Leflunomide là thuốc gì? Công dụng

Leflunomide là thuốc chống thấp khớp (DMARD) với tên thương hiệu Arava. Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vẩy nến. Với các bệnh lý xuất phát từ nguyên nhân sâu xa do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các bộ phận của cơ thể, sử dụng thuốc Leflunomide có thể làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch, giúp giảm tình trạng viêm, đau, sưng và cứng khớp.

Leflunomide cho tác dụng chậm, có thể mất từ ​​4-6 tuần thì người mắc mới bắt đầu cảm nhận được tác động của thuốc đối với các triệu chứng bệnh. Và có thể mất từ 4-6 tháng để người bệnh cảm nhận hết tác dụng của thuốc.

Sử dụng thuốc Leflunomide là một phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp lâu dài, người bệnh nên tiếp tục dùng thuốc ngay cả khi chưa thấy tình trạng bệnh thuyên giảm hoặc các triệu chứng đã cải thiện, để giúp kiểm soát tình trạng bệnh tốt nhất. Thuốc Leflunomide có nhiều dạng bào chế và hàm lượng khác nhau, cụ thể là viên nén 10mg, 20mg; viên bao phim 10mg, 20mg, 100mg.

Leflunomide là thuốc được sử dụng điều trị một số bệnh tự miễn

Leflunomide là thuốc được sử dụng điều trị một số bệnh tự miễn

Sử dụng Leflunomide như thế nào cho an toàn?

Trước khi sử dụng thuốc Leflunomide, hãy thực hiện các xét nghiệm để đảm bảo bạn đủ điều kiện dùng thuốc. Tuyệt đối làm theo hướng dẫn từ bác sĩ/dược sĩ khi dùng thuốc. Những thông tin về liều dùng, cách dùng của Leflunomide sau đây chỉ mang tính chất tham khảo.

Bạn nên uống viên thuốc với nước và có thể dùng cùng hoặc không cùng thức ăn. Điều quan trọng là bạn phải nuốt toàn bộ viên thuốc, không nhai hoặc nghiền nát trong miệng tránh ảnh hưởng đến tác dụng của Leflunomide. Tốt nhất người bệnh nên uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

Liều dùng Leflunomide phụ thuộc vào tình trạng bệnh viêm khớp dạng thấp, độ tuổi và khả năng đáp ứng với thuốc. Cụ thể: 

  • Liều dùng cho người lớn: Liều tấn công 100mg/lần/ngày, trong 3 ngày liên tiếp. Liều duy trì: Uống 10-20mg/lần/ngày. Không khuyến cáo dùng trên 20mg/ngày. 
  • Liều dùng cho trẻ em: Độ an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được chứng minh ở trẻ nhỏ. Do vậy, bác sĩ không khuyến khích sử dụng cho nhóm đối tượng này. 

Nếu bạn lỡ quên một liều hãy dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến thời gian của liều ​​tiếp theo. Lưu ý, không dùng nhân đôi liều lượng để bù liều đã quên.

Nếu uống quá liều, hãy gọi hay cấp cứu hoặc đến cơ sở y tế gần nhất. Chú ý các triệu chứng quá liều có thể bao gồm: Tiêu chảy, đau dạ dày, da nhợt nhạt, bầm tím, chảy máu, nước tiểu sẫm màu hoặc vàng da, vàng mắt.

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng liều lượng của Leflunomide

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng liều lượng của Leflunomide

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn sử dụng Sulfasalazine giảm đau, giảm viêm đúng cách

Thuốc Leflunomide gây tác dụng phụ gì?

Trong quá trình sử dụng Leflunomide, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, chúng có thể không xuất hiện ở tất cả trường hợp. Cụ thể như sau:

Tác dụng phụ thường gặp

Nếu những tác dụng này ở mức độ nhẹ và biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần thì người bệnh không cần quá đáng ngại. Bao gồm: 

  • Tiêu chảy.
  • Buồn nôn.
  • Đau đầu, tăng huyết áp, mệt mỏi
  • Phát ban.
  • Đau dạ dày.
  • Xét nghiệm gan cho kết quả bất thường. 

