Vậy nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa là gì? Bệnh tiến triển như thế nào? Làm sao để điều trị bệnh hiệu quả? Để tìm hiểu về vấn đề này, mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

Viêm tai giữa là gì? Các loại viêm tai giữa

Viêm tai giữa là bất kỳ tình trạng nhiễm trùng nào liên quan đến phần tai giữa, phần không gian nằm giữa ốc tai và màng nhĩ. Ai cũng có thể mắc bệnh viêm tai giữa. Tuy nhiên, trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đây là bệnh lý phổ biến thứ 2 ở trẻ nhỏ. Theo thống kê, cứ 4 trẻ thì có khoảng 3 trẻ mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần trong đời.

Viêm tai giữa có thể phân chia thành nhiều loại dựa vào căn nguyên, thời gian khởi phát hoặc triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, thông thường sẽ được phân chia thành 3 loại chính là:

Viêm tai giữa cấp tính

Viêm tai giữa cấp tình là tình trạng viêm tai kéo dài từ 4 tuần. Nếu không được điều trị đúng cách bệnh sẽ chuyển sang mạn tính, gây ảnh hưởng lớn đến thính lực của người mắc. Viêm tai giữa cấp tính thường diễn ra theo 3 giai đoạn: Xung huyết (màng nhĩ đỏ, xung huyết), ứ mủ, vỡ mủ.

Viêm tai giữa mạn tính

Viêm tai giữa kéo dài từ 2- 3 tháng, tái phát liên tục được gọi là viêm tai giữa mạn tính. Người bị viêm tai giữa thường gặp phải tình trạng thủng màng nhĩ, tai chảy mủ, ù tai, nghe kém.

Viêm tai giữa có mủ (viêm tai giữa tràn dịch)

Xảy ra sau giai đoạn viêm tai giữa cấp tính. Sau khi điều trị, các triệu chứng của viêm tai giữa cấp tính biến mất, tuy nhiên các chất lỏng gây nhiễm trùng vẫn còn sót lại. Những chất lỏng này sẽ gây viêm nhiễm tiếp và gây mủ trong tai giữa.

viem-tai-giua-co-mu-man-tinh-thuong-keo-dai-tu-2-3-thang

Viêm tai giữa có mủ mạn tính thường kéo dài từ 2-3 tháng

Nguyên nhân viêm tai giữa

Nguyên nhân chính gây viêm tai giữa là do vi khuẩn, virus gây bệnh và nó có thể tái phát nhiều lần. Tình trạng này thường gặp sau khi người mắc gặp một đợt cảm cúm hoặc cảm lạnh, vi khuẩn lúc này sẽ di chuyển vào tai giữa khiến cho vòi trong tai sưng lên, ống tai bị tắc, các chất lỏng bị tích tụ và gây viêm. 

Có nhiều yếu tố gây ra sự lây nhiễm virus ở viêm tai giữa. Cụ thể bao gồm những yếu tố, tác nhân như sau:

Hệ thống miễn dịch: Hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện ở trẻ em hoặc người bị suy yếu hệ miễn dịch là điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập và gây viêm tại tai giữa. Người lớn thường có hệ miễn dịch suy yếu do các bệnh lý như tiểu đường, HIV hoặc do bẩm sinh.

Di truyền: Tuy chưa được chứng minh, nhưng yếu tố di truyền cũng đóng góp một phần trong việc người bệnh bị viêm tai giữa. Hầu hết các ca bệnh viêm tai giữa đều có người thân hoặc bố mẹ đã từng bị viêm tai giữa.

Tuổi tác: Trẻ sơ sinh, trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi có khả năng bị viêm tai cao hơn so với những đối tượng còn lại.

Các tình trạng sức khỏe: Dị ứng, các bệnh mãn tính như xơ nang, hen suyễn, bệnh liên quan đến đường hô hấp, cảm lạnh,... là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa.

Thiếu vitamin A: Đây cũng là một yếu tố có thể tác động và gây gia tăng nguy cơ bị viêm tai giữa. Khi bị thiếu vitamin A, cơ thể dễ bị các bệnh viêm đường hô hấp trên hơn, đặc biệt là ở trẻ em.

