Thoái hóa khớp gối là gì? Nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp gối (viêm khớp hao mòn) là tình trạng lớp sụn đệm tự nhiên giữa các khớp bị hao mòn và biến mất dần đi. Đây là bệnh lý xương khớp phổ biến nhất trong các vị trí, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. 

Bệnh có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên gối. Quá trình thoái hóa khiến lớp sụn ở khớp gối bị bào mòn dần, các đầu xương tăng cọ xát vào nhau dẫn đến tổn thương. 

Theo Thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cho thấy, số người bị thoái hóa khớp gối đang ngày càng có xu hướng tăng. Cụ thể, cứ 2 người thì có khoảng 1 người nằm trong nhóm nguy cơ mắc bệnh. Tình trạng này gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và năng suất làm việc.

Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương sụn khớp kèm theo tình trạng viêm, đau

Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương sụn khớp kèm theo tình trạng viêm, đau

>>> XEM THÊM: Thông tin hữu ích về bệnh lý thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

Bệnh thoái hóa khớp gối có thể gây ra những nguy hiểm nhất định cho người bệnh. Thoái hóa khớp gối khiến người bệnh khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi bộ hoặc leo cầu thang. Bệnh không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống, năng suất lao động mà còn là nguyên nhân dẫn đến khuyết tật và một loạt những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Phân hủy sụn dẫn đến cấu tạo mô khớp lỏng lẻo.
  • Hoại tử xương.
  • Gãy xương.
  • Chảy máu trong khớp.

Thoái hóa khớp gối có chữa được không?

Thực tế, hiện nay chưa có cách chữa khỏi thoái hóa khớp gối. Nhưng việc tiếp nhận các phương pháp điều trị sẽ giúp giảm sự khó chịu, đau nhức, sưng tấy và làm chậm quá trình tổn thương khớp. Từ đó, giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và tự chủ trong các hoạt động hàng ngày. 

Triệu chứng thoái hóa khớp gối và chẩn đoán chính xác

Để xác định chính xác bạn có bị thoái hóa khớp gối hay không, bác sĩ sẽ xác định theo các triệu chứng qua từng giai đoạn. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ thực hiện thêm một số biện pháp chẩn đoán Y khoa khác.

Triệu chứng thoái hóa khớp gối lâm sàng

Thoái hóa khớp khối gây nhiều triệu chứng phiền toái cho người bệnh. Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn mà người bệnh có thể cảm nhận được các triệu chứng ở mức độ khác nhau: 

Giai đoạn 1: Thoái hóa khớp gối âm thầm

Ở giai đoạn này, người bệnh không thấy khó chịu hoặc đau đớn. Chỉ khi vận động quá nhiều sẽ bị cơn đau thoáng qua, thường sẽ không được chú ý. Khi chụp X-quang không xuất hiện bất kỳ tổn thương nào. 

Giai đoạn 2: Thoái hóa khớp gối nhẹ

Thoái hóa khớp gối mức độ nhẹ có thể gây một số triệu chứng như cứng khớp, đau khớp. Tình trạng xảy ra ngay cả khi đã nghỉ ngơi. Ở giai đoạn này, chụp X-quang có thể thấy không gian khớp bị thu hẹp và xuất hiện gai xương.  

Giai đoạn 3: Thoái hóa khớp gối trung bình

Các triệu chứng ở giai đoạn này bao gồm đau nhức khớp gối và khó chịu ngay cả khi thực hiện các hoạt động hàng ngày như chạy, đi bộ, quỳ, cúi người,... Ngoài ra có thể bị sưng tấy và tích tụ chất lỏng xung quanh khớp, người bệnh thấy như có nước trong đầu gối. Ở giai đoạn này, chụp X-quang sẽ thấy sự thu hẹp rõ ràng trong ổ khớp, tổn thương sụn và các mô khác hoặc biến dạng đầu xương. 

Giai đoạn 4: Thoái hóa khớp gối nghiêm trọng

Mức độ các triệu chứng sẽ nặng hơn bao gồm: Cứng khớp gây đau và khó chịu ngay cả với những cử động rất nhẹ nhàng, đơn giản; Khớp gối bị viêm liên tục. Ở giai đoạn này, chụp X-quang sẽ thấy không gian khớp bị thu hẹp nghiêm trọng, các xương cọ xát với nhau, sụn bị ăn mòn phần lớn hoặc hoàn toàn.  

Bệnh thoái hóa khớp gối tiến triển theo 4 giai đoạn

Bệnh thoái hóa khớp gối tiến triển theo 4 giai đoạn

Chẩn đoán thoái hóa khớp gối như thế nào?

