Methylprednisolone là thuốc gì?

Methylprednisolone là loại thuốc chống viêm có tác dụng làm giảm viêm nhiễm trong một số bệnh như viêm khớp, ung thư… Methylprednisolone thuộc nhóm thuốc Corticosteroid.

Bạn có thể tìm thấy Methylprednisolone được điều chế dưới nhiều hàm lượng khác nhau như Methylprednisolone 4mg, 8mg, 10mg, 16mg, 32mg,... Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chứa thành phần Methylprednisolone. Ví dụ:

  • Dạng viên nén: Medexa, Medrol, LC Stom, Fastcort, Mebxit…
  • Dạng bột pha tiêm: Cortrium, Solu-life, Solu – Medrol…

Thuốc Medexa có thành phần chính là Methylprednisolon

Thuốc Medexa có thành phần chính là Methylprednisolon

Vậy thuốc Methylprednisolone có tác dụng gì? 

Methylprednisolone hoạt động theo cơ chế làm giảm các phản ứng của hệ thống miễn dịch với các triệu chứng sưng, viêm hoặc các phản ứng dị ứng khác. Do đó, thuốc có tác dụng chống dị ứng, chống viêm, ức chế miễn dịch nên có thể sử dụng trong các bệnh lý như: 

  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Thiếu máu tan huyết do nguyên nhân miễn dịch.
  • Bệnh Lupus ban đỏ.
  • Bệnh đại tràng viêm loét mạn tính.
  • Viêm mạch.
  • Hen phế quản.
  • Giảm số lượng bạch cầu hạt.
  • Dị ứng nặng.
  • Một số bệnh ung thư: ung thư vú, ung thư tế bào lympho, ung thư tuyến tiền liệt, hội chứng thận hư.

Hướng dẫn dùng Methylprednisolone đúng cách

Việc sử dụng Methylprednisolone không đúng cách có thể khiến người bệnh gặp nhiều tác dụng phụ. Dưới đây là thông tin về cách dùng thuốc mà người bệnh có thể tham khảo. Lưu ý, cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ/dược sĩ theo từng trường hợp cụ thể.

Liều dùng và cách sử dụng Methylprednisolone

Medexa được bào chế dưới dạng viên nén nên được dùng bằng đường uống. Khi sử dụng liều cao trong thời gian dài người bệnh nên sử dụng thuốc cách ngày và nên sử dụng vào buổi sáng để tránh các tác dụng không mong muốn. Thuốc Medexa nên sử dụng cùng với thức ăn để giảm tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa.

Liều dùng Methylprednisolone được chỉ định tùy vào từng người bệnh khác nhau. Cần xác định liều thấp nhất có tác dụng để giảm thiểu các tác dụng không mong muốn. Bạn có thể tham khảo liều dùng khuyến cáo của Methylprednisolone theo bảng thống kê sau:

Bảng 1: Liều dùng khuyến cáo của Methylprednisolone

Bệnh lý

Liều dùng Methylprednisolone

Viêm khớp dạng thấp

Liều ban đầu: Mỗi ngày 4 - 6mg.

Khi có đợt cấp: Dùng 16 - 32mg/ngày, sau đó giảm nhanh liều xuống.

Bệnh đại tràng viêm loét mạn tính.

Sử dụng Methylprednisolone trong đợt cấp tính với liều 8 - 24mg/ngày.

Hội chứng thận hư

Liều ban đầu: Mỗi ngày dùng 0,8 - 1,6mg/kg cân nặng trong vòng 6 tuần đầu. Sau đó giảm dần liều trong vòng 6 đến 8 tuần.

Hen phế quản cấp tính

Dùng Methylprednisolone trong 5 ngày với liều 32 - 48mg/ngày. Có thể bổ sung thêm liều thấp hơn trong 1 tuần. Sau khi kiểm soát được cơn hen cấp tính thì giảm nhanh liều dùng.

Thiếu máu tan huyết do nguyên nhân miễn dịch

Mỗi ngày uống 64mg Methylprednisolone và dùng trong vòng 3 ngày. Điều trị tối thiểu từ 6 - 8 tuần.

 

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn sử dụng Sulfasalazine giảm đau, giảm viêm đúng cách

Cách xử lý khi quên/ngưng/quá liều

Trong trường hợp người bệnh quên sử dụng thuốc thì hãy uống luôn khi nhớ. Nếu thời điểm người bệnh nhớ ra gần với liều tiếp theo thì bỏ qua liều cũ và uống liều tiếp theo như kế hoạch. Đặc biệt không gấp đôi liều khi sử dụng để tránh trường hợp quá liều.

