Viêm tai là gì? 3 bệnh viêm tai thường gặp

Viêm tai là một tình trạng liên quan đến sự nhiễm trùng tai, thường sẽ liên quan đến tai giữa. Viêm tai có thể bắt gặp ở bất kỳ ai và bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, nó phổ biến hơn ở đối tượng là trẻ em. Tai được chia làm 3 bộ phần chính là tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tùy thuộc vào vị trí bị viêm nhiễm sẽ có 3 bệnh viêm tai như sau: 

Viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài là tình trạng ống tai ngoài bị viêm, sưng, đỏ. Bệnh thường xuất hiện ở người thích bơi lội hoặc để nước lọt vào tai khi tắm.

Các triệu chứng của viêm tai ngoài bao gồm: Tai đau nhức, ngứa trong ống lỗ tai, chất lỏng chảy ra từ tai… Viêm tai ngoài kéo dài có thể làm thính lực bị ảnh hưởng do phần ống tai bị phù nề, có dịch lỏng.

Viêm tai giữa

Tai giữa nằm sau màng nhĩ và cũng là nơi có các xương đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thính giác. Viêm tai giữa được chia làm 3 loại là viêm tai giữa cấp tính, viêm tai giữa có mủ và viêm tai giữa mạn tính.

Viêm tai giữa cấp tính sẽ diễn ra đột ngột và biến mất sau vài ngày, xảy ra cùng lúc hoặc sau khi bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng các đường hô hấp khác. Lúc này viêm tai giữa cấp tính sẽ gây đau, sưng hoặc phồng màng nhĩ. 

Viêm tai giữa có mủ là tình trạng xảy ra sau khi bị viêm tai giữa cấp tính. Lúc này, các triệu chứng của viêm tai giữa cấp tính đã biến mất. Tuy nhiên, vẫn sẽ còn các dịch lỏng trong tai. Các dịch lỏng này bị mắc kẹt và có thể gây ra hiện tượng mất thính lực tạm thời. 

Khi tình trạng viêm tai giữa kéo dài trên 3 tháng, bệnh sẽ chuyển thành viêm tai giữa mãn tính. Bệnh dễ tái phát, gây triệu chứng khó chịu. Viêm tai giữa mạn tính rất khó điều trị. Bệnh cũng gây nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe, ảnh hưởng lớn tới thính lực.

viem-tai-xay-ra-pho-bien-o-tre-em

Viêm tai giữa xảy ra phổ biến hơn ở trẻ em

Viêm tai trong

Viêm tai trong là bệnh lý không quá phổ biến. Đây là tình trạng các bộ phận ở tai trong bị viêm nhiễm. Đó có thể là viêm ốc tai, viêm dây thần kinh thính giác… Bệnh thường gây ra các triệu chứng như: Chóng mặt, buồn nôn, ù tai, giảm thính lực....

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tai

Nguyên nhân chính của viêm tai là sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Khi trẻ bị cúm hoặc các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp khác, virus sẽ xuất hiện và di chuyển vào tai qua ống eustachian (nối giữa tai và cổ họng). Virus làm cho ống này sưng lên, khiến ống bị tắc, chất dịch lỏng sản xuất trong tai không thể lưu thông, tích tụ lại kết hợp với virus và gây viêm tai.

Ngoài nguyên nhân này, sẽ có một số yếu tố nguy cơ khác có thể tăng khả năng bị nhiễm trùng tai cao hơn. Những yếu tố đó có thể bao gồm:

  • Tuổi tác: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ từ 06 tháng đến 2 tuổi có nguy cơ bị viêm tai cao hơn. Đặc biệt là bệnh viêm tai giữa.
  • Di truyền, tiền sử gia đình.
  • Trẻ đang bị hoặc thường xuyên bị cảm cúm thường xuyên.
  • Trẻ bị các vấn đề liên quan đến dị ứng và có thể gây viêm mũi, đường hô hấp trên và dẫn đến viêm tai.
  • Người đang bị các bệnh mãn tính như xơ nang, hen suyễn,... hoặc các bệnh lý suy giảm miễn dịch khác.

virus-la-nguyen-nhan-chinh-dan-den-tinh-trang-viem-tai

Virus là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm tai

Dấu hiệu của viêm tai như thế nào?