Bên cạnh dựa vào triệu chứng và các yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số phương pháp giúp chẩn đoán chính xác bệnh bao gồm: 

  • Chụp X-quang: Có thể thấy sự thu hẹp không gian khớp giữa xương đùi và xương chày và các gai xương.
  • Hầu hết người trên 50 tuổi khi mắc bệnh đều cho thấy hình ảnh bất thường trên phim chụp X-quang đầu gối, còn nhiều người sẽ không có triệu chứng. 
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cung cấp hình ảnh về mô mềm, sụn, dây chằng, gân, cơ và xương khớp gối. MRI có thể được chỉ định nếu chụp X-quang đầu gối không kết luận được bệnh hoặc bác sĩ nghi ngờ các triệu chứng là do nguyên nhân khác.
  • Nội soi khớp gối: Quan sát trực tiếp các tổn thương thoái hoá của sụn ở mức độ khác nhau. Phương pháp này thường được kết hợp với sinh thiết màng hoạt dịch để làm xét nghiệm tế bào chẩn đoán phân biệt với bệnh lý xương khớp khác. 
  • Một số xét nghiệm khác có thể được tiến hành đó là: Xét nghiệm máu và sinh hoá, Dịch khớp,...

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối là gì?

Nguyên nhân phổ biến nhất của thoái hóa khớp gối là sự hao mòn của lớp sụn khớp, từ đó dẫn đến viêm khớp hao mòn và thoái hóa. Có  nhiều tác nhân, yếu tố khiến bệnh thoái hóa khớp gối có cơ hội đến sớm hơn. Bao gồm: 

Mắc các bệnh lý xương khớp: Nếu mắc các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp, gút gây tổn thương khớp gối sẽ có khả năng cao dẫn đến thoái hóa khớp. Ngoài ra, một số bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa như thừa sắt hoặc thừa hormone cũng làm ảnh hưởng đến hệ xương khớp, trong đó có khớp gối.

Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi. Tuổi càng cao khớp gối càng có nguy cơ bị thoái hóa.

Chấn thương khớp gối: Chấn thương khớp gối xảy ra khi chơi thể thao hoặc tai nạn, có thể làm tăng nguy cơ bị thoái hóa, bao gồm cả những chấn thương đã xảy ra nhiều năm trước và đã lành.

Thường xuyên vận động khớp gối: Do tính chất công việc hoặc thường xuyên tham gia môn thể thao phải sử dụng nhiều đến khớp gối cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ bị thoái hóa sớm.

Cân nặng: Trọng lượng cơ thể làm tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp lớn như đầu gối. Nếu tăng 0,5kg cân nặng sẽ làm tăng thêm 1,5 đến 2kg trọng lượng trên khớp đầu gối.

Yếu tố di truyền: Các đột biến di truyền có thể là yếu tố nguy cơ làm phát triển bệnh thoái hóa ở khớp gối. Nghĩa là nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao nếu trong gia đình có người bị thoái hóa khớp.

Giới tính: Phụ nữ trên 55 tuổi có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp gối hơn nam giới.

Tỷ lệ phụ nữ bị thoái hóa khớp gối cao hơn nam giới

Tỷ lệ phụ nữ bị thoái hóa khớp gối cao hơn nam giới

Ngoài ra, thoái hóa khớp gối có nguy cơ cao gặp ở những đối tượng sau:

  • Người lao động chân tay nặng nhọc, thường xuyên phải làm công việc sử dụng đến khớp gối nhiều như quỳ gối, ngồi xổm hoặc mang vác vật nặng.
  • Người thừa cân. 
  • Người có tiền sử bị chấn thương khớp, bị đứt dây chằng, tổn thương sụn khớp gối,... 
  • Dân văn phòng ít vận động.
  • Vận động thể thao tham gia các bộ môn như bóng đá, quần vợt, điền kinh,...

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối càng được điều trị sớm thì cơn đau càng nhanh thuyên giảm và ít có nguy cơ gây biến chứng. Việc phối hợp các phương pháp điều trị như thế nào còn phụ thuộc vào mức độ và giai đoạn của bệnh. Dưới đây là những hướng đi phổ biến trong điều trị thoái hóa khớp gối: 

Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì?

