Tìm hiểu về thuốc Sulfasalazine (Azulfidine)

Sulfasalazine là thuốc thuộc danh mục thuốc phải kê đơn và nhóm thuốc chống thấp khớp (Disease-modifying anti-rheumatic drug- DMARD). Sulfasalazine là dạng hoạt chất đưa ra thị trường dưới một số tên biệt dược là Azulfidine, Azulfidine EN-tabs, Sulfazine. Hiện nay trên thị trường thường gặp các dạng bào chế và hàm lượng bao gồm:

  • Viên nén thông thường Sulfasalazine 500mg.
  • Viên nén giải phóng chậm giúp ngăn ngừa kích thích tại dạ dày, giải phóng và phát huy tác dụng tại ruột. Hàm lượng 500mg.

Về cơ chế hoạt động của Sulfasalazine, hiện chưa có nhiều nghiên cứu để hiểu rõ vì sao Sulfasalazine có thể giúp giảm đau. Nhưng cũng có nhiều thông tin cho rằng Sulfasalazine có tác dụng lên hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó giúp giảm đau, viêm. Do đó, hiện thuốc được sử dụng cho hai mục đích chính sau:

Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn mức nhẹ đến trung bình

Đặc biệt có hiệu quả tốt với những người bệnh có liên quan đến ileocolonic hoặc đại tràng, tuy nhiên có thể sẽ không có tác dụng trên bệnh nhân bị bệnh ruột non. Bệnh Crohn có điều trị bằng Corticosteroid hay đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ có thể sẽ không có đáp ứng với Sulfasalazine.

Viêm khớp dạng thấp

Thuốc còn được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp ở người lớn đã có các triệu chứng tiến triển bệnh. Sulfasalazine thường được sử dụng với các thuốc giảm đau cho đến khi Sulfasalazine có tác dụng. Lưu ý chỉ sử dụng Sulfasalazine không đủ để điều trị dứt điểm viêm khớp dạng thấp. 

Ngoài ra, Sulfasalazine cũng được sử dụng để điều trị viêm khớp vị thành niên. Sulfasalazine giúp điều trị các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp trẻ vị thành niên có nhiều đợt.

Thuốc Sulfasalazine sử dụng điều trị viêm khớp dạng thấp

Thuốc Sulfasalazine sử dụng điều trị viêm khớp dạng thấp

Hướng dẫn sử dụng Sulfasalazine an toàn

Những thông tin hướng dẫn về liều dùng và cách dùng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Vì tùy theo tình trạng bệnh nhân cụ thể sẽ có thay đổi liều dùng phù hợp. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ điều trị của bác sĩ/dược sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. 

Liều dùng của Sulfasalazine

Liều dùng Sulfasalazine có sự khác biệt trên từng độ tuổi và bệnh lý là khác nhau. Cụ thể như sau: 

Trẻ em từ trên 6 tuổi

Bệnh viêm khớp dạng thấp với viên nén giải phóng chậm là 30-50mg/kg/ngày chia 2 lần uống. Lưu ý liều tối đa là 2g, dùng khi bệnh nhân không đáp ứng đủ điều trị với salicylat hoặc các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID).

Điều trị viêm đại tràng liều dùng khởi đầu từ 40-60 mg/kg mỗi ngày chia 3-6 lần sau đó duy trì ở liều 30mg/kg chia 4 lần. 

Liều điều trị bệnh Crohn khởi đầu với liều 25-40mg/kg mỗi ngày và tăng lên 50-75mg/kg mỗi ngày. Lưu ý liều tối đa một ngày là 4g.

Liều dùng cho người lớn

Bệnh lý viêm đại tràng

  • Liều khởi đầu là 3-4g mỗi ngày. Chia đều các liều không cách nhau quá 8 tiếng. Đối một số bệnh nhân cân nhắc dùng liều 1-2/ngày để giảm bớt tác dụng bất lợi trên đường tiêu hóa.
  • Liều duy trì là 2g mỗi ngày chia thành 4 lần trong ngày. Liều duy trì được dùng khi các triệu chứng lâm sàng có giảm để kéo dài tác dụng của thuốc giữa các đợt cấp của viêm loét đại tràng.

