Tìm hiểu về thuốc Indomethacin và tác dụng

Indomethacin là thuốc giảm đau, sưng hoặc kháng viêm liên quan đến xương khớp từ vừa đến nặng. Thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroid NSAID. Tác dụng giảm đau của Indomethacin diễn ra nhờ hoạt chất này thực hiện ức chế prostaglandin Synthetase, từ đó ngăn cản được thromboxan, prostaglandin cũng như những hoạt chất khác từ enzym tự nhiên gây viêm.

Hiện, thuốc Indomethacin đang được sử dụng để giảm đau, sưng và viêm cho những trường hợp sau đây:

  • Viêm khớp dạng thấp từ mức độ vừa đến nặng, cấp tính và mãn tính.
  • Viêm xương khớp.
  • Viêm cột sống dính khớp.
  • Rối loạn cơ và xương.
  • Đau, viêm hoặc sưng sau khi thực hiện phẫu thuật chỉnh hình.
  • Điều trị trong các bệnh liên quan đến khớp háng.
  • Đau lưng dưới. Bệnh gout cấp tính.
  • Đau vai cấp tính (viêm gân, viêm bao hoạt dịch)
  • Ngoài ra, một số trường hợp, thuốc có thể sử dụng với tình trạng đau ngày kinh nguyệt, đau nửa đầu,...

Hiện, bạn có thể tìm thấy Indomethacin ở khá nhiều biệt dược khác nhau. Ví dụ như Indocin, Indocin SR, Tivorbex, Medicare. Với biệt dược Indocin, thuốc được sản xuất dưới dạng viên uống với các hàm lượng Indomethacin 25mg, 50mg, 75mg và 100mg. Ngoài ra, Indomethacin cũng được sản xuất dưới dạng dung dịch uống Indocin, hàm lượng 25mg/5ml.

Indomethacin giúp giảm đau, sưng và viêm cho các vấn đề xương khớp

Indomethacin giúp giảm đau, sưng và viêm cho các vấn đề xương khớp

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn sử dụng Sulfasalazine giảm đau, giảm viêm đúng cách

4 nguyên tắc cần biết trước khi dùng Indomethacin

Để sử dụng thuốc Indomethacin an toàn, bạn cần nắm rõ về những nguyên tắc cần biết trước khi dùng thuốc. Bao gồm liều lượng sử dụng, chống chỉ định, tác dụng phụ và những loại thuốc không nên dùng cùng Indomethacin.

Nguyên tắc sử dụng Indomethacin đúng cách

Bạn cần sử dụng Indomethacin theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ/dược sĩ. Những thông tin hướng dẫn sử dụng Indomethacin sau đây chỉ mang tính chất tham khảo.

Cách dùng và liều dùng Indomethacin

Với viên uống, bạn nên nuốt nguyên viên với một ít nước. Không nhai, nghiền hoặc bẻ thuốc trước khi dùng. Với dạng dung dịch, bạn cần sử dụng dụng cụ đo liều lượng hoặc sử dụng ống tiêm để lấy đúng liều thuốc cần dụng. Không sử dụng các dụng cụ như thìa nhà bếp.

Liều dùng của thuốc sẽ được bác sĩ hướng dẫn chi tiết tùy vào từng đối tượng, mục đích điều trị. Bạn có thể tham khảo liều khuyến cáo với một số bệnh phổ biến như sau:

Bảng 1: Liều dùng khuyến cáo của Indomethacin

Mục đích điều trị

Liều dùng khuyến cáo

Các vấn đề xương khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp,…

25mg/lần, ngày 2 lần. Có thể tăng lên 25 – 50mg/ngày nếu dung nạp tốt. Liều tối đa 150 – 200mg/ngày.

Cơn đau Gout cấp tính

50mg/lần, mỗi ngày 3 lần

Đau nửa đầu mãn tính kịch phát

25mg/lần, ngày uống 3 lần

Đau khớp mạn tính thiếu niên

1 - 2.5mg/kg/ngày. Chia đều 3 – 4 lần uống. Liều tối đa 4mg/kg/ngày, không quá 150mg/ngày.