Một số yếu tố khác: Ngoài những yếu tố trên, những tác động từ môi trường như chấn thương, nước vào tai, thay đổi áp lực đột ngột, tiếp xúc với khói thụ động như thuốc lá,... cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây viêm tai giữa.

nhiem-virus-la-nguyen-nhan-chinh-gay-viem-tai-giua

Nhiễm virus là nguyên nhân chính gây viêm tai giữa

Làm thế nào để xác định viêm tai giữa?

Để xác định được người bệnh có bị viêm tai giữa hay không, bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng. Trong trường hợp cần thiết sẽ thực hiện thêm các chẩn đoán Y khoa để xác định chính xác hơn.

Triệu chứng viêm tai giữa lâm sàng

Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng của viêm tai giữa thường diễn ra ồ ạt, khiến người mắc mệt mỏi, khó chịu. Tuy nhiên, ở từng lứa tuổi sẽ có biểu hiện khác nhau, tùy vào khả năng chống chọi của cơ thể với vi khuẩn, virus. 

Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em bao gồm:

  • Đau tai, đặc biệt là khi nằm.
  • Cho tay vào trong tai.
  • Khó ngủ.
  • Quấy khóc.
  • Không phản ứng với âm thanh.
  • Mất thăng bằng.
  • Sốt trên 38 độ C.
  • Tai chảy mủ.
  • Đau đầu.
  • Chán ăn.

Các dấu hiệu viêm tai giữa phổ biến ở người lớn bao gồm:

  • Đau tai
  • Tai chảy dịch.
  • Khó nghe.

Các chẩn đoán Y khoa khác

Thông thường, có thể xác định được người bệnh bị viêm tai giữa thông qua các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, nếu cần khẳng định chắc chắn hơn, bác sĩ có thể tiến hành thêm các bài kiểm tra khác. Bài kiểm tra phổ biến là đo màng nhĩ, phương pháp này sẽ giúp xác định sự ổn định ở tai giữa.

Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Viêm tai giữa nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những trường hợp mà người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay:

  • Các triệu chứng đau, sốt kéo dài hơn một ngày.
  • Các triệu chứng đau nhức, chảy nước tai xuất hiện ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Đau tai dữ dội.
  • Bạn quan sát thấy tai người bệnh chảy ra dịch, mủ hoặc máu.

nguoi-bi-viem-tai-giua-co-cam-giac-dau-nhuc-ben-trong-tai

Người bị viêm tai giữa thường có cảm giác đau nhức bên trong tai

Viêm tai giữa nguy hiểm như thế nào?

Hầu hết, các vấn đề viêm tai giữa thường không gây nguy hiểm lâu dài nếu được phát hiện và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, viêm tai giữa gây ra phiền phức bởi có thể tái phát liên tục. Trong trường hợp không được điều trị, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

Suy giảm thính lực (điếc tai)

Suy giảm, mất thính lực (điếc tai) là biến chứng nguy hiểm do viêm tai giữa gây ra. Người bị suy giảm thính lực sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt.

Chậm nói và chậm phát triển trí tuệ

Viêm tai giữa có thể làm ảnh hưởng đến khả năng nghe. Điều này đặc biệt không tốt cho trẻ nhỏ. Bởi nó có thể làm cản trở quá trình nhận thức khiến trẻ chậm nói, chậm phát triển trí tuệ.

Rách màng nhĩ: Chỉ cần với một vết rách nhỏ, màng nhĩ có thể bị tổn thương nhanh chóng và có thể sẽ cần phẫu thuật để chữa trị. Theo thống kê, có khoảng 5 - 10% trẻ em bị rách màng nhĩ do các bệnh viêm tai.

Gây nhiễm trùng toàn bộ sang các cơ quan khác

Nhiễm trùng khoang tai giữa nếu không được kiểm soát tốt sẽ lan sang các bộ khác, gây tổn thương tai. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn, virus gây viêm tai có thể xâm lấn sang các bộ phận khác như: Não, màng não gây viêm, ảnh hưởng đến tính mạng người mắc.

viem-tai-giua-khong-duoc-dieu-tri-co-the-khien-nhiem-trung-lan-rong-sang-cac-bo-phan-khac

Viêm tai giữa không được điều trị có thể khiến nhiễm trùng lan rộng sang các bộ phận khác

Các  phương pháp chữa viêm tai giữa hiện nay

Việc điều trị viêm tai giữa phụ thuộc vào đối tượng, mức độ và giai đoạn nhiễm trùng. Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa là tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm, giảm các triệu chứng đau nhức cho người mắc. Tùy vào trường hợp mà bác sĩ sẽ có các chỉ định khác nhau. 

