Thuốc Diacerein là gì? Các dạng bào chế?

Diacerein (Bidacin) là thuốc kê đơn thuộc nhóm thuốc chống viêm, giảm đau không steroid và thường được chỉ định trong để điều trị viêm xương khớp ảnh hưởng tới hông, đầu gối. Thuốc có thành phần chính là hoạt chất diacerein - đây là một dẫn xuất anthraquinon và các tá dược khá vừa đủ 1 viên.

Hiện nay, ngoài Bidacin, Diacerein cũng được biết tới dưới nhiều tên biệt dược mới như Agdicerin, Bio-Cerin Capsules, Centica 50, Artrodar,.. Tuy nhiên bài viết này chỉ đề cập tới Diacerein với tên biệt dược Bidacin.

Thuốc Diacerein với tên biệt dược Bidacin trên thị trường hiện nay

Thuốc Diacerein với tên biệt dược Bidacin trên thị trường hiện nay

Thuốc được công ty Bidiphar VN sản xuất vào phân phối dưới dạng bào chế chính là viên nang cứng. Ngoài ra trên thị trường cũng xuất hiện thuốc này dưới dạng bào chế viên nén. Cụ thể các loại Diacerein trên thị trường hiện nay là:

  • Viên nang cứng Diacerein 50mg: Thuốc được đóng gói theo quy cách hộp 10 vỉ x 10 viên với mức giá khoảng 390.000 đồng/hộp.
  • Viên nang cứng Diacerein 100mg: Thuốc được đóng gói theo quy cách hộp 3 vỉ x 10 viên với mức giá khoảng 210.000 đồng/hộp.
  • Viên nén Diacerein 50mg: Thuốc được đóng gói theo quy cách hộp 3 vỉ x 10 viên với mức giá khoảng 150.000 đồng/hộp.

Công dụng của thuốc Diacerein 

Diacerein được chuyển hóa thành Rhein và hoạt động trên hai cơ chế chính. Thứ nhất, Diacerein ức chế, cản trở quá trình sản xuất và tổng hợp interleukin-1, một protein tham gia vào quá trình gây viêm và tiêu hủy các lớp sụn. Nó cũng kích thích sự sản xuất của các thành phần chất như proteoglycan, aggrecan,.. và các yếu tố tăng trưởng chuyển dạng.

Thứ hai, Diacerein có tác dụng chống dị hóa, ức chế sự thực bào và sự di chuyển của đại thực bào. Điều này sẽ làm chậm đáng kể sự thoái hóa sụn khớp.

Với các cơ chế này, Diacerein thường được chỉ định điều trị chậm cho người đang gặp thoái hóa khớp, viêm xương khớp. Cụ thể như:

  • Người mắc hội chứng cổ - vai - gáy.
  • Người gặp tình trạng đau ở các bộ phận như: đau thắt lưng, thoái hóa đốt sống cổ, viêm quanh khớp vai,..
  • Người gặp các vấn đề về não như bệnh mạch máu não, thoái hóa tiểu não.
  • Người gặp vấn đề liệt, xơ cứng các bộ phận như liệt cứng do tủy, xơ cứng cột bên teo cơ.
  • Người gặp di chứng sau các chấn thương.

Diacerein được sử dụng để điều trị cho người gặp các vấn đề thoái hóa xương khớp, viêm khớp,..

Diacerein được sử dụng để điều trị cho người gặp các vấn đề thoái hóa xương khớp, viêm khớp,..

Hướng dẫn sử dụng Diacerein hiệu quả

Diacerein là thuốc kê đơn, vì vậy để sử dụng thuốc hiệu quả bạn cần tuân theo đơn thuốc và chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất dưới đây.

Cách sử dụng: Dùng thuốc theo đường uống với một cốc nước lọc. Nên dùng thuốc sau khi ăn để phát huy hiệu quả tối đa. Sử dụng thuốc nguyên viên, không bẻ hay nghiền thuốc sẽ làm thay đổi hiệu quả của thuốc.

Liều dùng: Liều dùng thực tế sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh xương khớp, các triệu chứng gặp phải, độ tuổi người bệnh và sự chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là liều dùng phổ biến để bạn tham khảo.

