Thoái hóa khớp là gì? Có chữa được không?

Thoái hóa khớp là loại rối loạn mãn tính gây tổn thương cho các mô và sụn xung quanh khớp. Bệnh lý này thường gặp ở nhóm người trung niên sau 40 tuổi và người già. Các khớp xương bị giảm dịch nhầy, sưng viêm, suy yếu chức năng gây hạn chế cho các hoạt động đi lại, làm việc. 

Ngày nay, bệnh thoái hóa khớp có xu hướng diễn ra ở mọi lứa tuổi, kể cả những lứa tuổi trẻ hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm nhưng bạn có thể làm chậm tiến triển của bệnh, giảm sưng, giảm viêm, làm nhẹ các cơn đau khớp bằng cách thăm khám và điều trị sớm.

Thoái hóa khớp là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi.

Thoái hóa khớp là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi

Phân loại thoái hóa khớp

Hầu hết các khớp trong cơ thể đều có nguy cơ bị thoái hóa. Có khá nhiều cách để phân loại thoái hóa khớp. Tuy nhiên, được sử dụng nhiều nhất là cách phân loại dựa vào vị trí bị tổn thương, sau đây là một số loại thường gặp nhất.

Thoái hóa khớp tay

Khuỷu tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay… đều là các vị trí thoái hóa thường gặp ở người lớn tuổi. Lưu lượng máu đến tay bị suy giảm làm cho các khớp ở đó bị thiếu dinh dưỡng. Các khớp xương sẽ không chịu nổi các tác động, áp lực hằng ngày nên dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp vai

Khi cánh tay hoạt động thường xuyên tạo nên một áp lực rất lớn lên khớp vai làm nó dễ bị tổn thương và thoái hóa. Nếu không phát hiện sớm và chữa trị có thể dẫn đến các biến chứng như: vôi hóa, tê liệt, biến dạng...

Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống sẽ nghiêm trọng hơn ở những người làm việc chân tay, thường xuyên phải bê vác nặng. Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa đốt sống thắt lưng là phổ biến nhất, chúng có thể gây nên những cơn đau dữ dội cho người bệnh.

Thoái hóa khớp háng

Khớp háng là vị trí chịu nhiều trọng lực của cơ thể nhất, quá trình thoái hóa làm xuất hiện những cơn đau buốt và âm ỉ ở háng. Người bệnh bị thoái hóa khớp háng thường sẽ đi lại khó khăn, cứng cơ vùng hông gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường ngày.

Thoái hóa khớp cổ chân

Đối tượng có nguy cơ mắc thoái hóa khớp cổ chân nhất thường là vận động viên, cầu thủ, người trên 40 tuổi và những người sử dụng nhiều đến cổ chân nói chung. Thoái hóa ở vị trí này có triệu chứng không rõ ràng rất khó nhận biết, khi diễn biến nặng hơn vùng cổ chân sẽ cảm thấy đau nhói, vận động khó khăn và kém linh hoạt.

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh thường gặp nhất ở người già, tuy nhiên hiện nay có rất nhiều người trẻ mắc phải vì có lối sống không lành mạnh, ít vận động trong thời gian dài. Tình trạng lớp sụn bảo vệ khớp bị bào mòn làm người bệnh cảm thấy đau đớn, cứng khớp, gây khó khăn khi vận động và di chuyển.

Thoái hóa khớp gối nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến tàn phế.

Thoái hóa khớp gối nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến tàn phế

>>> XEM THÊM: Thoái hóa khớp gối và cách giảm đau an toàn, hiệu quả

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp có thể do một số nguyên nhân trực tiếp chủ yếu như sau:

Khớp bị hao mòn: Nguyên nhân của thoái hóa khớp chủ yếu là do khớp càng ngày càng bị suy yếu và lớp sụn bảo vệ khớp bị bào mòn dần dẫn đến thoái hóa. 