Tác dụng phụ nghiêm trọng

Cần chú ý hơn đến một số tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc. Nếu gặp những tác dụng phụ này, hãy liên hệ ngay lập tức cho bác sĩ của bạn. Bao gồm: 

  • Nhiễm trùng, bao gồm viêm phổi, lao và các biến chứng do nhiễm trùng: Suy nhược đột ngột, sốt, ớn lạnh, ốm, lở miệng, đau họng, đỏ, sưng, khó nuốt.
  • Dấu hiệu xuất huyết: Dễ bị bầm tím, chảy máu bất thường ở miệng, mũi, trực tràng hoặc âm đạo. Ngoài ra có thể xuất hiện các nốt màu tím, đỏ dưới da.
  • Chức năng phổi kém, thường xuyên bị ho, khó thở, có thể kèm theo sốt.
  • Gan gặp vấn đề: Buồn nôn, đau bụng trên, mệt mỏi, chán ăn, phân - nước tiểu bị sẫm màu, vàng da, vàng mắt.
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng: Sốt, sưng tấy ở lưỡi, môi, mặt, cổ họng. Mắt bị nóng rát, đau da, phồng rộp, bong tróc.

Sử dụng thuốc Leflunomide có thể gây nhiều tác dụng phụ

Sử dụng thuốc Leflunomide có thể gây nhiều tác dụng phụ

Nếu xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng khi sử dụng thuốc Leflunomide, hãy gọi cấp cứu hoặc đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trong trường hợp này, người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc uống để tăng khả năng loại bỏ Leflunomide ra khỏi cơ thể, hạn chế biến chứng nguy hiểm hơn có thể xảy ra.

Đối tượng cần thận trọng khi dùng Leflunomide

Những nhóm đối tượng sau đây cần thận trọng khi sử dụng Leflunomide điều trị bệnh:

  • Người bị bệnh gan: Việc sử dụng Leflunomide có thể gây tổn thương nhiều hơn cho gan. Do vậy, thuốc này không được khuyến khích sử dụng nếu bạn bị bệnh gan.
  • Người bị bệnh thận: Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn mắc bệnh lý về thận khi sử dụng Leflunomide. Bởi khi thận hoạt động không tốt, khả năng đào thải giảm, dẫn đến nồng độ thuốc tồn tại trong cơ thể cao hơn so với bình thường.
  • Người bị nhiễm trùng nghiêm trọng: Thuốc Leflunomide không được khuyến khích với người có hệ thống miễn dịch kém hoặc đang bị nhiễm trùng nặng như viêm phổi hoặc lao. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để xem có nên ngừng thuốc hay không.
  • Phụ nữ có thai: Không nên dùng Leflunomide cho phụ nữ có thai vì sẽ gây hại cho thai nhi. Nếu muốn mang thai, người bệnh phải ngừng dùng thuốc và điều trị bằng các phương pháp loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể hoàn toàn cho đến khi xét nghiệm máu không còn thuốc. 
  • Phụ nữ đang cho con bú: Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa đánh giá được Leflunomide có đi qua sữa mẹ hay không. Do đó, thuốc này không được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ cho con bú để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. 

Thuốc Leflunomide không được khuyến khích với phụ nữ cho con bú 

Thuốc Leflunomide không được khuyến khích với phụ nữ cho con bú 

>>> XEM THÊM: 7 điều cần biết khi dùng Brexin trong điều trị bệnh xương khớp

Dùng Leflunomide cần lưu ý những gì?

Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả Leflunomide, người bệnh cần xem xét kỹ lưỡng các loại thuốc, đồ ăn, thức uống để biết có tương tác bất lợi xảy ra hay không. 