  • Liều dùng thông thường: 2 viên 50mg/ngày chia làm 2 lần uống sau các bữa ăn chính.
  • Liều dùng bắt đầu: 1 viên 50mg/ngày, dùng sau bữa ăn trưa hoặc tối.

Diacerein là thuốc có tác dụng chậm. Bạn có thể dùng thuốc một mình hoặc phối hợp với các loại thuốc kháng viêm, giảm đau trong thời gian từ 2 - 4 tuần để tăng hiệu quả điều trị.

Xử lý khi quên/quá liều

Trường hợp quên hay quá liều, bạn có thể xử lý như sau:

Quên liều: Hãy bổ sung liều đã quên ngay khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên nếu gần tới thời điểm sử dụng liều kế tiếp thì bạn có thể bỏ qua. Diacerein là thuốc dùng chậm nên nếu bạn quên quá nhiều sẽ không đạt được hiệu quả điều trị tối đa của thuốc. Tuyệt đối không uống thêm thuốc để bổ sung cho liều đã mất.

Quá liều: Uống quá nhiều thuốc có thể dẫn tới tình trạng tiêu chảy. Tiêu chảy kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng thì hãy báo ngay cho bác sĩ của bạn để được điều trị bằng cách phục hồi cân bằng điện giải. Ngoài ra nếu gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng khác, bạn cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. 

Sử dụng Diacerein có thể gây triệu chứng tiêu chảy

Sử dụng Diacerein có thể gây triệu chứng tiêu chảy

>>> XEM THÊM: 4 nguyên tắc cần biết khi dùng Indomethacin trị đau nhức xương khớp

Những lưu ý cần biết về Diacerein trước khi dùng

Một số người khi sử dụng thuốc có thể gặp phải một số phản ứng không mong muốn. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế điều này.

Các tác dụng phụ của Diacerein có thể gặp

Tùy theo thể chất mà khi sử dụng Diacerein bạn có thể gặp các tác dụng phụ hay không. Dưới đây là danh sách tác dụng phụ phổ biến và ít gặp của thuốc này để bạn tham khảo:

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Tiêu chảy (gặp ở 7% người bệnh sử dụng).
  • Khó chịu, đau dạ dày ( 3 - 5% người dùng).
  • Buồn nôn và nôn ( 1% người dùng).
  • Đổi màu nước tiểu .
  • Gây vàng da và mắt nếu dùng lâu dài.

Tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng hiếm khi xảy ra:

  • Tăng nồng độ men gan.
  • Các phản ứng dị ứng ở da như bong tróc da, sưng, đỏ, kết vảy, khô da, nổi mẩn,..
  • Các phản ứng dị ứng khác như khó thở, sưng tay chân, thở khò khè,..

Bạn có thể gặp các tác dụng phụ khác ngoài danh sách này. Khi xuất hiện các triệu chứng, bạn nên ngừng dùng thuốc và thông báo ngay với bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả nhất.

Đối tượng chống chỉ định của Diacerein

Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng dưới đây, tuyệt đối KHÔNG sử dụng thuốc;

  • Người mẫn cảm hoặc đã từng dị ứng với các dẫn xuất của anthraquinone hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc có ý định mang thai: Thuốc có thể làm chậm quá trình phát triển, hình thành xương ở thai nhi.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Diacerein có thể đi từ sữa mẹ truyền vào cơ thể con gây chậm phát triển xương ở trẻ.
  • Trẻ em dưới 15 tuổi.
  • Người đang dùng thuốc nhuận tràng thì không dùng Diacerein.
  • Người đang mắc bệnh suy gan, suy thận nặng.

Với những nhóm đối tượng dưới đây thì nên cẩn trọng khi dùng Diacerein:

  • Người đang gặp tình trạng rối loạn đường ruột, đại tràng dễ bị kích thích có thể nhạy cảm hơn khi dùng thuốc và dễ gặp các tác dụng phụ. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để quyết định xem có nên dùng thuốc hay không.
  • Người gặp bệnh lý về tim, tiểu đường.
  • Người đang sử dụng các loại thuốc kháng sinh. 
  • Người có tiền sử mắc bệnh gan, thận hoặc đang mắc suy thận, suy gan nhẹ: Diacerein có thể tích tụ trong gạn, thận và gây tái phát bệnh hoặc làm trầm trọng bệnh gan, thận của bạn. Bạn cần báo với bác sĩ đề điều chỉnh liều dùng thuốc sao cho phù hợp.

