

Gần như mất thính giác hoàn toàn - Ngưỡng nghe từ 91 - 100 decibel: Với mức độ này, họ đã không thể hoặc khó có thể nghe thấy bất kỳ âm thanh nào xung quanh mình. Ngay cả khi đó là tiếng nổ lớn, âm thanh qua các loại loa, tiếng sấm sét, tiếng pháo hoa,...

u-tai-la-trieu-chung-thuong-gap-khi-bi-suy-giam-thinh-luc

Ù tai là triệu chứng thường gặp khi bị giảm thính lực

Cách điều trị suy giảm thính lực hiện nay

Việc điều trị giảm thính lực sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng giảm thính lực. Đối với những trường hợp giảm thính lực bẩm sinh, người già thường sẽ khó có thể điều trị được hoàn toàn. Vì vậy, bác sĩ sẽ cần căn cứ vào nhiều yếu tố để có cách giảm thính lực phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng hiện nay:

Điều trị nguyên nhân gây giảm thính lực

Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc, phương pháp phù hợp để giúp loại bỏ hoặc giảm ảnh hưởng từ nguyên nhân gây giảm thính lực. Ví dụ như:

  • Thuốc tăng cường tuần hoàn máu tới tai trong với trường hợp nguyên nhân gây suy giảm thính lực được xác định là do tuần hoàn máu kém.
  • Thuốc kháng sinh, chống viêm trong trường hợp giảm thính lực do có viêm nhiễm ở tai.
  • Trong nhiều trường hợp giảm thính lực do thủng màng nhĩ, xơ cứng tai, có khối u trong tai… thì cần được giải quyết bằng phẫu thuật.

Sử dụng thiết bị hỗ trợ tăng cường thính lực

Các thiết bị hỗ trợ tăng cường thính lực phổ biến gồm: Máy trợ thính, ốc tai điện tử... Đây là phương pháp điều trị phổ biến, được nhiều người nghĩ tới đầu tiên khi nhận thấy khả năng nghe bị suy giảm.

Tuy nhiên, việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ và không phải ai cũng có thể áp dụng. Người bệnh không được tự ý mua hoặc mượn máy trợ thính của người khác về dùng mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Tăng cường thính lực từ thảo dược

Trong đông y, có rất nhiều vị thảo dược giúp tăng cường khả năng nghe hiệu quả. Đặc biệt nhất là cây cối xay. Từ ngàn đời nay, dân gian đã biết sử dụng cây cối xay để chữa các bệnh lý về tai, trong đó có giảm thính lực. Ngày nay, nhiều nghiên cứu tại Ấn Độ cũng đã chứng minh, thảo dược này có tác dụng chống viêm, giảm đau tương đương diclofenac nên giúp cải thiện giảm thính lực do mắc các bệnh viêm nhiễm ở tai rất tốt.

Ngoài ra, đông y cũng thường sử dụng các thảo dược có công dụng bổ thận, hoạt huyết khác như: Đan sâm, câu kỷ tử, cổ tích, cốt toái bổ, câu kỷ tử… để tăng cường thính lực. Hiện nay, đã có các sản phẩm hỗ trợ tăng cường khả năng nghe từ thảo dược. Do đó, nếu là người bận rộn, quỹ thời gian eo hẹp thì bạn có thể sử dụng sản phẩm này vì độ tiện lợi, hiệu quả cũng như an toàn cho sức khỏe.

cay-coi-xay-tot-cho-nguoi-bi-giam-thinh-luc

Cây cối xay tốt cho người bị giảm thính lực

Phòng ngừa giảm thính lực bằng cách nào?

Để phòng ngừa giảm thính lực, các chuyên gia khuyên bạn nên:

Quản lý huyết áp và sức khỏe tim mạch: Huyết áp cao và bệnh tim có thể làm rối loạn tuần hoàn máu tới tai trong. Do đó, nếu bị huyết áp cao hoặc mắc các vấn đề về tim mạch, bạn hãy tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh và phòng ngừa nguy cơ giảm thính lực tốt hơn.

Tập thể dục: Tập luyện giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể. Tập luyện trên 30 phút mỗi ngày cũng được chứng minh giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và tăng cường thính lực rất tốt.

Ăn thức thực phẩm có nhiều vitamin và khoáng chất: Theo chuyên gia, việc bổ sung các vitamin và khoáng chất như: Vitamin B12, kali và magie, sắt kẽm… sẽ giúp bảo vệ thính lực, tránh nguy cơ bị tai nghe kém hiệu quả.

Hạn chế sử dụng tai nghe: Dùng tai nghe trong thời gian dài khiến tế bào lông nhỏ trong tai bị tổn thương và dễ gây giảm thính lực. Do đó, bạn không nên nghe nhạc bằng tai nghe trong thời gian liên tục quá 60 phút và hơn 60% âm lượng của thiết bị.

Ngừng hút thuốc và hạn chế uống rượu: Các nghiên cho thấy, thuốc và rượu có thể tác động đến sức khỏe thính giác, làm thính lực suy giảm. Do đó, nếu đang có các thói quen xấu này, bạn hãy ngừng ngay lại để không làm tổn thương thính lực.

bo-thuoc-la-tot-cho-thinh-luc

Bỏ thuốc là tốt cho thính lực

Để suy giảm thính lực sớm được cải thiện, hãy thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tránh xa tiếng ồn lớn. Song song với đó, bạn cũng có thể tìm đến các phương pháp điều trị đã được nhiều người áp dụng thành công. Điển hình là dùng sản phẩm có thành phần từ thảo dược. Nếu đang nhận thấy bị suy giảm thính lực, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay tổng đài  024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ tốt nhất.

Nguồn:

  1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hearing-loss/symptoms-causes/syc-20373072
  2. https://www.healthyhearing.com/help/hearing-loss
  3. https://www.webmd.com/a-to-z-guides/understanding-tinnitus-basics

Bình luận