Các tổn thương đến khớp: Quá trình làm việc sử dụng quá sức, mang vác vật nặng tạo áp lực lớn lên cơ thể làm tổn thương đến khớp cũng là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp, đặc biệt là các khớp tay, chân, cột sống…

Mất sụn và xương bị thay đổi: Một số trường hợp hiếm hơn, thoái hóa khớp có thể xuất phát từ nguyên nhân mất sụn và thay đổi xương. Hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu về việc vì sao diễn ra hiện tượng này. Tuy nhiên, khi hiện tượng này xảy ra, cơ thể sẽ phát ra các tín hiệu để sửa chữa khiếm khuyết, từ đó làm mòn sụn và thoái hóa khớp.

Yếu tố nguy cơ của thoái hóa khớp

Ngoài các nguyên nhân trực tiếp, sẽ có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp. Các yếu tố nguy cơ gồm có:

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi càng có nguy cơ bị thoái hóa khớp. Phụ nữ sau mãn kinh cũng có thể bị thoái hóa khớp cao hơn do lượng Estrogen suy giảm theo thời gian (chất có tác dụng trong bảo vệ khớp, giảm stress oxy hóa ở sụn).
  • Giới tính: Nam giới ít khả năng bị thoái hóa hơn nữ giới, tỉ lệ này thể hiện rõ ràng hơn từ sau tuổi 50.
  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể quá khổ tạo áp lực lớn lên hệ thống khớp xương nên nguy cơ bị tổn thương càng cao.
  • Gen di truyền: Bạn sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa xương khớp hơn khi có người thân trong gia đình đã mắc bệnh. Ngoài ra, người mang gen bị suy giảm chức năng hình thành sụn dễ bị thoái hóa và tình trạng thoái hóa sẽ xảy ra sớm hơn so với người bình thường.
  • Chấn thương: Người vận động mạnh, bị chấn thương để lâu dễ dẫn đến thoái hóa khớp.
  • Một số bệnh lý làm tổn thương gián tiếp đến khớp như tiểu đường, xơ vữa động mạch (ảnh hưởng đến sự lưu thông máu đến các xương dưới sụn), gout, vảy nến, viêm khớp dạng thấp, thấp khớp, viêm khớp nhiễm trùng, rối loạn khớp chuyển hóa,...

Tuổi tác là yếu tố gắn liền với bệnh xương khớp.

Tuổi tác là yếu tố gắn liền với bệnh xương khớp

Triệu chứng thoái hóa khớp

Những triệu chứng của thoái hóa khớp thường phát triển dần và có thể tiến triển trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Theo thời gian, các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp sẽ phát triển dần và trở nên nặng hơn. Một số triệu chứng điển hình gồm có:

  • Đau khớp: Trong hoặc sau khi cử động, vận động bạn có thể cảm thấy đau ở các vị trí khớp bị tổn thương. Cường độ và tần suất sau sẽ tăng dần theo thời gian.
  • Cứng khớp: Triệu chứng thường xuất hiện vào buổi sáng. Vài trường hợp có thể nghe thấy tiếng lạo xạo, nghiến ở khớp bị ảnh hưởng.
  • Mềm khớp: Khi các khớp bị thoái hóa nếu bạn ấn nhẹ vào có thể cảm thấy mềm hơn những chỗ khác.
  • Tính linh hoạt bị hạn chế: Các khớp bị thoái hóa thường khó cử động hoặc phạm vi cử động thu hẹp.
  • Cảm giác khó chịu: Bạn có thể sẽ cảm thấy các vị trí khớp cử động nhiều bị nóng ran.
  • Sưng tấy: Thoái hóa khớp có thể làm cho các môi mềm xung quanh bị viêm nên dẫn đến sưng tấy quanh khớp.

Thoái hóa khớp rất nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng như đi lại khó khăn, thậm chí tàn tật. Ở giai đoạn nặng hơn, thoái hóa khớp có thể gây ra các dị dạng ở khớp, đặc biệt đối với bàn tay, ngón tay. Dị dạng có thể xuất hiện dưới dạng phình to xung quanh khớp. Vì vậy, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường, cơn đau nào ở các vị trí xương khớp, bạn nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Đau nhức, sưng tấy là triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa xương khớp.

Đau nhức, sưng tấy là triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa xương khớp

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp hiện nay

Có nhiều phương pháp để điều trị thoái hóa khớp như: Dùng thuốc, phẫu thuật, vật lý trị liệu, vận dụng chế độ sinh hoạt luyện tập, sử dụng thêm các thảo dược tự nhiên… Tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn và đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp. 