Người bệnh không tự ý dừng thuốc đột ngột khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Vì không những ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị mà còn làm tăng tác dụng không mong muốn. Nếu người bệnh ngừng thuốc đột ngột, đặc biệt ở những người dùng thuốc với liều trong thời gian dài có thể dẫn đến hội chứng cai corticoid như: buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, giảm cân.

Một số người bệnh khi sử dụng thuốc dài ngày có thể dẫn đến quá liều và gây một số biểu hiện như: 

  • Hội chứng Cushing: loét dạ dày – thực quản, buồn nôn, chướng bụng, viêm tụy. 
  • Ức chế tuyến thượng thận
  • Yếu cơ, loãng xương. 

Khi gặp những biểu hiện này bạn cần thông báo cho bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Lưu ý khi dùng Methylprednisolone điều trị viêm khớp

Trong quá trình sử dụng thuốc Methylprednisolone điều trị viêm khớp có thể gặp phải một số trường hợp không mong muốn. Vì vậy để sử dụng thuốc an toàn, người bệnh nên tham khảo một số thông tin sau:

Tác dụng phụ khi sử dụng Methylprednisolone

Khi sử dụng Methylprednisolone có thể làm ức chế quá trình tổng hợp Prostaglandin và gây ra một số tác dụng phụ sau đây. Nếu bạn gặp bất kỳ phản ứng bất thường nào có/không có trong danh sách sau đây, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để đảm bảo dùng thuốc an toàn. Một số tác dụng phụ của Methylprednisolone như:

  • Thường gặp: Thần kinh dễ bị kích động, mất ngủ, tiểu đường, khó tiêu, rậm lông, đục thủy tinh thể, đau khớp, chảy máu cam, glocom, tăng cảm giác ngon miệng.
  • Ít gặp: rối loạn tâm thần, đau đầu, chóng mặt, co giật, u giả ở não, hội chứng Cushing, phản ứng quá mẫn, phù, tăng huyết áp.
  • Dấu hiệu bị hạ kali trong máu: Chuột rút, táo bón, nhịp tim không đều, tăng khát hoặc đi tiểu nhiều hơn, cảm giác tê hoặc ngứa ran.

Mặc dù thuốc Mehylprednisolone ít gây ra các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng như sốc phản vệ nhưng người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ nếu có các phản ứng mẫn cảm như: ngứa, phát ban, sưng mặt, lưỡi, cổ.

Đối tượng thận trọng khi dùng Methylprednisolone

Báo ngay cho bác sĩ nếu bạn thuộc nhóm các đối tượng chống chỉ định hoặc cần thận trọng khi sử dụng thuốc. Cụ thể, Methylprednisolone không được dùng cho những đối tượng sau:

  • Mẫn cảm với Methyprednisolone.
  • Nhiễm khuẩn nghiêm trọng, trừ trường hợp sốc nhiễm khuẩn và lao màng não.
  • Tổn thương da do nguyên nhân virus, nấm hoặc lao.
  • Phụ nữ đang mang thai: do làm giảm trọng lượng thai nhi.
  • Những người đang sử dụng vaccin sống

Thận trọng khi sử dụng Medexa cho những đối tượng như:

  • Người bệnh bị loãng xương
  • Những người bệnh vừa nối thông mạch máu.
  • Những người có tâm thần bị rối loạn.
  • người bệnh bị viêm loét dạ dày và tá tràng.
  • Những người mắc bệnh lý đái tháo đường.
  • người bệnh bị tăng huyết áp hoặc suy giảm chức năng tim.
  • Người già: Đối tượng này rất dễ nhạy cảm với những tác dụng phụ của Methylprednisolone. Một số phản ứng phụ có thể gặp như: đau hoặc gãy xương, xuất huyết dạ dày, lú lẫn.
  • Trẻ em đang tuổi lớn: Do sử dụng Methylprednisolone trong thời gian dài có thể làm chậm sự phát triển của trẻ. Hãy kiểm tra chiều cao, cân nặng của trẻ thường xuyên nếu sử dụng Methylprednisolone.
  • Người lái xe và vận hành máy móc: Methylprednisolone có thể gây một số tác dụng như chóng mặt, đau đầu, tăng huyết áp… Vì vậy khi sử dụng Methylprednisolone thì người bệnh không nên lái xe hoặc vận hành máy móc.