Viêm tai - nhiễm trùng tai có thể sẽ có một số dấu hiệu sau:

  • Đau tai: Đây là triệu chứng dễ gặp ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, bố mẹ nên để ý thêm các biểu hiện khi bé bị đau tai như hay ngoáy tay, cọ xát tai, quấy khóc hơn bình thường, cáu kỉnh, khó ngủ.
  • Chán ăn: Đặc biệt là bé đang trong giai đoạn bú bình. Khi bị viêm tai, áp lực tai thay đổi khiến bé khó nuốt, gây đau khi nuốt và ăn ít hơn.
  • Mất ngủ: Viêm tai gây đau khiến bé không thể nằm xuống, điều này cũng có thể làm cho áp lực trong tai tăng lên và đau hơn.
  • Sốt: Trẻ có thể bị sốt trên 38 độ C.
  • Mủ, dịch từ tai: Trẻ có thể bị chảy mủ có màu vàng, nâu, trắng từ tai. Dấu hiệu này khá nguy hiểm bởi có thể màng nhĩ đã bị vỡ.
  • Giảm thính lực: Bạn có thể thấy trẻ không nghe thấy hoặc không phản ứng với các lời nói, tiếng động xung quanh.
  • Dấu hiệu nghiêm trọng khác: Sưng sau tai, chóng mặt, co giật cơ mặt, sưng tấy quanh tai. Cơn đau cấp tính dừng đột ngột bất thường (dấu hiệu thủng màng nhĩ).

Vì vậy, nếu bạn hoặc trẻ đang gặp bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, cần tiến hành thăm khám để xác định chính xác bệnh lý. Bác sĩ sẽ thực hiện thêm các thủ thuật khám, soi tai để xác định xem người bệnh có bị viêm tai hay không.

Vậy, viêm tai có nguy hiểm không?

Viêm tai nói chung là tình trạng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm và kịp thời, bệnh sẽ kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Viêm nhiễm kéo dài gây triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống. Hơn nữa, bệnh còn khiến thính lực bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí điếc tai vĩnh viễn.

Viêm tai tiến triển nặng sẽ lan sang các bộ phận lân cận, đặc biệt là não. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng như: Viêm màng não, nhiễm trùng lây lan sang các cơ quan, mô lân cận, áp xe não, thậm chí dẫn đến tử vong.

viem-tai-co-the-khien-nguoi-benh-bi-viem-mang-nao-nguy-hiem

Viêm tai có thể khiến người bệnh bị viêm màng não nguy hiểm

Các phương pháp điều trị viêm tai phù hợp

Tùy vào mỗi vị trí bị viêm mà người bệnh sẽ cần có những phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là các phương pháp chữa viêm tai hiệu quả:

Điều trị viêm tai ngoài

Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm là phương pháp đầu tay với người bị viêm tai ngoài. Người bệnh thường được chỉ định thuốc corticosteroid để giảm viêm; Thuốc kháng sinh; Thuốc giảm đau như: ibuprofen, acetaminophen… 

Ngoài ra, người bệnh có thể được yêu cầu dùng một số thuốc nhỏ tai tại chỗ. Nếu sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh có thể khỏi sau 7 - 10 ngày.

Bên cạnh điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng cần thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh. Vệ sinh tai ngoài sạch sẽ cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Đối với trường hợp bị viêm tai ngoài mạn tính, thường xuyên tái phát thì cần có kế hoạch dài hạn để phòng ngừa tái phát.

Điều trị viêm tai giữa

Cũng giống như điều trị viêm tai ngoài, người bị viêm tai giữa cũng được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm. Bệnh thường được điều trị trong khoảng 7 ngày.

Với trường hợp viêm tai giữa có thủng màng màng nhĩ, người bệnh sẽ được yêu cầu dùng thuốc uống. Nếu có thủng màng nhĩ sẽ được chỉ định dùng thêm thuốc nhỏ tai để ngăn ngừa hình thành mủ.