Một số thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp kiểm soát cơn đau nhẹ và khó chịu bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid như diclofenac, ibuprofen, naproxen, meloxicam, celecoxib,... Lưu ý các tác dụng phụ của nhóm thuốc này đến hệ tiêu hóa.
  • Thuốc giảm đau thông thường acetaminophen nếu người bệnh không dùng được nhóm NSAIDs. Chú ý sử dụng acetaminophen đúng liều lượng và thời gian để tránh tổn thương gan. 
  • Các dạng thuốc giảm đau bôi ngoài da có chứa NSAIDs hoặc capsaicin.

Nếu các thuốc nhóm trên không mạng lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc mạnh hơn như: Duloxetine, tramadol, metamizole,...

Thuốc tiêm steroid trực tiếp vào khớp gối có thể được sử dụng trong trường hợp bị đau và viêm nặng. Tuy nhiên, việc tiêm steroid thường xuyên có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, vì vậy bác sĩ thường sẽ hạn chế sử dụng phương pháp điều trị này.

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn sử dụng Sulfasalazine giảm đau, giảm viêm đúng cách

Bị thoái hóa khớp gối nên tập gì?

Trong điều trị thoái hóa khớp gối, việc kết hợp với chế độ tập luyện giúp mang lại lợi ích rất lớn. Cụ thể các bài tập sau đây sẽ giúp hệ xương khớp nói chung và khớp gối nói riêng trở nên mạnh mẽ, linh hoạt và khỏe mạnh hơn:

Tập yoga 

Nghiên cứu ảnh hưởng của yoga với những người bị thoái hóa khớp gối cho thấy, tập luyện 90 phút/ tuần trong 2 tháng giúp giảm đau và cứng khớp đáng kể. Bên cạnh tác dụng giảm đau, yoga còn giúp người bị thoái hóa khớp gối cải thiện khả năng vận động, sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Cải thiện thoái hóa khớp gối bằng các bài tập yoga

Cải thiện thoái hóa khớp gối bằng các bài tập yoga

Đi bộ

Đi bộ là một lựa chọn tuyệt vời cho người bị thoái hóa khớp gối. Vì đây là hoạt động thể chất nhẹ nhàng không gây căng thẳng quá mức cho các khớp. Thực hiện đi bộ thường xuyên sẽ làm tăng phạm vi chuyển động của đầu gối, cải thiện tình trạng cứng khớp.

Đạp xe

Nghiên cứu chỉ ra rằng, người bị thoái hóa khớp gối tham gia bộ môn đạp xe với cường độ thấp mang lại hiệu quả đáng kể trong việc cải thiện chức năng khớp và dáng đi của người bệnh. Bên cạnh đó, đạp xe cũng hỗ trợ giảm đau nhức và một số triệu chứng khác của thoái hóa khớp gối. 

Các biện pháp hỗ trợ giảm đau khác

Song song với chế độ tập luyện khoa học, người bị thoái hóa khớp gối có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ giảm đau sau:

Giảm cân: Nếu có thể bạn đang bị béo phì, việc giảm ít nhất 10% trọng lượng cơ thể sẽ giúp giảm tình trạng đau, viêm và cải thiện các triệu chứng của thoái hóa khớp gối. 

Vật lý trị liệu: Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu sẽ giúp tăng cường, thư giãn và điều hòa hoạt động của khớp gối. Tuân thủ đúng, đủ liệu trình có thể giúp xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai, giảm áp lực lên sụn và xương bị tổn thương. Cụ thể, mục tiêu của vật lý trị liệu với người bị thoái hóa khớp gối đó là: 

  • Tăng cường các cơ xung quanh đầu gối, mông và hông. 
  • Kéo giãn các vùng cơ không linh hoạt ở khớp gối. 
  • Tăng cường trao đổi chất dinh dưỡng của hệ xương khớp.

Sử dụng vật lý trị liệu giúp cải thiện bệnh thoái hóa khớp gối

Sử dụng vật lý trị liệu giúp cải thiện bệnh thoái hóa khớp gối

Giảm đau khớp gối bằng thảo dược tự nhiên

Sử dụng bạch đàn: Lá bạch đàn có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và chống viêm. Nghiên cứu cho thấy, chiết xuất từ ​​lá bạch đàn làm giảm đáng kể hàm lượng của một số loại enzyme gây viêm trong cơ thể.

Sử dụng nha đam: Các hợp chất trong nha đam giúp loại bỏ gốc tự do khỏi cơ thể, giảm viêm bằng cách ngăn chặn sản xuất enzyme gây viêm. Tác dụng của thảo dược này được ví tương tự như các thuốc chống viêm không steroid.

Sử dụng nghệ: Nghệ chứa hợp chất curcumin thực vật giúp làm giảm tình trạng viêm mạn tính trong bệnh lý xương khớp.

