Hướng dẫn sử dụng Emofluor Gel điều trị các bệnh răng miệng
Thông tin giới thiệu về Emofluor Gel và công dụng
Emofluor Gel là thuốc bôi nhiệt miệng với hoạt chất chính là Stannous Fluoride. Đây là một trong những chất đã có nhiều nghiên cứu và chứng minh về việc đem lại hiệu quả nhanh cho các quá trình kháng khuẩn.
Emofluor Gel được sản xuất bởi công ty Dr. Will & Co. AG – Thụy Sỹ. Thuốc sử dụng cho cả người lớn và trẻ em. Hiện nay, Emofluor Gel được sản xuất dưới dạng tuýp gel bôi trực tiếp, dung tích 75ml, giá bán tham khảo khoảng 170.000 – 199.000 đồng/hộp.
Thành phần Stannous Fluoride là một hợp chất có tính năng tương tự so với Natri Florua. Thành phần này trong thuốc sẽ tác động và thúc đẩy quá trình tái khoáng của men răng, giảm tình trạng bị viêm trong răng, khoang miệng.
Ngoài ra, thuốc còn có các thành phần khác như Xylitol, Sodium Fluoride, Tin Fluoride,… Những thành phần này cũng góp phần tác động và làm tăng độ cứng, vững chắc của men răng, từ đó bảo vệ răng, khoang miệng trước các bệnh lý từ vi khuẩn. Cụ thể, Emofluor Gel được sử dụng cho những tình trạng sau:
- Viêm lợi, mòn men răng, tụt lợi chân răng, tái khoáng men răng.
- Phòng ngừa sâu răng, các bệnh lý răng miệng khác.
- Các trường hợp răng nhạy cảm, ê buốt do bị mòn men răng.
- Người có hệ miễn dịch suy giảm hoặc đang niềng răng có nguy cơ bị sâu răng, viêm nha chu hoặc những bệnh răng miệng khác.
- Điều trị viêm loét niêm mạc miệng, nhiệt miệng.
- Sử dụng cho các trường hợp vừa phẫu thuật răng miệng để phòng ngừa nhiễm khuẩn.
Emofluor Gel là thuốc điều trị tình trạng viêm răng lợi, mòn men răng
Hướng dẫn sử dụng Emofluor Gel an toàn và hiệu quả
Để thuốc đem lại được hiệu quả và an toàn trong quá trình dùng, người bệnh nên sử dụng thuốc đúng cách. Ngoài ra, cũng cần lưu ý về những tác dụng phụ, đối tượng chống chỉ định và thực hiện theo lời khuyên, hướng dẫn từ dược sĩ/bác sĩ.
Cách dùng Emofluor Gel điều trị bệnh răng miệng
Để dùng Gel Emofluor, bạn bôi trực tiếp thuốc lên khu vực nướu, răng đang bị tổn thương. Lưu ý, không nuốt hoặc súc miệng sau khi dùng. Dùng liều lượng được hướng dẫn thoa đều vào bề mặt của nướu, răng. Sau khi thuốc thẩm thấu trong 1 phút, dùng khăn sạch lau lại. Bạn cũng có thể cho thuốc vào bàn chải và sử dụng nhẹ nhàng lên bề mặt răng, nướu.
Ngoài ra, lưu ý không sử dụng thuốc khi đã hết hạn hoặc vỏ thuốc bị thuốc, rách. Nên bảo quản thuốc đúng với hướng dẫn từ nhà sản xuất, tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ quá cao, môi trường thoáng mát và để xa tầm tay trẻ em.
Liều lượng bôi sẽ được hướng dẫn cụ thể từ dược sĩ/bác sĩ. Cụ thể về số lần dùng trong ngày được khuyến cáo như sau:
- Điều trị viêm lợi, tụt lợi, mòn chân răng: Sử dụng từ 3 – 4 lần/ngày.
- Phòng ngừa các bệnh răng miệng: Sử dụng 1 lần/ngày. Có thể dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Tuy vậy, những thông tin về cách sử dụng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trên thực tế, bạn nên sử dụng theo hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo an toàn.