Thuốc điều trị viêm tai giữa

Dựa vào nguyên tắc điều trị viêm tai giữa, người bệnh sẽ được sử dụng một số thuốc như: Kháng sinh, chống viêm, giảm đau, kháng histamin,.. cụ thể:

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh giúp kháng khuẩn ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Liều lượng của thuốc sẽ được tính theo cân nặng của người mắc. Khi sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm tai giữa, người mắc có thể gặp phải các tác dụng phụ như: Tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi,...

Một số thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị viêm tai như:

  • Dạng uống: Amoxicillin + clavulanate (Augmentin); Cefdinir; Cefpodoxime; Azithromycin,...
  • Dạng nhỏ tai: Ofloxacin (Illixime), ciprofloxacin,...

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc kháng sinh cần đúng liều và đủ thời gian theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý ngưng dùng thuốc bởi có thể khiến bệnh tái phát nhiều lần. 

Thuốc chống viêm

Thuốc kháng viêm điều trị viêm tai thường sử dụng theo đường uống. Mặc dù thuốc có tác dụng làm giảm viêm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn nhưng dùng kéo dài sẽ khiến người mắc gặp phải các tác dụng phụ như: Loãng xương, tăng huyết áp, chậm phát triển (trẻ em),...

Một số loại kháng viêm thường được sử dụng trong viêm tai đó là:

  • Kháng viêm steroid: Dexamethason, prednisolon, prednison,...
  • Kháng viêm chống sưng, phù nề: Alphachymotrypsin, papain, bromelain...

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc chống viêm cần có chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý dùng hoặc ngừng sử dụng thuốc. Bởi việc ngừng thuốc kháng viêm steroid đột ngột có thể khiến người mắc gặp phải tình trạng suy tuyến thượng thận.

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin có tác dụng giảm tiết, chống ngứa tai. Loại thuốc này thường được sử dụng theo cân nặng và uống 1 lần/ngày. Các tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra đó là: Nôn, buồn ngủ, mệt mỏi,...

Một số loại thuốc kháng histamin mà người dùng có thể sử dụng đó là: Promethazine (dạng siro phenergan 1%), clarityne dạng siro hoặc uống,...

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Thuốc hạ sốt, giảm đau dùng tuỳ theo cân nặng của trẻ. Thuốc thông dụng và an toàn nhất là paracetamol. Thuốc giảm đau, hạ sốt thường dùng trong giai đoạn cấp của bệnh. Một số loại thuốc thường được sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau như: Paracetamol, ibuprofen,... Tác dụng phụ của thuốc hạ sốt đó là: Hại gan thận, đau dạ dày,...

thuoc-ha-sot-co-the-khien-nguoi-benh-gap-tinh-trang-dau-da-day

Thuốc hạ sốt có thể khiến người bệnh gặp phải tình trạng đau dạ dày

Chích rạch, tháo mủ trong tai ra ngoài

Chích rạch, dẫn mủ ra ngoài, nhằm giảm áp lực trong tai và ngăn ngừa tình trạng viêm nặng. Chính rạch màng nhĩ là phương pháp nguy hiểm, do vậy việc thực hiện cần hết sức thận trọng.

Chữa viêm tai giữa bằng đông y

Hiện nay, trong dân gian có nhiều bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng đông y. Tuy nhiên hiệu quả của các bài thuốc này vẫn chưa được chứng minh. Các bài thuốc dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo:

Bài thuốc 1:

Chuẩn bị 3 gam nhân sâm, 3 gam thạch xương bổ, 3 gam trà xanh. Sau đó đem các nguyên liệu này hãm với nước sôi tầm 3-5 phút là có thể uống được. Dùng ngày 1 lần.

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị 2 - 3 miếng bánh hồng, 150 gram gạo. Cho bánh hồng rửa sạch, cắt khúc và gạo vào nước sôi. Nấu từ 1 đến 2 tiếng cho nhừ. Sau đó múc cháo ra để nguội là có thể dùng được.

