Cẩm nang hướng dẫn điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được hiểu là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh phổi viêm mãn tính gây ra cản trở luồng không khí từ phổi. Bệnh thường xảy ra do tiếp xúc thời gian dài với các chất khí hoặc hạt gây hại cho phổi như hút thuốc lá. Những người mắc COPD có nguy cơ cao phát triển và hình thành bệnh tim, ung thư phổi và một số bệnh nguy hiểm khác.
Khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính là hai tình trạng điển hình của COPD. Đối với người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể mắc một hoặc cả hai tình trạng này. Từ đó gây cho người bệnh mắc COPD có tình trạng nghiêm trọng hơn.
Hình ảnh phổi khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Vì sao bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính xảy ra?
Tiếp xúc với các chất kích thích ảnh hưởng, làm tổn thương phổi và đường hô hấp sẽ dẫn đến tình trạng mắc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính. Bệnh có thể gây ra bởi những nguyên nhân trực tiếp và các yếu tố nguy cơ, bao gồm:
Nguyên nhân trực tiếp
Những nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là:
Hút thuốc lá
Là nguyên nhân chính gây ra bệnh COPD. Khoảng 85 - 90% các trường hợp mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có nguyên nhân là do hút thuốc lá trong thời gian dài. Trong thuốc lá có rất nhiều chất độc hại khi điếu thuốc cháy lên.
Khi bạn hút một điếu thuốc, các chất độc trong khói thuốc sẽ làm suy yếu chức năng của phổi, làm giảm khả năng chống lại các tác nhân gây hại cho phổi như vi khuẩn, virus. Không những thế nó còn khiến đường dẫn khí bị hẹp lại, gây phồng ống khí và phá hủy các túi khí. Những điều này là những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ hút thuốc có nguy cơ mắc COPD và tử xong gấp 13 lần so với phụ nữ không hút thuốc và tỷ lệ nam giới tử vong vì COPD cao gần 12 lần so với người không hút thuốc.
Thiếu Alpha - 1
Thường xảy ra ở một số ít người mắc tình trạng hiếm gặp là khí phế thũng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Thiếu Alpha - 1 thường xảy ra do yếu tố di truyền làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất protein (Alpha -1) để bảo vệ phổi khỏi những tác nhân gây bệnh. Tình trạng thiếu Alpha-1 được tìm thấy ở người mắc COPD là khoảng 1-5% trong các trường hợp.
Môi trường sống và làm việc
Tiếp xúc một thời gian dài với ô nhiễm không khí, khói, bụi mịn và những hóa chất độc hại tại nơi sống và làm việc là những yếu tố có thể gây ra bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính.
Môi trường làm việc tiếp xúc với hóa chất lâu dài có thể gây ra COPD
Các yếu tố nguy cơ
Hút thuốc lá vừa là nguyên nhân vừa là yếu tố nguy cơ cao nhất gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bao gồm khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính. Hút thuốc vừa là yếu tố nguy cơ gây bệnh, vừa gây phát triển và tử vong ở người bệnh mắc COPD.
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là:
Tiếp xúc với khói thuốc lá: Người hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc COPD nhưng những người hít phải lượng khói thuốc lá thụ động trong một thời gian dài cũng có nguy cơ tổn thương phổi và phát triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Bệnh hen suyễn: Đây là một bệnh viêm đường hô hấp mãn tính, có thể là yếu tố nguy cơ tiến triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Người mắc bệnh hen suyễn kết hợp với hút thuốc có nguy cơ rất cao mắc COPD.
Khói bụi và hóa chất: Với môi trường làm việc tiếp xúc với khói bụi và hóa chất lâu ngày có thể gây ảnh hưởng và tổn thương đến phổi. Điều này dẫn đến nguy cơ gây ra COPD cho người bệnh.
Khí đốt nhiên liệu: Khí đốt từ nhiên liệu dùng để nấu ăn hay sưởi ấm thư than tổ ong, than củi,... được sử dụng trong không gian kín, thông gió kém sẽ là nguy cơ gây ra bệnh COPD. Tình trạng này thường xảy ra ở những nước đang phát triển.
Yếu tố di truyền: Trong một số trường hợp hiếm gặp do rối loạn di truyền gây thiếu Alpha-1 là nguyên nhân được tìm thấy ở một số trường hợp mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Rối loạn di truyền kết hợp với hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Khí đốt từ than tổ ong có nguy cơ gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có triệu chứng gì?
Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ban đầu có thể khá nhẹ và dễ nhầm lẫn với cảm lạnh nên người bệnh thường không nghi ngờ mắc bệnh nếu không đi khám tại cơ sở y tế. Cụ thể:
- Đôi lúc thở hổn hển, rõ ràng hơn sau khi tập thể dục.
- Ho khan nhưng dễ tái phát.
- Giọng bị trầm thường xuyên, thường xảy ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
Các triệu chứng của COPD có thể nặng hơn nếu người bệnh thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá. Các triệu chứng bắt đầu nặng hơn khi phổi bị tổn thương nhiều, bao gồm:
- Khó thở, xuất hiện ngay cả khi bạn tập thể dục nhẹ nhàng hay đi lại khi lên cầu thang bộ.
