Viêm phế quản mãn tính là gì?

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng các ống thở, đường dẫn khí bị viêm trong thời gian dài. Không giống như viêm phế quản cấp tính chỉ diễn ra trong 1-2 tuần, viêm phế quản mãn tính có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, gây kích thích liên tục các ống phế quản, tích tụ chất nhờn. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ.  

phe-quan-bi-viem-phu-ne-lam-thu-nho-ong-tho.webp

Phế quản bị viêm, phù nề làm thu nhỏ ống thở

Nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính

Có nhiều nguyên nhân có thể gây viêm phế quản mãn tính. Thông thường, người bệnh bị viêm phế quản trong thời gian dài, không điều trị tận gốc dẫn đến tái phát nhiều lần và trở thành viêm phế quản mãn tính. Dưới đây là một số yếu tố hàng đầu gây bệnh: 

Hít phải các chất gây kích thích phế quản: Đây là yếu tố rủi ro chính, đặc biệt là khói thuốc lá do hít phải thụ động hoặc chủ động. Có đến 75% những người bị viêm phế quản mãn tính hút thuốc hoặc từng hút thuốc. 

Nhiễm trùng phế quản do vi khuẩn, virus: Khi vào cơ thể, chúng sẽ nhân lên nhanh chóng. Đặc biệt là những trường hợp có sức đề kháng yếu, chúng sẽ hoạt động mạnh mẽ, tăng tiết độc lực và gây viêm đường hô hấp trong đó có phế quản. Vi khuẩn, virus thường gây ra nhiễm trùng dẫn đến viêm phế quản cấp tính nhiều hơn, tuy nhiên nếu lặp đi lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến viêm phế quản mãn tính.

Môi trường: Môi trường sống hoặc làm việc bị ô nhiễm sẽ phát sinh các tác nhân gây viêm phế quản mãn tính. Đặc biệt là môi trường không khí ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hô hấp.

Yếu tố khác: Một số yếu tố khác có thể liên quan đến nguy cơ mắc viêm phế quản mãn tính như bệnh lý trào ngược dạ dày, gia đình có tiền sử người bị viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), tuổi tác,...

4 triệu chứng thường gặp của viêm phế quản mãn tính

Dưới đây là các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên, mức độ nặng nhẹ sẽ khác nhau tùy từng trường hợp:

Ho kéo dài: Thường ho húng hắng, hoặc thành cơn, biểu hiện nặng lên khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích. Triệu chứng này xảy ra hầu hết các ngày trong ít nhất 3 tháng/năm, trong 2 năm liên tiếp. Hoặc cơn ho kéo dài hơn 3 tuần và ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Xuất hiện khạc đờm: Đờm thường có màu trắng, nếu trường hợp bội nhiễm do vi khuẩn có thể đờm màu vàng hoặc xanh.

Sốt nhẹ: Là biểu hiện phổ biến, người bệnh có thể sốt từ 38 - 39 độ C, thường xuất hiện vào buổi chiều tối. 

Mệt mỏi: Người bệnh thường than phiền mệt mỏi, tuy nhiên, ít khi gặp biểu hiện gầy sút cân.

Ngoài các triệu chứng trên, người bị viêm phế quản mãn tính có thể gặp một số triệu chứng khác như tức ngực, khó thở,...

sot-nhe-met-moi-co-the-la-mot-so-trieu-chung-thuong-gap-cua-viem-phe-quan-man-tinh.webp

Sốt nhẹ, mệt mỏi có thể là một số triệu chứng thường gặp của viêm phế quản mãn tính

>>> XEM THÊM: Bệnh VIÊM PHẾ QUẢN: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Viêm phế quản mãn tính nguy hiểm không? Chữa được không?

Theo các chuyên gia, bệnh viêm phế quản mãn tính là bệnh lý hô hấp nguy hiểm. Bởi nếu không phát hiện kịp thời và điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Bệnh viêm phổi: Viêm phổi là biến chứng phổ biến nhất của viêm phế quản mãn tính, xảy ra ở khoảng 5% số người mắc. Tình trạng này khiến các triệu chứng khó thở, ho, tức ngực trở nên tồi tệ hơn, thậm chí gây suy hô hấp.
  • Bệnh hen phế quản: Viêm phế quản kéo dài dẫn đến thiếu hụt không khí, rối loạn hô hấp. Đây là một trong những tác nhân dẫn đến hen phế quản. Biến chứng này khiến việc hít thở của người bệnh càng khó khăn hơn. 
  • Bệnh lý tim mạch: Mức oxy trong máu thấp dẫn đến động mạch bị thu hẹp và huyết áp cao hơn trong lòng mạch. Tình trạng này khiến tim phải làm việc nhiều hơn mức bình thường, lâu ngày có thể dẫn đến suy tim.

Viêm phế quản mãn tính là bệnh khó chữa khỏi dứt điểm, mục tiêu chủ yếu tập trung:

  • Kiểm soát, ngăn ngừa yếu tố có thể gây đợt cấp, tránh tái phát.
  • Điều trị kịp thời những đợt cấp, không để diễn biến nặng.
  • Lưu thông đường thở, chống suy hô hấp, phòng ngừa biến chứng.
  • Khi có nhiễm khuẩn, dùng kháng sinh, tránh bội nhiễm.