Điều trị bằng thuốc

Rất nhiều người thắc mắc “Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì?”. Người bệnh bị thoái hóa xương khớp hầu như ai cũng gặp triệu chứng sưng đau, khó vận động. Do đó, điều trị bệnh lý này chủ yếu sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm. Một số thuốc thường dùng như: NSAID, acetaminophen, opioid, thuốc bôi, thuốc tiêm cortisone... 

>>> XEM THÊM: 7 điều cần biết khi dùng Brexin trong điều trị bệnh xương khớp

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu sẽ làm giảm các triệu chứng do thoái hóa khớp gây ra như viêm, đau, cứng khớp, khó vận động… Chức năng của các khớp bị tổn thương sẽ dần được hồi phục nhờ những bài tập khoa học và phù hợp.

  • Tăng khả năng hoạt động chuyển động của khớp: Để giải quyết tình trạng cứng khớp, bạn cần thực hiện các động tác uốn cong, duỗi thẳng khớp thường xuyên.
  • Tăng cơ quanh vùng khớp bị tổn thương: Khi bị thoái hóa các sụn khớp bị bào mòn, tạo ra ma sát gây đau khi chuyển động. Các bài tập tăng cơ sẽ giúp bạn giảm được sự ma sát này.
  • Điều chỉnh tư thế: Tình trạng thoái hóa khớp sẽ thuyên giảm khi bạn có các tư thế ngồi, đi, đứng phù hợp, giảm được áp lực lên khớp. Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ đề xuất các bài tập phù hợp để bạn giải quyết được vấn đề này.

Vật lý trị liệu là phương pháp giúp giảm triệu chứng và làm chậm quá trình phát triển của bệnh hiệu quả.

Vật lý trị liệu là phương pháp giúp giảm triệu chứng và làm chậm quá trình phát triển của bệnh hiệu quả

Các phương pháp phẫu thuật

Nếu điều trị bằng các phương pháp trên không đem lại hiệu quả, các bác sĩ có thể sẽ đề xuất thực hiện phẫu thuật. Ba loại phẫu thuật thoái hóa khớp thường dùng như sau:

  • Phẫu thuật hợp nhất (Arthrodesis): Đây là phương pháp phù hợp cho các khớp bị cứng và đau. Các bác sĩ sẽ tiến hành kết hợp xương để tạo thành khớp, sử dụng các dụng cụ định vị xương với nhau cho đến khi hợp nhất.
  • Tạo hình hoặc tái tạo khớp: Cấy ghép khớp nhân tạo thay thế cho các loại khớp nhỏ của ngón tay. Đây là giải pháp giúp các khớp khôi phục chuyển động trong trường hợp chưa cần đến phẫu thuật hợp nhất.
  • Phẫu thuật đục xương sửa trục (Osteotomy): Thực hiện phẫu thuật này giúp bệnh nhân giảm cảm giác đau đớn và làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Phẫu thuật làm giảm trọng tâm chịu lực của khớp bằng cách thêm vào một mảnh xương để chỉnh trục khớp, chuyển trọng tâm của lực tỳ sang mặt khớp lành. Phương pháp thường được áp dụng trong điều trị thoái hóa khớp gối.

 Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa thoái hóa khớp gối tại nhà

Khớp gối là vị trí thoái hóa phổ biến nhất hiện nay, bên cạnh thuốc tây và phẫu thuật còn có nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà đã được sử dụng và cho kết quả tốt. Một số phương pháp đơn giản sau đây sẽ giúp bạn giảm đau, giảm sự phát triển của bệnh ngay tại nhà.

Chế độ vận động dành cho người bị thoái hóa khớp

Về chế độ vận động và luyện tập hỗ trợ điều trị, người bệnh thoái hóa khớp có thể tham khảo một số hướng dẫn sau đây. Những bài tập này có thể giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa được thoái hóa khớp và các biến chứng nguy hiểm.