- Thở khò khè, tiếng thở nặng, đặc biệt khi người bệnh thở ra.
- Tức ngực.
- Ho mãn tính, ho lâu ngày không khỏi, có thể xuất hiện đờm nhầy bên trong cổ họng.
- Bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên hơn.
- Mệt mỏi, mất năng lượng mỗi ngày.
- Sưng bàn chân, mắt cá chân hoặc cả bàn chân, xuất hiện nhiều hơn khi bệnh COPD tiến triển nặng.
- Giảm cân, xảy ra rõ rệt ở giai đoạn bệnh tiến triển nặng.
Ho khan là một dấu hiệu dễ thấy của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có nguy hiểm không?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh nguy hiểm. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh mắc COPD sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể:
Bệnh tim mạch: COPD có thể gây ra biến chứng đau tim cho người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng đau tim do COPD vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra.
Ung thư phổi: Người mắc COPD có khả năng cao biến chứng thành bệnh ung thư phổi. Đây là một biến chứng nguy hiểm, khó khăn trong điều trị và có tỷ lệ tử vong cao.
Nhiễm trùng đường hô hấp: Người bệnh mắc COPD rất dễ bị cảm lạnh, cúm và viêm phổi, đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột. Kết hợp giữa bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và COPD, người bệnh có thể gặp tình trạng khó thở. Điều này có thể gây tổn thương thêm mô phổi và làm bệnh trở lên trầm trọng hơn.
Tăng huyết áp động mạch phổi: COPD có thể gây tăng áp lực lên các động mạch đưa máu đến phổi, từ đó gây ra tình trạng tăng huyết áp động mạch phổi.
Trầm cảm: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính gây ra các triệu chứng như khó thở, thở khò khè khiến bạn không thể tập luyện thường xuyên hay làm những hoạt động yêu thích. Điều này gây ra những phiền muộn cho người bệnh kết hợp với tâm lý lo lắng có thể gây ra bệnh trầm cảm.
COPD có thể gây ra bệnh trầm cảm cho người bệnh
Cách chữa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính như thế nào?
Không có phương pháp chữa cho bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, các cách điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sẽ giúp giảm triệu chứng, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và cải thiện sức khỏe của người bệnh. Đầu tiên, người bệnh cần phát hiện bệnh sớm để có phương pháp điều trị phù hợp.
Hướng dẫn phát hiện sớm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường được phát hiện khi người bệnh khám tại các cơ sở y tế. Tại đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên các yếu tố sau:
- Tiền sử bệnh, bao gồm các triệu chứng của người bệnh để đánh giá lâm sàng tình trạng bệnh.
- Tiền sử gia đình, tiền sử bệnh tật.
- Tiến hành các xét nghiệm khác nhau như: Chụp X-quang hoặc chụp CT phổi, xét nghiệm khí máu động mạch và một số xét nghiệm sinh hóa hoặc miễn dịch đánh giá chức năng phổi.
Các yếu tố trên sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bạn có đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không để có phương pháp điều trị hiệu quả kịp thời.
Điều trị COPD bằng thuốc
Người bệnh mắc COPD thường được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau:
Thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài
Giúp giãn các cơ xung quanh đường thở của người bệnh. Từ đó giúp mở đường thở và giúp người bệnh thở dễ dàng hơn. Hầu hết các thuốc giãn phế quản được sử dụng dưới dạng hít. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng kéo dài đến 12 giờ, sau đó triệu chứng khó thở có thể quay trở lại.
Thuốc giãn phế quản dạng hít giúp cải thiện triệu chứng cho người mắc COPD
Một số thuốc giãn phế quản thường được sử dụng cho người bệnh COPD là: Aclidinium, Formoterol, Tiotropium, Indacaterol, Salmeterol,… Khi người bệnh sử dụng những loại thuốc này cần lưu ý một số tác dụng phụ có thể xảy ra như: Táo bón, khô miệng, tim đập nhanh, đau đầu,...
Thuốc Steroid
Thường được sử dụng kết hợp với thuốc giãn phế quản để giúp làm giảm viêm đường hô hấp và giảm tăng tiết chất nhầy. Thuốc Steroid thường được sử dụng dưới dạng hít để điều trị các đợt COPD cấp. Tuy nhiên, người bệnh có thể sử dụng thuốc steroid dưới dạng viên uống khi gặp các triệu chứng nặng hơn.
Một số thuốc steroid dạng hít được sử dụng với thuốc giãn phế quản là:
- Budesonide/Formoterol.
- Fluticasone/Salmeterol.
Lưu ý khi sử dụng thuốc steroid có thể gây ra một số tác dụng phụ, cụ thể: Khàn giọng, ho khan, đau miệng hoặc đau cổ họng, nhiệt miệng, yếu xương và có khả năng bị các bệnh nhiễm trùng cao hơn.