Điều trị viêm khớp dạng thấp

  • Liều khởi đầu được đưa ra với viên nén giải phóng chậm từ 0,5 - 1g mỗi ngày trong khoảng 3 tuần đầu điều trị.
  • Liều duy trì 2g/ngày chia thành hai lần cách đều nhau.
  • Lưu ý Sulfasalazine không có hiệu quả lập tức vì vậy cần dùng thêm các thuốc giảm đau cho đến khi thấy được tác dụng của Sulfasalazine. Cân nhắc tăng liều 3g/ngày nếu không cho kết quả đủ tích cực sau 12 tuần điều trị.

Điều trị bệnh Crohn: Liều khuyến cáo từ 3 đến 6g mỗi ngày chia thành nhiều lần.

Trên đây chỉ là liều khuyến cáo thông thường vì vậy khi bạn gặp các vấn đề về thận gan cần có điều chỉnh liều. Hãy nói vấn đề của bạn với bác sĩ để được đưa ra liều dùng chính xác nhất nhé. Không được tự ý dùng vì đây là thuốc kê đơn cần có xác nhận của bác sĩ điều trị.

Uống Sulfasalazine với thật nhiều nước để ngăn ngừa sỏi thận

Uống Sulfasalazine với thật nhiều nước để ngăn ngừa sỏi thận

>>> XEM THÊM:  Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Leflunomide cần biết điều này!

Cách sử dụng thuốc Sulfasalazine

Về cách sử dụng Sulfasalazine, bạn cần lưu ý sử dụng thuốc sau bữa ăn. Chú ý sử dụng đúng liều và thời gian để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Khi uống thuốc không được nghiền, nhai hay tác động làm vỡ viên mà phải nuốt toàn bộ. Vì khi như dùng viên nén giải phóng chậm khi viên bị vỡ làm hỏng lớp màng bao ngoài của viên thuốc. Màng bao ngoài có tác dụng bảo vệ viên thuốc không bị tan rã ở dạ dày.

Khi uống Sulfasalazine hay bất kỳ thuốc uống dạng viên nào thì cần uống thật nhiều nước, lưu ý là nước lọc không dùng nước ngọt hay các loại nước khác. Khi uống kèm nhiều nước giúp thuốc đi vào dễ dàng hơn và ngăn ngừa sỏi thận.

Xử trí khi quá liều hoặc bỏ liều

Xử trí khi quá liều: Khi sử dụng quá liều cho phép nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào hãy liên hệ ngay cấp cứu. Các triệu chứng quá liều như: Đau dạ dày, đau bụng dữ dội, nôn mửa liên tục, co giật, buồn ngủ quá mức

Xử trí khi bỏ quên liều: Nếu không may bạn có bỏ không uống 1 liều, hãy uống ngay lúc đó càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu nó gần với thời điểm bạn uống liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên. Lưu ý không được tăng gấp đôi liều để bù cho liều đã quên vì rất dễ gây quá liều.

Đối tượng cần cảnh báo khi sử dụng Sulfasalazine

Sulfasalazine được sử dụng trên phạm vi đối tượng khá hẹp, do đó một vài tình trạng bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng điều trị. Người bệnh cần thông báo đến bác sĩ/dược sĩ khi bị các tình trạng sức khỏe bao gồm:

  • Dị ứng với thuốc Sulfasalazine, với Aspirin, hay các loại thuốc như Salicylic, thuốc nhóm NSAID không hay bất kỳ dị ứng nào khác.
  • Tắc nghẽn trong dạ dày hay trong ruột.
  • Nhiễm trùng nặng.
  • Thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase do có thể dẫn đến tác dụng phụ là các rối loạn máu.
  • Suy tủy xương.
  • Hen suyễn.
  • Suy giảm chức năng thận.
  • Đối với bệnh nhân đang trong thời kỳ mang thai chỉ dùng Sulfasalazine khi không còn lựa chọn khác. Sulfasalazine khiến cơ thể người mẹ khó hấp thụ axit folic làm tăng nguy cơ khuyết tật tủy sống. Đặc biệt gây Sulfasalazine đi qua nhau thai nên có nguy cơ gây bệnh kernicterus ở trẻ sơ sinh vì vậy không Sulfasalazine cho mẹ bầu trong giai đoạn sắp sinh. 
  • Sulfasalazine có qua đường sữa mẹ nên cần thận trọng. Trẻ uống sữa mẹ có Sulfasalazine có trường hợp trẻ đi ngoài ra phân có máu hoặc trẻ bị tiêu chảy.