Vận động và luyện tập điều độ, khoa học

Người bị thoái hóa khớp dù ở vị trí nào đều được khuyên là nên luyện tập, vận động tại nhà thường xuyên. Việc di chuyển và cử động các khớp xương nhẹ nhàng giúp tăng tính linh hoạt và nâng cao sức khỏe tổng thể. Tình trạng cứng khớp sẽ dần được cải thiện, các cơ quanh khớp phát triển hơn và tăng sức mạnh cơ bắp.

Bên cạnh đó, việc luyện tập nhẹ nhàng hằng ngày giúp người bệnh thư giãn, thoải mái, cải thiện tinh thần đáng kể. Đặc biệt với người bệnh thoái hóa khớp gối, các bài tập giúp cơ thể giữ thăng bằng tốt hơn, tăng cường lưu thông máu đến các khớp vùng chân làm giảm quá trình thoái hóa.

Người bệnh thoái hóa khớp gối có thể tập một số bộ môn như: đi bộ, đạp xe, bơi lội… nhưng cần tập luyện ở mức độ nhẹ nhàng, phù hợp. Tùy vào vị trí khớp bị thoái hóa bạn có thể lựa chọn các bài tập khác nhau.

Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? 

Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? 

Giãn cơ

Kéo giãn cơ là việc làm cần thiết khi bị thoái hóa khớp. Trước khi tham gia các bài tập thể chất người bệnh cần thực hiện các động tác để kéo giãn cơ nhằm tăng khả năng đàn hồi, tăng độ linh hoạt cần thiết cho cơ và khớp. 

Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Thoái hóa khớp gối ngoài do yếu tố tuổi già còn có thể do vận động quá sức, tạo áp lực nặng lên vùng gối dẫn đến sụn khớp bị tổn thương và hao hụt dần. Điều này làm xuất hiện các gai khớp gối khiến cho người bệnh đau đớn và khó di chuyển. Vì vậy, người bị thoái hóa khớp gối cần nghỉ ngơi nhiều hơn, đặc biệt là khi cơn đau xuất hiện. 

Tương tự như thế, người bệnh bị thoái hóa khớp nói chung cũng cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không gắng sức làm việc khi cơn đau xảy đến, điều này sẽ làm nặng thêm tình trạng thoái hóa, dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như lệch khớp, tê liệt…

Thường xuyên xoa bóp quanh khớp

Đây là phương pháp làm dịu cơn đau do thoái hóa khớp rất hiệu quả. Mỗi ngày bạn nên xoa bóp khoảng 15 phút cho những vùng khớp bị tổn thương, điều này còn làm giảm được tình trạng cứng khớp.

Khi xoa bóp cơ thể người bệnh sẽ được thư giãn, quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn, các khớp xương được thả lỏng giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương.

Nghỉ ngơi tốt giúp những tổn thương xương khớp mau lành hơn.

Nghỉ ngơi tốt giúp những tổn thương xương khớp mau lành hơn

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?

Chế độ ăn uống cho người bệnh thoái hóa khớp gối hay các loại khớp khác cần cung cấp đủ dinh dưỡng và các thành phần tốt cho xương khớp như: canxi, kali, kẽm, vitamin, omega 3… Các món ăn chữa thoái hóa khớp, hỗ trợ quá trình hồi phục tổn thương, giảm viêm, giảm đau nhức xương khớp gồm có:

  • Các loại trái cây nhiều vitamin như cam, quýt, dâu tây…
  • Thực phẩm ít chất béo.
  • Thực phẩm chứa nhiều omega 3: Các loại cá, dầu cá, hạnh nhân…
  • Các loại rau xanh, ngũ cốc, nghệ, gừng…
  • Dầu ô liu, bơ, sữa chua...

Một số loại thức ăn tuyệt đối nên tránh khi bị thoái hóa khớp gối:

  • Các món ăn có nhiều chất béo, dầu mỡ: Đồ chiên xào, nội tạng…
  • Thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất bảo quản như: Xúc xích, đồ ăn sẵn đóng hộp…
  • Đồ ăn có chứa chất béo bão hòa và chuyển hóa.

Thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa khớp

Thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa khớp

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y

Hiện nay, tỷ lệ người bị thoái hóa xương khớp ngày càng tăng, trong đó gối là vị trí thường gặp nhất. Vấn đề mà nhiều người quan tâm là “Thoái hóa khớp gối có chữa được không?”