Sử dụng hy thiêm: Từ xa xưa, hy thiêm được sử dụng như một phương pháp giúp chống viêm, giảm đau hiệu quả. Thảo dược này chứa hàm lượng lớn dẫn chất của axit salicylic và các chất đắng daturosid, orientin,… được ứng dụng nhiều trong chữa bệnh xương khớp, bao gồm thoái hóa khớp gối. 

Tuy vậy, việc sử dụng đơn lẻ các loại thảo dược này có thể không phát huy được tối đa công dụng của chúng. Vì vậy, bạn nên ưu tiên sử dụng các bài thuốc phối hợp giữa các dược liệu này với nhau. Ví dụ như bài thuốc giữa Cao Hy thiêm, cao Bạch thược, Nhũ hương,... Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện cho hiệu quả hỗ trợ giảm đau xương khớp, chống viêm khá hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng tăng cường sức khỏe hệ xương khớp khá an toàn, lành tính.

Đặc biệt hoạt động ức chế miễn dịch của chiết xuất ethanol từ hy thiêm đã được nghiên cứu trên các phản ứng miễn dịch. Kết quả cho thấy, chiết xuất ethanol của hy thiêm là thành phần mang đến tiềm năng có thể phát triển thành chất ức chế miễn dịch. Đặc biệt, tác dụng của sản phẩm chứa các thảo dược trên còn được nghiên cứu tại bệnh viện lớn và cho hiệu quả giảm sưng, đau, viêm rất tích cực.

Chế độ ăn uống cho người bị thoái hóa khớp gối

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp người bị thoái hóa khớp gối kiểm soát tốt triệu chứng bệnh và giảm nguy cơ tái phát hiệu quả. Hãy tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

  • Cắt giảm lượng calo thừa, đường trong chế độ ăn.
  • Ăn nhiều trái cây và rau xanh tươi.
  • Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu axit béo omega - 3.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống như rượu, bia, cafe,... 

Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp gối

Nếu các phương pháp trên không mang lại hiệu quả, người bị thoái hóa khớp gối vẫn bị đau dữ dội, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật bao gồm: 

Phẫu thuật nội soi khớp: Sử dụng ống soi có gắn camera để sửa chữa các chấn thương hoặc làm sạch mảnh xương vụn bị thoái hóa ra khỏi khớp.

Phẫu thuật cắt xương: Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu và chỉ xảy ra ở một bên đầu gối, bác sĩ có thể chỉ cắt và định hình lại xương. Phương pháp này giúp ngăn chặn và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. 

Phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối: Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ mô xương bị tổn thương và thay khớp gối bằng khớp nhân tạo.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp phẫu thuật

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp phẫu thuật

Phòng ngừa thoái hóa khớp gối bằng cách nào?

Để hạn chế nguy cơ bị thoái hóa khớp gối, hãy chú ý đến những vấn đề sau đây: 

  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý.
  • Kiểm soát tốt lượng đường trong máu, tránh gây ảnh hưởng xấu đến hệ xương khớp.
  • Vận động hàng ngày, rèn luyện sức khỏe, tránh ngồi làm việc quá lâu ở các tư thế gây khó chịu cho khớp gối. 
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm, đồ uống chứa các chất dinh dưỡng tốt cho hệ xương khớp.
  • Chú ý đến các dấu hiệu đau nhức ở khớp gối và thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bất thường. 

Mặc dù không chữa khỏi được thoái hóa khớp gối, nhưng có nhiều phương pháp giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh. Hãy duy trì lối sống lành mạnh, vận động và nghỉ ngơi khoa học. Đây là những cách đơn giản mà bạn có thể thực hiện để cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp gối, mang đến một cuộc sống khỏe mạnh và trọn vẹn hơn. 

Trên đây là những thông tin tham khảo liên quan đến thoái hóa khớp gối. Nếu có bất kỳ vấn đề gì cần giải đáp chi tiết và cụ thể hơn, hãy bình luận bên dưới để được hỗ trợ.

Link tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17193307/

https://www.webmd.com/osteoarthritis/ostearthritis-of-the-knee-degenerative-arthritis-of-the-knee

https://www.medicalnewstoday.com/articles/310579#stages

https://www.healthline.com/health/osteoarthritis/treatment-options-osteoarthritis-knee#surgery

https://kcb.vn/wp-content/uploads/2016/06/HD%C4%90T-C%C6%A1-X%C6%B0%C6%A1ng-Kh%E1%BB%9Bp.pdf

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK507884/

Dược sĩ Thu Thảo

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Hoang-Thap-Linh

Bình luận