Chỉ dùng Sulfasalazine cho phụ nữ mang thai khi không có lựa chọn khác

Chỉ dùng Sulfasalazine cho phụ nữ mang thai khi không có lựa chọn khác

>>> XEM THÊM: Bị viêm khớp sử dụng Triamcinolone như thế nào cho hiệu quả?

Tác dụng phụ của Sulfasalazine có thể gặp

Theo thống kê thì Sulfasalazine ít có tác dụng phụ trên tất cả các người bệnh. Tuy vậy, thuốc vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ với bất kỳ ai. Do đó, bạn cần theo dõi và quan sát kỹ các phản ứng xảy ra. Cụ thể như sau:

Tác dụng phụ thường gặp

Các tác dụng phụ này thường có mức độ nhẹ và sẽ tự biến mất khi ngừng thuốc sau một thời gian từ vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, nếu nó kéo dài và khiến bạn khó chịu, hãy thông báo cho bác sĩ. Bao gồm như:

  • Nhức đầu.
  • Buồn nôn.
  • Khó chịu bụng.
  • Giảm thèm ăn.
  • Các phản ứng dị ứng nhẹ như: phát ban, mẩn ngứa,..

Tác dụng phụ nghiêm trọng

Bên cạnh đó Sulfasalazine có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn nhưng rất hiếm gặp. Khi gặp bất kỳ dấu hiệu của tác dụng phụ nghiêm trọng bạn cần cảnh báo ngay với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế để điều trị kịp thời. Bao gồm các triệu chứng:

  • Rối loạn máu (mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản) hoặc tổn thương gan xấu hiện các triệu chứng: viêm họng, sốt, da xanh xao, xuất hiện đốm tím trên da, vàng da, vàng mắt...
  • Tổn thương da nghiêm trọng bao gồm: phát ban đỏ hoặc tím bầm có đau, phồng rộp da, bong tróc da…
  • Thận hư với các triệu chứng như khó đi tiểu, tiểu ít, khó tiểu, tiểu da thậm chí có máu trong nước tiểu.
  • Gặp vấn đề về thính giác như ù tai…
  • Nổi hạch ở cổ.
  • Các triệu chứng khi lượng đường trong máu thấp như đổ mồ hôi lạnh, nhìn mờ, tim đập nhanh…
  • Đau bụng dữ dội.

Các phản ứng nguy hiểm

Nếu gặp bất kỳ phản ứng nào trong nhóm này, cần tìm sự trợ giúp từ cấp cứu hoặc trung tâm ý tế gần nhất ngay lập tức.

  • Phản ứng dị ứng, sốc phản vệ: Phát ban da tím hoặc đỏ, sưng cổ họng, mặt, môi hoặc lưỡi, khó thở. Bỏng mắt, đau da, da bị phồng rộp, bong tróc. Sưng hạch, đau nhức cơ hoặc bị suy nhược. Vàng da, vàng mắt.
  • Phản ứng nhiễm trùng có thể gây tử vong: Sốt, đau họng, ớn lạnh. Bị lở miệng, sưng lợi hoặc đỏ. Da chuyển màu nhợt nhạt, dễ bị bầm tím, chảy máu bất thường. Khó thở, tức ngực, thở khò khè, sụt cân nhanh chóng, nôn khan. 

Sulfasalazine có thể khiến da mẩn đỏ, ngứa rát do dị ứng

Sulfasalazine có thể khiến da mẩn đỏ, ngứa rát do dị ứng

Tương tác của Sulfasalazine với các yếu tố khác

Trong quá trình sử dụng khi có tương tác sẽ làm thay đổi các hoạt động của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ. Thông báo đến bác sĩ/dược sĩ nếu đang sử dụng các thuốc điều trị khác. Cụ thể một vài tương tác với các thuốc bao gồm:

Thuốc

Sự tương tác

Thuốc chống đông máu, đường uống (Warfarin)

Khả năng Sulfasalazine có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu coumarin do cạnh tranh liên kết protein hoặc bằng cách làm suy giảm chuyển hóa chất chống đông máu.