Người bị dị ứng với Methylprednisolone tuyệt đối không được sử dụng thuốc

Người bị dị ứng với Methylprednisolone tuyệt đối không được sử dụng thuốc

>>> XEM THÊM: 7 điều cần biết khi dùng Brexin trong điều trị bệnh xương khớp

Những tương tác thuốc của Methylprednisolone

Thuốc có thể xảy ra tương tác với bất kỳ loại thuốc nào. Do đó, khi sử dụng Methylprednisolone, bạn cần nói cho bác sĩ/dược sĩ bất kỳ loại thuốc, vitamin hoặc thảo dược nào mà bạn đang sử dụng. Đặc biệt là những loại thuốc sau đây: 

  • Methylprednisolone là chất cảm ứng men CYP 3A4 do đó có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa của các thuốc như: Cyclosporin, Phenobarbital, Ketoconazole, Carbamazepine, Phenytoin, Erythromycin, Rifampicin.
  • Các thuốc như: Phenytoin, rifampin, phenobarbital và các thuốc lợi tiểu giảm nồng độ kali máu có thể làm giảm tác dụng của Methylprednisolone.
  • MethyIprednisolone có thể làm tăng đường huyết, vì thế cần tăng liều insulin đối với người bệnh tiểu đường.
  • Tránh dùng cùng các thuốc NSAID hoặc thuốc điều trị thấp khớp như: Ibuprofen, Celecoxib, Aspirin,... để tránh ảnh hưởng tới hệ thống đường tiêu hóa.
  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu Clopidogrel và các thuốc chống đông máu như: Warfarin, Dabigatran… có thể làm tăng xuất huyết.

Lời khuyên từ dược sĩ về Methylprednisolone

Methylprednisolon có tác dụng ức chế hệ miễn dịch nên làm giảm sức đề kháng của người bệnh dẫn đến vi khuẩn dễ xâm nhập và làm nặng thêm các bệnh lý viêm nhiễm. Vì thế người bệnh nên thông báo cho bác sĩ nếu có một số dấu hiệu nhiễm trùng như: sốt, ho, đau họng lâu không khỏi, miệng xuất hiện những mảng trắng,… Ngoài ra người bệnh nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ và tránh tiếp xúc với những người bệnh đang mắc bệnh dễ truyền nhiễm như: sởi, cúm, thủy đậu,...

Thuốc Methylprednisolone có tác dụng làm tăng lượng đường trong máu nên có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh hoặc làm nghiêm trọng hơn bệnh tiểu đường. Hãy thông báo cho nhân viên y tế nếu bạn có dấu hiệu tăng đường máu như: tiểu nhiều hoặc hay khát nước.

Khi sử dụng Methylprednisolone có thể làm loãng xương, yếu xương. Người bệnh nên đi khám và làm các xét nghiệm định kỳ để theo dõi những tác dụng phụ của thuốc cũng như hiệu quả điều trị bệnh: Xét nghiệm lượng đường trong máu, đo huyết áp, đo mật độ xương, kiểm tra chiều cao, cân nặng,… Người bệnh nên bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C và tránh xa tầm với của trẻ em.

Ngoài ra người bệnh nên có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm Canxi, vitamin D, bỏ rượu bia, thuốc lá. Người bệnh có thể sử dụng thêm một số sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên giúp bảo vệ khớp của bạn như:

  • Sói rừng: Đây là thảo dược có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, giảm đau, trừ phong thấp, chống viêm.
  • Bạch thược: Có tác dụng bình can, chỉ thống, giảm đau nhức.
  • Nhũ hương: Có tác dụng điều hòa khí huyết.
  • Hy thiêm: Tác dụng khử thấp, hoạt huyết, lợi gân cốt, giảm các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau do viêm khớp. Nghiên cứu cho thấy, các thành phần chính như alkaloid, daturosid, orientin, rientalid… trong hy thiêm đem lại tác dụng chống viêm giảm đau tại chỗ, bảo vệ màng bao khớp, giảm sưng khớp. 

Sản phẩm chứa các thảo dược trên đã được nghiên cứu tại bệnh viện lớn cho hiệu quả giảm đau, sưng, viêm cao hơn gấp 1,5 lần so với nhóm không sử dụng. 

Thường xuyên bổ sung thảo dược để tăng cường sức khỏe xương khớp

Thường xuyên bổ sung thảo dược để tăng cường sức khỏe xương khớp

Trên đây là những thông tin về thuốc Methylprednisolone và những lưu ý khi sử dụng cho bệnh viêm khớp. Hy vọng bài viết này cung cấp được những thông tin hữu ích cho bạn đọc để sử dụng thuốc hiệu quả nhất. Để rõ hơn về thuốc Methylprednisolone và bệnh viêm khớp, bạn có thể bình luận bên dưới để được giải đáp tốt nhất.

Link tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17193307/

https://drugbank.vn/thuoc/Methylprednisolon-16&VD-19818-13

https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a682795.html

https://www.drugs.com/methylprednisolone.html

https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/methylprednisolone-oral-route/side-effects/drg-20075237

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-6470/methylprednisolone-oral/details

https://www.rxlist.com/consumer_methylprednisolone_medrol/drugs-condition.html

Dược sĩ Thu Thảo

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Hoang-Thap-Linh

Bình luận