Tương tác thuốc có thể xảy ra

Các loại thuốc có thể gây tương tác với Leflunomide bao gồm: 

Thuốc chống thấp khớp loại khác: Kết hợp Methotrexat với Leflunomide có thể làm tăng nguy cơ gây tổn thương gan.

Kháng sinh: Kết hợp Rifampicin với Leflunomide có thể khiến nồng độ thuốc Leflunomide cao hơn trong cơ thể, tăng nguy cơ bị tác dụng phụ.

Thuốc làm loãng máu: Kết hợp Warfarin với Leflunomide có thể làm giảm tác dụng của Warfarin. Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu thường xuyên hoặc thay đổi liều lượng Warfarin trong khi điều trị bằng Leflunomide.

Vacxin : Leflunomide làm suy giảm chức năng miễn dịch. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà vacxin ngăn ngừa. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dùng Leflunomide và có ý định tiêm phòng các bệnh như: Sởi, quai bị, rubella và thủy đậu.

Thuốc Leflunomide có thể gây tương tác bất lợi với người mới tiêm vacxin

Thuốc Leflunomide có thể gây tương tác bất lợi với người mới tiêm vacxin

Lời khuyên từ dược sĩ khi dùng Leflunomide 

Khi sử dụng thuốc Leflunomide, bạn hãy làm theo những lời khuyên hữu ích sau đây:

  • Dùng Leflunomide theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng, giảm liều hoặc ngừng thuốc khi chưa có chỉ định.
  • Khi đang sử dụng Leflunomide, bạn hãy hạn chế hoặc tốt nhất là không nên uống rượu, bia vì nó có thể làm trầm trọng hơn tác dụng phụ trên gan.
  • Nếu người bệnh nhạy cảm với lactose, đậu phộng hoặc đậu nành, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Leflunomide, vì thuốc có chứa chiết xuất của những chất gây dị ứng này.
  • Bảo quản thuốc trong hộp đựng, đậy kín, ở nhiệt độ phòng, tránh nhiệt độ, độ ẩm quá cao và ánh sáng cường độ mạnh.
  • Đặc biệt lưu ý, để thuốc ở vị trí an toàn, nơi cao, khuất tầm nhìn và tầm tay của trẻ để tránh trường hợp trẻ bị ngộ độc thuốc.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc Leflunomide, bạn có thể sử dụng thêm các loại thảo dược như Sói rừng, Hy thiêm, Bạch Thược, Nhũ Hương,... Đây là những loại thảo dược an toàn và lành tính khi dùng, ít có tác dụng phụ. Những thảo dược này đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện lớn cho hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ giảm đau, chống viêm, giảm sưng hoặc các triệu chứng khác của viêm khớp dạng thấp hoặc những vấn đề xương khớp khác.

Đặc biệt, thảo dược hy thiêm đã được nghiên cứu ở nhiều nước. Kết quả cho thấy, chiết xuất ethanol của hy thiêm có thể ngăn chặn phản ứng tế bào và thể dịch, tiềm năng có thể phát triển thành chất ức chế miễn dịch.

Sử dụng thảo dược giúp hỗ trợ giảm đau viêm khớp dạng thấp tốt hơn

Sử dụng thảo dược giúp hỗ trợ giảm đau viêm khớp dạng thấp tốt hơn

Sử dụng Leflunomide để điều trị viêm khớp dạng thấp cần thận trọng để đảm bảo an toàn. Các thông tin cung cấp về Leflunomide chỉ mang tính chất tham khảo. Bởi ảnh hưởng của thuốc đến mỗi người là khác nhau. 

Do vậy, để đảm bảo an toàn, người bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng. Nếu cần hỗ trợ thêm các vấn đề khác liên quan đến viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến hoặc các bệnh xương khớp khác, vui lòng bình luận bên dưới để được hỗ trợ.

Linh tham khảo: 
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17193307/
https://www.versusarthritis.org/about-arthritis/treatments/drugs/Leflunomide/

https://www.mims.com/malaysia/drug/info/Leflunomide?mtype=generic
https://www.drugs.com/arava.html

Bình luận