Bài thuốc 3:

Chuẩn bị hoa hòe 3 gam, hoa cúc 3 gam rửa sạch. Sau đó, hãm các nguyên liệu này với nước nóng.

Sử dụng thảo dược điều trị viêm tai giữa

Từ xa xưa, dân gian đã biết sử dụng thảo dược thiên nhiên để chữa bệnh, trong đó, cây cối xay là vị thuốc thường được dùng để chữa viêm tai, ù tai, nghe kém, điếc tai. Khi kết hợp cây cối xay kết hợp cùng nhiều thảo dược quý khác như: Đan sâm, cốt toái bổ, câu kỷ tử, thục địa,... giúp giảm đau, chống viêm, ngăn ngừa viêm tai tái phát. Những thành phần này có nguồn gốc từ tự nhiên nên phù hợp với nhiều lứa tuổi và không gây ra tác dụng phụ khi dùng kéo dài.

cay-coi-xay-ket-hop-voi-dan-sam-cot-toai-bo-thua-dia-giup-chong-viem-tai-giua-hieu-qua

Cây cối xay kết hợp với đan sâm, cốt toái bổ, thục địa giúp chống viêm tai giữa hiệu quả

Cách phòng ngừa viêm tai giữa

Viêm tai giữa rất dễ tái phát, vì vậy để phòng ngừa viêm tai giữa, người bệnh cần lưu ý đến các hoạt động sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Đối với từng độ tuổi sẽ có những vấn đề cần lưu ý khác nhau.

Phòng ngừa viêm tai giữa ở người lớn

Đối với người lớn, cần lưu ý những vấn đề sau đây để giúp hạn chế nguy cơ bị và tái phát viêm tai giữa. Cụ thể:

  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích hoặc đồ uống có cồn như thuốc lá, bia, rượu,...
  • Hạn chế hoạt động nhai quá nhiều như nhai kẹo cao su.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm khô cứng sẽ làm ảnh hưởng đến vùng tai giữa và làm cho tình trạng đau tăng lên nếu đang bị viêm tai giữa.
  • Hạn chế bổ sung các loại thực phẩm làm tăng đường huyết, quá nhiều dầu mỡ,...
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin, tăng cường sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể.

Phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ em

Với trẻ em, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Trẻ sơ sinh cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Có thể tiếp tục bú mẹ đến 2 tuổi bởi sữa mẹ có các chất miễn dịch tự nhiên tốt cho khả năng đề kháng của trẻ.
  • Tiêm phòng miễn dịch cho bé đầy đủ. Đặc biệt các mũi tiêm liên quan đến các loại virus gây ra viêm tai giữa.
  • Khi đến tuổi bú bình, hạn chế cho bé bú bình ở tư thế nằm ngửa bởi có thể khiến dịch sữa dễ di chuyển vào tai hơn. Tốt nhất nên cho ăn sữa ở góc nghiêng ít nhất là 30 độ.
  • Giữ sạch sẽ môi trường xung quanh của bé, tránh ẩm mốc, hạn chế khói thuốc.
  • Tăng cường dinh dưỡng cho bé, bổ sung các loại hoa quả, trái cây, hải sản, hoặc những thực phẩm có nhiều vi chất giúp tăng cường hệ miễn dịch như sắt, kẽm, vitamin D,...
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa như ôm hôn, ho, hắt hơi vào mặt trẻ,...

can-cho-tre-tiem-phong-mien-dich-day-du-de-phong-ngua-viem-tai-giua

Cần cho trẻ tiêm phòng miễn dịch đầy đủ để phòng ngừa viêm tai giữa

Viêm tai giữa tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó là căn bệnh tiềm ẩn đến những nguy hiểm khác. Vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu liên quan đến viêm tai giữa, người bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị ngay lập tức. Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh viêm tai giữa. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp liên quan đến bệnh lý này, vui lòng liên hệ đến Hotline: 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn.

Nguồn:

  1. https://emedicine.medscape.com/article/994656-overview
  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ear-infections/symptoms-causes/syc-20351616
Dược sĩ Mai Anh

Kim-thinh-box-sp-dpaa.jpg

Bình luận