Điều trị viêm phế quản mãn tính 

Hiện nay, có 2 hướng đi chính trong điều trị viêm phế quản mãn tính đó là: 

Các loại thuốc chữa viêm phế quản mãn tính

Có rất nhiều loại thuốc khác nhau được sử dụng trong điều trị viêm phế quản mãn tính: 

  • Thuốc long đờm: Acetylcystein, carbocystein, bromhexin,… giúp đờm loãng hơn, hỗ trợ việc tống đờm ra ngoài. 
  • Thuốc làm giãn phế quản: Salmeterol, fenoterol, salbutamol, terbutalin,... Các thuốc này giúp giãn cơ trơn khí phế quản, giúp mở rộng phế quản trong trường hợp bị co thắt. Từ đó, người bệnh dễ thở hơn. 
  • Thuốc chống viêm, chống phù nề: Corticoid có thể được chỉ định dùng theo đường toàn thân hoặc tại chỗ. Tuy nhiên, cần lưu ý, corticoid chỉ được sử dụng theo đợt điều trị ngắn ngày (5-7 ngày).
  • Kháng sinh: Nếu bệnh diễn biến phức tạp bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thêm kháng sinh trong phác đồ. 

ban-co-the-duoc-chi-dinh-su-dung-thuoc-de-dieu-tri-viem-phe-quan-man-tinh.webp

Bạn có thể được chỉ định sử dụng thuốc để điều trị viêm phế quản mãn tính

Chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam

Bên cạnh sử dụng thuốc tây để chữa viêm phế quản mãn tính, nhiều người bệnh lựa chọn các bài thuốc nam. Ưu điểm của phương pháp này là nguyên liệu dễ tìm, dễ thực hiện và an toàn, không gây tác dụng phụ. Dưới đây là một số bài thuốc nam được nhiều người áp dụng nhất: 

Sử dụng gừng: Có thể dùng gừng tươi cắt mỏng và ngậm trực tiếp để giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm phế quản mãn tính. 

Sử dụng nghệ: Nghệ giúp chống viêm, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, hỗ trợ làm long đờm, giảm ho hiệu quả cho người bị viêm phế quản mãn tính. Người bệnh có thể trộn bột nghệ cùng mật ong để ăn hàng ngày.

Sử dụng tỏi: Tỏi giúp kháng virus, vi khuẩn. Bạn có thể hòa cao tỏi với nước ấm, uống mỗi ngày sẽ rất có ích trong hỗ trợ điều trị viêm phế quản mãn tính.

Sử dụng sản phẩm thảo dược tự nhiên: Các biện pháp trên tuy an toàn nhưng thường người bệnh chỉ sử dụng mang tính ước chừng, chưa được nghiên cứu và định lượng chuẩn xác để cho hiệu quả tối ưu. 

Bởi vậy, nhiều người lựa chọn sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên được bào chế dưới dạng viên nén như sản phẩm có thành phần hoạt chất Fibrolysin kết hợp với nhũ hương, xạ đen, xạ can, tạo giác, iod, selen... để tăng cường tác dụng chống viêm, sát khuẩn, giảm ho, cải thiện bệnh viêm phế quản mãn tính hiệu quả hơn. Trong đó, Fibrolysin (là hợp chất của muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane) được các nghiên cứu tại Hoa Kỳ và Úc năm 2017 chứng minh mang lại tác dụng chống xơ hóa, chống tái cấu trúc đường thở, giúp làm giảm triệu chứng viêm mạn tính ở phổi, đường hô hấp, tăng sức đề kháng, sức khỏe của phổi.

mot-so-phuong-phap-dan-gian-chua-viem-phe-quan-man-tinh.webp

Một số phương pháp dân gian chữa viêm phế quản mãn tính

Phương pháp phòng ngừa bệnh viêm phế quản

Để giảm nguy cơ mắc viêm phế quản hoặc phòng ngừa bệnh tái phát, bạn nên áp dụng thực hiện theo các cách sau: 

  • Tránh xa thuốc lá, thuốc lào vì khói thuốc là một yếu tố thuận lợi để phát triển bệnh viêm phế quản mạn tính. 
  • Uống nhiều nước, thực hiện chế độ sinh hoạt, tập luyện khoa học để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. 
  • Tiêm chủng hàng năm giúp bảo vệ sức khỏe, phòng tránh việc nhiễm các virus, vi khuẩn đường hô hấp.
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với khói bụi, các khí độc. Trong trường hợp bắt buộc hãy áp dụng các biện pháp phòng tránh hay dụng cụ bảo hộ như đeo khẩu trang. 
  • Tránh tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh lý về đường hô hấp như cảm lạnh hoặc cúm nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe. 

Viêm phế quản mãn tính là bệnh lý còn gặp nhiều khó khăn trong điều trị. Bởi các triệu chứng rất phức tạp và dai dẳng. Đặc biệt dù thuyên giảm nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi, chúng vẫn có thể tái phát. Hãy chú ý đến sức khỏe, phát hiện sớm những bất thường để có phương pháp xử lý kịp thời!

Nếu bạn cần tìm hiểu chi tiết, cụ thể hơn về bệnh lý cũng như các biện pháp điều trị, vui lòng liên hệ đến hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/copd/understanding-chronic-bronchitis#when-to-see-your-doctor

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK482437/

https://www.lung.org/lung-health-diseases/lung-disease-lookup/chronic-bronchitis

https://www.webmd.com/lung/copd/copd-chronic-bronchitis

Dược sĩ Quỳnh Chi

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-bao-phe-vuong

Bình luận