Người mắc bệnh suy gan nhẹ nên cẩn trọng khi dùng thuốc Diacerein

Người mắc bệnh suy gan nhẹ nên cẩn trọng khi dùng thuốc Diacerein

>>> XEM THÊM: Thông tin về thuốc giảm đau xương khớp Piroxicam

Tương tác thuốc của Diacerein

Một số loại thuốc, thực phẩm hỗ trợ hoặc thức ăn khi sử dụng chung với Diacerein có thể mang lại các tương tác khác nhau. Dưới đây là tương tác thuốc của Diacerein mà bạn cần lưu ý:

  • Các thuốc chứa nhôm hydroxyd, magnesi hydroxyd, thuốc kháng acid gốc canxi dùng chung với Diacerein sẽ làm giảm tác dụng của Diacerein.
  • Thuốc nhuận tràng dùng chung với Diacerein có thể làm xuất hiện các vấn đề về đường ruột.
  • Thuốc kháng sinh như amoxicillin,  acid clavulanic dùng chung với Diacerein sẽ tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ về ruột.
  • Thuốc lợi tiểu dùng chung với Diacerein sẽ tăng nguy cơ mất nước, hạ kali máu.
  • Thuốc glycosid tim như digitoxin, digoxin khi dùng chung với Diacerein có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim.
  • Thực phẩm có chất xơ và phytate (đậu, hạt, ngũ cốc) khi dùng chung với Diacerein sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Vì vậy bạn nên tránh sử dụng quá nhiều các thực phẩm này trong chế độ ăn.

Hướng dẫn từ dược sĩ khi dùng Diacerein

Diacerein là thuốc có tác dụng chậm và dùng để điều trị các tình trạng xương khớp trong thời gian dài. Vì vậy bạn cần kiên trì sử dụng thuốc đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị như mong muốn.

Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp việc dùng thuốc và luyện tập các bài thể dục để hỗ trợ quá trình phục hồi xương khớp nhanh chóng hơn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược để tối ưu hiệu quả điều trị. Tiêu biểu là các thảo dược như cao sói rừng, nhũ hương, cao bạch thược, cao hy thiêm giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa xương khớp an toàn, không có tác dụng phụ. 

Sản phẩm chứa các thảo dược trên đã được nghiên cứu tại bệnh viện lớn cho hiệu quả giảm đau, sưng, viêm cao hơn gấp 1,5 lần so với nhóm không sử dụng. Đặc biệt, hoạt động ức chế miễn dịch của chiết xuất ethanol từ hy thiêm đã được nghiên cứu trên các phản ứng miễn dịch. Kết quả cho thấy, chiết xuất ethanol của hy thiêm là thành phần mang đến tiềm năng có thể phát triển thành chất ức chế miễn dịch.

Cải thiện thoái hóa xương khớp bằng thảo dược hy thiêm

Cải thiện thoái hóa xương khớp bằng thảo dược hy thiêm

Tạm kết

Thoái hóa xương khớp là bệnh lý xảy ra khi độ tuổi con người ngày càng tăng cao. Tuy nhiên bạn có thể làm chậm quá trình này cũng như phục hồi chức năng xương khớp của bạn bằng thuốc Diacerein. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về Diacerein từ nhà sản xuất chia sẻ để bạn tham khảo. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về các vấn đề khi sử dụng thuốc, bạn hãy bình luận bên dưới để được tư vấn kịp thời. 

Link tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17193307/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4756045/

https://go.drugbank.com/drugs/DB11994

https://www.mims.com/malaysia/drug/info/diacerein?mtype=generic

https://www.medindia.net/doctors/drug_information/diacerein.htm

https://www.practo.com/medicine-info/diacerein-83-api#concerns

Bình luận