Với trường hợp nặng, dùng thuốc kháng sinh không hiệu quả, người bệnh sẽ phải thực hiện tiểu phẫu rạch màng nhĩ để đặt ống thông nhĩ. Trường hợp điều trị nội khoa không có tác dụng thì cần thực hiện thuật hòm nhĩ, khoét xương chũm.

dieu-tri-viem-tai-giua-bang-thuoc-nho-tai

Điều trị viêm tai giữa bằng thuốc nhỏ tai

Điều trị viêm tai trong

Viêm tai trong gây nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng tới thính lực và cuộc sống. Do đó, việc điều trị bệnh đóng vai trò hết sức quan trọng.

Khi tai trong bị viêm, bạn có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc như: Thuốc kháng histamin; Thuốc meclizine để giảm chóng mặt, buồn nôn; Thuốc corticosteroid, thuốc kháng sinh...

Ngoài sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng một số cách tự nhiên dưới đây để có cảm giác dễ chịu hơn:

  • Ngồi yên mỗi khi bị chóng mặt.
  • Không đứng lên, ngồi xuống quá nhanh.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử.

Bên cạnh các phương pháp như trên, có một giải pháp mà người bị viêm tai ngoài, giữa hay trong đều có thể dùng được. Đó là sử dụng sản phẩm có thành phần từ thảo dược thiên nhiên.

Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng các thảo dược như: Cây cối xay, thục địa, cốt toái bổ, cảy ốc… để điều trị các bệnh lý viêm nhiễm ở tai rất hiệu quả. Ngày nay, các thảo dược ấy đã được kết hợp, đưa vào sản phẩm viên uống rất tiện dụng. Sản phẩm này mang tới hiệu quả cao mà an toàn cho sức khỏe.

cay-coi-xay-thuong-duoc-su-dung-de-dieu-tri-viem-tai

Cây cối xay thường được sử dụng để điều trị viêm nhiễm ở tai

Do đó, các chuyên gia khuyên người bị viêm tai nên dùng sản phẩm thảo dược kết hợp cùng thuốc bác sĩ kê để có hiệu quả cao hơn.

Phòng ngừa viêm tai bằng cách nào?

Để phòng ngừa nguy cơ bị viêm nhiễm ở tai, bạn cần thực hiện một số lưu ý sau:

  • Hạn chế để nước lọt vào tai khi tắm hoặc đi bơi. Nếu bị nước lọt vào tai thì cần dùng khăn sạch lau khô vành tai, ống tai ngoài để tránh viêm nhiễm.
  • Không dùng vật sắc, nhọn để lấy ráy tai vì dễ làm tổn thương các cơ quan thính giác và gây viêm. Nếu có ráy tai, hãy sử dụng nước muối sinh lý nhỏ vào tai và lấy ra nhẹ nhàng bằng bông tăm.
  • Xử lý tốt các bệnh lý ở mũi học vì tai mũi họng là bộ phận thông nhau. Nếu cảm cúm, cảm lạnh không được điều trị sớm sẽ khiến viêm nhiễm lan lên tai và gây viêm.
  • Vệ sinh tai sạch sẽ thường xuyên hàng ngày.
  • Không tự ý sử dụng thuốc nhỏ tai hay các phương pháp khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh để tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại bệnh tật nói chung và viêm nhiễm ở tai nói riêng.
  • Sử dụng sản phẩm thảo dược để tăng cường sức khỏe thính giác, phòng ngừa bệnh lý viêm nhiễm ở tai ngay từ sớm.

ve-sinh-tai-sach-se-giup-phong-ngua-viem-tai

Vệ sinh tai sạch sẽ giúp phòng ngừa viêm tai

Viêm tai dù ở vị trí nào cũng cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Đặc biệt càng cần lưu ý hơn khi viêm tai xảy ra ở trẻ em. Nếu đang gặp bất kỳ vấn đề nào ở thính giác, bạn hãy liên hệ ngay tới tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ tốt nhất.

Nguồn:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ear-infections/symptoms-causes/syc-20351616#

https://www.healthline.com/health/ear-infections

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8613-ear-infection-otitis-media

Dược sĩ Mai Anh

Kim-thinh-box-sp-dpaa.jpg

Bình luận