Nên sử dụng Gel Emofluor theo hướng dẫn từ nha sĩ/dược sĩ
Những lưu ý cần biết trước khi dùng Emofluor Gel
Ngoài việc sử dụng thuốc theo đúng cách và hướng dẫn, bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau đây để sử dụng thuốc an toàn hơn. Cụ thể:
Đối tượng nên lưu ý khi sử dụng thuốc
Bạn không nên dùng Emofluor Gel nếu bị dị ứng/mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc. Emofluor Gel cũng không được sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi. Nếu bạn đang mang thai, cho con bú, cần thận trọng và nghe theo chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ trong khi dùng thuốc.
Những tác dụng phụ của Emofluor Gel
Trên thực tế, loại thuốc này được kiểm nghiệm lâm sàng là khá an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, khi sử dụng sản phẩm có thành phần Stannous Fluoride có thể gây ra tình trạng răng bị ố vàng, xuất hiện mùi khó chịu, cảm giác như có sạn trong khoang miệng.
Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây ra một vài phản ứng dị ứng, mẫn cảm tại chỗ bôi. Do đó, trong quá trình dùng Emofluor Gel, nếu có bất kỳ phản ứng, dấu hiệu bất thường nào, hãy liên hệ ngay cho nha sĩ/dược sĩ để được hỗ trợ xử lý.
Lời khuyên của dược sĩ trong điều trị bệnh răng miệng
Theo khuyến cáo, Emofluor Gel chỉ phù hợp cho các tình trạng bệnh răng miệng ở mức độ nhẹ. Đối với mức độ nặng hơn, bạn không nên sử dụng thuốc mà cần ngay lập tức gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám, điều trị bằng phương pháp chuyên sâu hơn.
Để giúp phòng ngừa các tình trạng răng miệng trở nên nặng hơn, bạn nên thực hiện những biện pháp chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn. Ví dụ như:
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, nên đánh răng theo từng vòng tròn nhỏ, chải răng theo chiều dọc thay vì chải ngang qua da.
- Dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng. Hãy cố gắng dùng ít nhất 1 lần/ngày trước khi đánh răng.
- Nên khám răng định kỳ, tối thiểu từ 6 – 12 tháng/lần để làm sạch các mảng bám trên răng, hạn chế sự xuất hiện của các mảng bám.
- Hạn chế uống đồ uống có gas, đồ uống nhiều đường, nước trái cây, ăn các loại trái cây có tính axit cao. Điều này sẽ giúp giảm sự bào mòn răng.
- Hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều tinh bột bởi có thể thúc đẩy hình thành cao răng và làm dày chúng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe răng miệng, tăng cường khả năng kháng khuẩn cho nướu, răng. Đặc biệt, hãy ưu tiên sản phẩm có chứa thành phần chính là Nano Bạc. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các phân tử này giúp kháng khuẩn bằng cách phá hủy cấu trúc tế bào vi khuẩn, virus,...
Bên cạnh đó, sản phẩm còn là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược như chiết xuất từ Đinh hương, chiết xuất Duối, chiết xuất Neem,… Đây cũng là các thảo dược có tác dụng mạnh với vi khuẩn, giải độc, sát trùng và hỗ trợ điều trị những bệnh nhiễm trùng răng miệng.
Nano Bạc có công dụng giúp kháng khuẩn tốt cho khu vực răng miệng
Sử dụng Emofluor Gel có thể đem lại hiệu quả cho các trường hợp bị bệnh lý răng miệng. Thời gian tác dụng trong vòng 7 ngày. Để đạt hiệu quả cao hơn, bạn có thể phối hợp thêm các lời khuyên của dược sĩ ở trên.
Hy vọng, những thông tin tham khảo về Emofluor Gel sẽ giúp bạn sử dụng thuốc an toàn hơn. Nếu còn các thắc mắc khác liên quan đến bệnh lý răng miệng, vui lòng bình luận bên dưới để được hỗ trợ thêm.
Nguồn tham khảo
https://www.healthline.com/health/stannous-fluoride#best-practices
https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/Stannous-fluoride#section=Chemical-Vendors
Bình luận