Thống kinh, đau bụng kinh

Tối đa 75mg/ngày

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn sử dụng thuốc Diacerein điều trị thoái hóa xương khớp

Xử lý quên liều/quá liều Indomethacin

Trong trường hợp quên liều thuốc, hãy uống ngay khi nhớ. Tuy nhiên, thuốc Indomethacin nói riêng và những loại thuốc giảm đau khác thường ít xảy ra trường hợp quên thuốc. Nếu như gần đến liều tiếp theo, vui lòng bỏ qua liều đã quên và tiếp tục liệu trình, không sử dụng 2 liều/lần uống.

Quá liều Indomethacin có thể gây ra đột quỵ, xảy ra cơn nhồi máu cơ tim. Nếu chẳng may bạn uống quá liều thuốc, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc trung tâm y tế/cấp cứu gần nhất để được hỗ trợ. Đặc biệt khi quá liều kèm theo các triệu chứng như buồn ngủ nghiêm trọng, đau dạ dày, nôn mửa.

Quá liều Indomethacin có thể gây ra đau tim, đột quỵ

Quá liều Indomethacin có thể gây ra đau tim, đột quỵ

Nguyên tắc về chống chỉ định Indomethacin

Vì là thuốc giảm đau, kháng viêm liều mạnh, do đó khi sử dụng Indomethacin, bạn cần nắm rõ những nguyên tắc liên quan đến chống chỉ định thuốc. Nếu đang gặp các tình trạng sau đây, hãy thông báo cho bác sĩ:

  • Người bị dị ứng/mẫn cảm với Indomethacin hoặc thành phần tá dược khác trong thuốc.
  • Đang/có tiền sử bị viêm loét dạ dày, tá tràng, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày.
  • Đang bị chảy máu, đau nhức do viêm trực tràng gây ra.
  • Đang có khối polyp trong mũi.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú. Đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
  • Trẻ em dưới 14 tuổi.

Ngoài ra, một số trường hợp có thể được cân nhắc sử dụng Indomethacin, tuy nhiên cần đặc biệt thận trọng. Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang hoặc đã từng gặp bất kỳ trường hợp nào sau đây:

  • Bệnh động kinh, Parkinson, các vấn đề liên quan đến tâm thần.
  • Huyết áp cao, bệnh tim mạch, cơ thể có xu hướng giữ nước.
  • Đang được điều trị các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng, bị sốt.
  • Bị hen suyễn, bệnh gan, thận, tiểu đường, suy tim hoặc liên quan đến đường tiêu hóa.
  • Gặp các vấn đề liên quan đến đông máu.
  • Người lớn tuổi. Người hút thuốc.

Tuyệt đối không dùng Indomethacin cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối

Tuyệt đối không dùng Indomethacin cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối

Nguyên tắc về tác dụng phụ có thể xảy ra

Quá trình điều trị bằng bất kỳ loại thuốc Tây Y nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Trường hợp thuốc Indomethacin cũng không ngoại lệ. Tuy vậy, không phải bất kỳ ai cũng gặp phải những tác dụng phụ này. Hãy thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện bất kỳ tác dụng phụ nào.

Các tác dụng phụ của Indomethacin có thể được chia ra 2 nhóm như sau:

Tác dụng phụ cần trợ giúp

Đây là những phản ứng mà khi gặp phải, bạn cần ngay lập tức ngừng thuốc, liên hệ cho bác sĩ/trung tâm y tế/cấp cứu gần nhất để được hỗ trợ. Bao gồm các phản ứng như sau:

  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng: Nổi mày đay, phát ban, khó thở, sưng cổ họng, lưỡi, môi hoặc cả mặt. Phát ban có thể trầm trọng hơn bằng việc xuất hiện màu đỏ, tím hoặc kèm theo phồng rộp, bong tróc. Bạn cũng có thể bị đau họng, bỏng mắt hoặc sốt.
  • Dấu hiệu xuất hiện cơn đau tim hoặc đột quỵ: Đau ngực, cơn đau có thể lan tỏa đến hàm, vai. Phù chân, cảm thấy khó thở, nói lắp. Một số bộ phận hoặc đặc biệt là một bên cơ thể đột nhiên bị tê, yếu.
  • Sự thay đổi trong tầm nhìn như bị nhìn mờ, nhìn đôi.
  • Xuất hiện các vấn đề liên quan đến tim: Sưng tấy, khó thở, tăng cân nhanh.
  • Ảnh hưởng đến gan, tụy: Chán ăn, buồn nôn hoặc nôn, đau bụng trên và có thể lan ra lưng sau, tiêu chảy, nước tiểu màu vàng sẫm, vàng da hoặc vàng mắt. Ngoài ra có thể bị mệt mỏi bất thường và xuất hiện một số triệu chứng giống với cúm.
  • Xuất huyết dạ dày: Ho ra máu, phân có màu hắc ín hoặc có máu.
  • Ảnh hưởng đến thận: Không đi hoặc ít đi tiểu, cảm thấy khó thở, mệt mỏi, sưng vù ở mắt cá chân hoặc bàn chân.
  • Thiếu máu: Da bị xanh xao, choáng váng, khó thở, tay chân lạnh ngắt, mệt mỏi bất thường.