Thuốc ức chế phosphodiesterase - 4
Giúp giảm viêm phổi và giãn các cơ xung quanh phổi giúp người bệnh thở dễ dàng hơn. Thuốc ức chế phosphodiesterase-4 có thể dùng dưới dạng viên và sử dụng kết hợp với thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài. Tuy nhiên, lưu ý khi sử dụng loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy và giảm cân.
Theophylin
Giúp giảm bớt các triệu chứng tức ngực, khó thở và có thể giúp ngăn chặn COPD bùng phát. Thuốc theophylin được sử dụng dưới dạng viên.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus thường được kê đơn khi người bệnh mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như nhiễm trùng phổi.
Tiêm vắc xin
Tiêm vắc xin phòng ngừa cúm và viêm phổi do phế cầu khuẩn có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Tiêm vắc xin cúm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng làm nặng COPD
>>> XEM THÊM: Sử dụng thuốc Theophylline điều trị bệnh hô hấp
Phương pháp cải thiện triệu chứng, giảm đợt cấp
COPD có thể biến chứng nặng thành các đợt cấp, người bệnh có thể được chỉ định những biện pháp điều trị sau đây để cải thiện triệu chứng và giảm đợt cấp, cụ thể:
Liệu pháp oxy
Giai đoạn COPD nặng có thể khiến phổi không nhận đủ oxy gây ra tình trạng nồng độ oxy trong máu quá thấp. Khi đó, người bệnh có thể được bổ sung oxy nhân tạo qua mặt nạ hoặc ống khí qua mũi giúp thở dễ dàng hơn. Một số thiết bị cung cấp oxy nhỏ và di chuyển được có thể giúp bạn hoạt động tốt hơn trong quá trình thở bằng oxy nhân tạo.
Phẫu thuật
Khi người bệnh COPD xảy ra tình trạng khí phế thũng nặng và không còn cách điều trị nào khác có thể được chỉ định làm phẫu thuật. Một số phương pháp phẫu thuật có thể dùng cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là:
- Cắt bỏ khối u: Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ các khoảng không khí lớn bất thường khỏi phổi do COPD gây ra. Các khoảng không khí lớn bất thường này hay còn được gọi là bullae.
- Ghép phổi: Khi phổi của người mắc COPD bị tổn thương nghiêm trọng, người bệnh có thể được bác sĩ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phổi tổn thương và thay thế bằng phổi khỏe mạnh của người hiến tặng. Tuy nhiên, phẫu thuật này có thể xảy ra nhiều rủi ro.
Phẫu thuật cắt bỏ u phổi để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Thay đổi lối sống (ăn uống, cai thuốc lá, tập luyện)
Việc thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, cụ thể:
- Từ bỏ hút thuốc lá nếu bạn đang hút thuốc.
- Tránh xa các yếu tố nguy cơ như khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường, hóa chất độc hại,...
- Bổ sung chế độ ăn dinh dưỡng, lành mạnh để nâng cao đề kháng sức khỏe. Người bệnh nên ăn nhiều rau, trái cây, thực phẩm chứa nhiều chất đạm và các sản phẩm từ bơ sữa.
- Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng.
- Hạn chế vận động mạnh, hoạt động nặng
Phòng ngừa bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính tái phát
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường không có nguyên nhân chính xác gây ra nên không có cách phòng ngừa rõ ràng. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp mắc bệnh này có liên quan đến hút thuốc lá. Do đó, các cách tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là:
- Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá.
- Sống và làm việc trong môi trường có không khí trong lành, thông thoáng, tránh xa môi trường tiếp xúc với nhiều khói, bụi và hóa chất độc hại có nguy cơ gây ra COPD.
- Tiêm vắc xin phòng ngừa cúm hàng năm và vắc xin phòng chống bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn. Điều này giúp giảm nguy cơ gây ra bệnh COPD.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện ra những bất thường và được điều trị sớm nhất.
- Tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao chức năng phổi, phế quản bằng cách sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên có thành phần chính là Fibrolysin. Thành phần này là hợp chất của muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane. Trong đó, methylsulfonylmethane đã được nghiên cứu tại Khoa Dược, Trường Y, Đại học Khoa học Y tế Ardabil, Iran vào năm 2013, là một hợp chất organosulfur tự nhiên có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, giảm tổn thương oxy hóa phổi. Từ đó giúp ngăn chặn các bệnh nhiễm trùng phổi gây nguy cơ mắc COPD.
Tránh xa khói thuốc để phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Hãy tham khảo những thông tin trên để nắm rõ về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân hay người thân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hãy đi khám ngay bác sĩ và được điều trị kịp thời.
Ngoài ra, hãy tiêm phòng vắc xin cúm và phòng ngừa phế cầu khuẩn, có lối sống lành mạnh, nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể, phổi bằng chế độ ăn uống hợp lý và sản phẩm từ thiên nhiên có thành phần chính là Fibrolysin. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) , xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn.
Tài liệu tham khảo
https://en.wikipedia.org/wiki/Chronic_obstructive_pulmonary_disease
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/copd/symptoms-causes/syc-20353679
https://www.nhs.uk/conditions/chronic-obstructive-pulmonary-disease-copd/
Bình luận