Thuốc chống đái tháo đường, Sulfonylurea

Sulfasalazine có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết của Tolbutamide và Chlorpropamide bằng cách thay thế các chất chống đái tháo đường khỏi vị trí liên kết với protein của chúng

Digoxin

Dùng đồng thời với Digoxin làm giảm tác dụng của Digoxin

Axit folic

Sulfasalazine vào cơ thể gây ra  ức chế sự hấp thu axit folic. Dẫn đến giảm nồng độ axit folic trong huyết thanh và có thể thiếu hụt axit folic ở một số bệnh nhân. Đặc biệt cần lưu ý trên phụ nữ có thai do axit folic rất quan trọng với trẻ trong bụng mẹ.

Acebutolol (Thuốc điều trị huyết áp)

Làm giảm tác dụng hạ huyết áp của Acebutolol

Acetaminophen (thuốc giảm đau hạ sốt)

Khi dùng đồng thời làm tăng mức nghiêm trọng của tác dụng phụ.

Aceclofenac

Làm giảm tác dụng của Sulfasalazine

Abciximab (thuốc trong phòng ngừa cục máu đông)

Tăng nguy cơ xuất huyết do giảm tác dụng của Abciximab

Acyclovir

Cả hai đều có tác dụng phụ trên thận khi dùng chung sẽ làm tăng độc tính trên thận.

Celecoxib

Tăng độc tính trên thận mức độ trung bình khi dùng chung. Gây lên các bệnh về thận như viêm thận kẽ, thay đổi thận tối thiểu,...thậm chí là suy thận.

Tương tác của Sulfasalazine với thức ăn và đồ uống thì hiện tại chưa có ghi nhận Sulfasalazine với các loại thức ăn, đồ uống hay thực phẩm nào.

Dùng đồng thời nhiều thuốc với Sulfasalazine có nguy cơ cao gây tương tác

Dùng đồng thời nhiều thuốc với Sulfasalazine có nguy cơ cao gây tương tác

Lời khuyên đến từ dược sĩ cho bệnh nhân dùng Sulfasalazine

Bệnh nhân được kê đơn sử dụng Sulfasalazine nhất định tuân thủ điều trị từ bác sĩ đưa ra. Sulfasalazine là thuốc thuộc danh mục thuốc kê đơn nên bệnh nhân không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đưa mọi thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe hiện tại cho bác sĩ của bạn.

Lưu ý Sulfasalazine được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và nơi có độ ẩm cao.

Ngoài ra đối với tình trạng bệnh viêm khớp dạng thấp người bệnh có thể lựa chọn các sản phẩm thảo dược. Thành phần thảo dược như: Cao sói rừng, cao hy thiêm, cao bạch thược… có công dụng cải thiện bệnh viêm khớp dạng thấp.

Đặc biệt, nghiên cứu năm 2017 cho thấy, hy thiêm là thảo dược có tác dụng giảm đau, chống viêm và chống tăng acid uric máu, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, trong đó có viêm khớp dạng thấp. Sản phẩm bao gồm các thành phần hy thiêm, bạch thược, nhũ hương, sói rừng,... còn được nghiên cứu tại bệnh viện lớn uy tín cho hiệu quả tích cực trong việc cải thiện triệu chứng sưng, đau, viêm khớp ở người bệnh.

Việc sử dụng Sulfasalazine để giảm đau, chống viêm cần được theo dõi và thận trọng. Điều này sẽ giúp bạn dùng thuốc an toàn và hiệu quả hơn. Bài viết trên chỉ cung cấp các thông tin tham khảo liên quan đến Sulfasalazine. Nếu bạn còn thắc mắc về thuốc Sulfasalazine hoặc tình trạng viêm khớp dạng thấp vui lòng đặt câu hỏi ở bình luận bên dưới để được tư vấn.

Link tham khảo:
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17193307/

https://www.everydayhealth.com/drugs/sulfasalazine

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-6260/sulfasalazine-oral/details

https://www.drugs.com/mtm/sulfasalazine.html

https://www.healthline.com/health/drugs/sulfasalazine-oral-tablet

Dược sĩ Thu Thảo

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Hoang-Thap-Linh

Bình luận