Tác dụng phụ ít cần trợ giúp

Đây là những tác dụng phụ thường gặp của Indomethacin. Thường chúng sẽ biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu chúng kéo dài, khiến bạn khó chịu. Bạn cũng cần thông báo cho bác sĩ để được hỗ trợ. Bao gồm Những đầu, chóng mặt, khó tiêu hoặc buồn nôn.

Cần lưu ý về các phản ứng dị ứng khi dùng Indomethacin

Cần lưu ý về các phản ứng dị ứng khi dùng Indomethacin

>>> XEM THÊM: Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau xương khớp Piroxicam

Nguyên tắc trong dùng thuốc khác với Indomethacin

Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị, vitamin hoặc bất kỳ loại thảo dược nào, hãy thông báo cho bác sĩ trong quá trình dùng Indomethacin. Bởi, các loại thuốc này có thể tương tác và làm thay đổi tác dụng, gia tăng tác dụng phụ của nha. Cụ thể là những loại thuốc sau đây:

Thuốc Aspirin hoặc tương tự.

  • Các loại thuốc chống viêm không steroid khác.
  • Thuốc làm loãng máu hoặc thuốc chống đông máu.
  • Thuốc điều trị bệnh gout khác probenecid.
  • Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh da nặng, ung thư khác Methotrexate.
  • Thuốc hỗ trợ quá trình cấy ghép nội tạng, tủy xương Cyclosporin.
  • Thuốc điều trị rối loạn tâm thần, trầm cảm như Lithium.
  • Thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp, các liệu pháp chống viêm khác, thuốc corticosteroid.
  • Thuốc thông mũi Phenylpropanolamine.
  • Thuốc kháng sinh, đặc biệt là nhóm quinolon. Hoặc thuốc kháng sinh glycopeptide như Vancomycin.

Ngoài ra, bạn cần đặc biệt lưu ý không sử dụng thuốc với rượu. Điều này có thể khiến bạn bị tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày.

Bên cạnh sử dụng thuốc, phương pháp kết hợp thảo dược tự nhiên cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp được nhiều người lựa chọn. Một trong số những nhóm dược liệu được ứng dụng nhiều, đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện lớn cho hiệu quả tốt có thể kể đến là Sói rừng, Hy thiêm, Nhũ hương, Bạch Thược,... Các thảo dược này khi phối hợp cùng một số thành phần khác có thể giúp giảm các triệu chứng viêm, đau, sưng do bệnh lý xương khớp. Với nguồn gốc thảo dược nên rất an toàn và thân thiện với sức khỏe. 

Đặc biệt nghiên cứu cho thấy, các thành phần chính như alkaloid, daturosid, orientin, rientalid… trong hy thiêm đem lại tác dụng chống viêm giảm đau tại chỗ, bảo vệ màng bao khớp, giảm sưng khớp. 

Hy thiêm - Thảo dược tự nhiên tốt cho người mắc bệnh xương khớp

Hy thiêm - Thảo dược tự nhiên tốt cho người mắc bệnh xương khớp

Thuốc Indomethacin với tác dụng giúp giảm đau, chống viêm mạnh khá hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình dùng thuốc cần đặc biệt thận trọng. Hãy bảo quản thuốc theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ. Không dùng thuốc nếu có bất kỳ sự biến đổi chất lượng bất thường nào.

Những thông tin trên về Indomethacin chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các loại thuốc xương khớp khác, vui lòng bình luận bên dưới để được hỗ trợ.

Link tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17193307/

https://www.rxlist.com/indocin-drug.htm#side_effects 

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-9252-5186/indocin-oral/indomethacin-oral/details

https://www.drugs.com/mtm/indocin.html

Bình luận