Thoái hóa khớp không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc đông y, thảo dược tự nhiên để làm giảm triệu chứng như: đau nhức, cứng khớp, viêm xương khớp. Phương pháp này có thể dễ dàng sử dụng tại nhà cho hiệu quả tốt và không sợ tác dụng phụ. 

Một số loại thảo dược dễ thấy trong cuộc sống hằng ngày tốt cho bệnh thoái hóa khớp như:

  • Nghệ: Nghệ không chỉ có mặt trong nhiều bài thuốc xương khớp mà còn được sử dụng thường xuyên trong chế biến món ăn hàng ngày. Trong nghệ có chứa lượng curcumin lớn. Chất này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ.
  • Gừng: Ngoài vai trò là một gia vị thường được sử dụng, gừng còn được biết đến là một vị dược liệu vị cay, tính ấm. Công dụng của gừng là kích thích tuần hoàn máu, giảm đau, giảm sưng do thoái hóa khớp. Ngoài ra, gừng còn có khả năng chống viêm, kháng khuẩn được sử dụng nhiều trong các trường hợp thoái hóa có viêm nhiễm.
  • Hy thiêm: Trong dân gian, hy thiêm còn được gọi với tên khác là hoa cứt lợn, chó đẻ hoa vàng… Phần thân và lá của hy thiêm được sử dụng trong nhiều bài thuốc xương khớp. Nghiên cứu cho thấy, các thành phần chính như alkaloid, daturosid, orientin, rientalid… trong hy thiêm đem lại tác dụng chống viêm giảm đau tại chỗ, bảo vệ màng bao khớp, giảm sưng khớp.
  • Bạch thược: Đây là thảo dược được dùng nhiều trong các bệnh xương khớp. Bạch thược có công dụng bồi bổ khí huyết, tăng chắc khỏe cho xương, giảm đau, ngăn cản tiến triển thoái hóa xương khớp.
  • Sói rừng: Đây là vị thuốc tiêu viêm, giảm đau xương khớp phổ biến trong Đông y. Sói rừng tính ấm, vị đắng, công năng là kháng khuẩn, tiêu viêm, trừ phong thấp, giảm viêm nhiễm, tốt cho xương khớp. Do đó, trong các bài thuốc điều trị thoái hóa khớp gối thường có mặt loại thảo dược này.

Việc sử dụng thảo dược trong điều trị thoái hóa khớp đang được giới chuyên gia đánh giá cao và nhiều người bệnh tin dùng. Đặc biệt trong đó có bài thuốc phối hợp giữa Cao sói rừng, cao hy thiên, cao bạch thược, nhũ hương,... đang được sử dụng nhiều. Bài thuốc này có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ giảm đau, sưng, phòng ngừa thoái hóa khớp, phục hồi vận động của khớp, đã được nghiên cứu ở bệnh viện lớn cho hiệu quả tích cực.

Nên sử dụng các loại thảo dược chống viêm giảm đau để điều trị thoái hóa khớp.

Nên sử dụng các loại thảo dược chống viêm giảm đau để điều trị thoái hóa khớp.

Mặc dù thoái hóa khớp không có cách để điều trị dứt điểm, nhưng bạn có thể làm giảm các triệu chứng, ngăn cản các diễn biến nặng nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Ngoài các can thiệp tại bệnh viện, thoái hóa khớp chủ yếu được điều trị duy trì tại nhà nhờ những phương pháp đơn giản bạn có thể tham khảo ở trên. Mong rằng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc, vấn đề nào liên quan đến thoái hóa khớp, hãy liên hệ tới hotline 024. 38461530 – 028. 62647169 để được hỗ trợ tư vấn.

Tài liệu tham khảo:
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28376775/
https://www.uofmhealth.org/conditions-treatments/cmc/arthritis/osteoarthritis
https://www.arthritis-health.com/types/general/types-arthritis
https://www.arthritis-health.com/blog/why-should-you-have-physical-therapy-arthritis
https://www.arthritis-health.com/blog/why-should-you-have-physical-therapy-arthritis
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/5599-osteoarthritis 

Dược sĩ Thu Thảo

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Hoang-Thap-Linh

Bình luận