Khó thở là gì? Triệu chứng của khó thở?

Khó thở mang lại cảm giác khó chịu cho người bệnh do không lấy đủ không khí để thở và thiếu oxy, không đủ oxy vào phổi. Người bệnh thường mô tả bệnh là “căng tức ở ngực”, “đói không khí”, “khó thở”, cảm giác nghẹt thở”...

Khó thở đôi khi chỉ là triệu chứng bình thường ở người khỏe mạnh do tập thể dục quá sức, nhiệt độ ngoài trời quá cao (say nắng), béo phì hay đứng ở nơi có độ cao quá lớn. Bên cạnh đó, khó thở có thể là một dấu hiệu của bệnh lý cần được can thiệp điều trị. Một số triệu chứng, biểu hiện khó thở hay gặp:

  • Khó thở khi nằm hay khi nghỉ ngơi, khó thở khi ngủ.
  • Ý thức chậm, mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu, luôn trong trạng thái lo lắng.
  • Đau ngực, tức ngực, đánh trống ngực, thở nhanh, nông và thở khò khè.
  • Đổ mồ hôi đêm, tiếng ran nổ, đờm có máu, giảm cân.

Những tình trạng khó thở bình thường có thể không gây ra nguy hiểm, nó sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu bạn bị đột ngột khó thở, không thở được hoặc sau 30 tình trạng khó thở không được cải thiện dù đã nghỉ ngơi, bạn nên tiến hành gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây ra khó thở

Có rất nhiều bệnh lý khác nhau gây ra khó thở nhưng nguyên nhân phổ biến nhất có liên quan đến bệnh tim và phổi. Vì đường thở phụ thuộc chủ yếu vào phổi và tim để vận chuyển oxy đến các bộ phận khác trong cơ thể. Nguyên nhân gây khó thở có thể được ba nhóm chính bao gồm:

Nguyên nhân gây khó thở đột ngột

Khó thở đột ngột hay còn gọi là khó thở cấp tính, tình trạng này thường xảy ra trong một thời gian ngắn và có thể hết sau một tuần hoặc lâu hơn. Các nguyên nhân có thể gây khó thở đột ngột bao gồm:

  • Nghẹt thở: Cổ họng tắc nghẽn có thể làm cho không khí khó trao đổi trong phổi. Tắc nghẽn thức ăn hay vật thể lạ ở cổ họng cũng cản trở luồng không khí vào phổi 
  • Lo lắng: Lo lắng có thể khiến tim đập nhanh, thở nhanh và cảm thấy nặng nhọc, điều này dẫn đến giảm thông khí gây khó thở mệt mỏi.
  • Dị ứng: Khó thở là triệu chứng phổ biến của phản ứng dị ứng và có thể hết sau khi được điều trị hay tránh xa yếu tố gây dị ứng.
  • Đau tim: Khó thở do đau tim là một dấu hiệu nghiêm trọng, có thể xảy ra do cản trở hoặc ngừng lưu thông máu đến tim. Người bệnh nên đi khám ngay tại các cơ sở y tế nếu có triệu chứng này.
  • Thuyên tắc phổi: Đây là một trường hợp nghiêm trọng, xảy ra khi có cục máu đông trong phổi và gây tắc nghẽn động mạch phổi. 
  • Chấn thương: Một số chấn thương có thể gây ra tình trạng khó thở như: gãy xương gây đau đớn và có thể gây khó thở, chảy máu và thiếu máu làm giảm số lượng tế bào hồng cầu, có thể làm giảm lượng oxy vận chuyển trong máu.
  • Nhiễm trùng: Các bệnh nhiễm trùng liên quan đến phổi, phế quản có thể tạo lớp nhầy làm cản trở luồng không khí đi vào và ra tại phổi, dẫn đến giảm oxy vào máu.
  • Nhiệt độ: Thời tiết có nhiệt độ quá cao (quá nóng) hoặc quá thấp (quá lạnh) có thể gây cảm giác khó thở cho nhiều người.
  • Thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tác dụng không mong muốn là khó thở, cảm giác tức ngực như thuốc hạ mỡ máu (Statin), thuốc chẹn beta dùng điều trị tăng huyết áp ở người hen phế quản,...

lo-lang-co-the-khien-tim-dap-nhanh-tho-nhanh-va-gay-ra-kho-tho.webp

Lo lắng có thể khiến tim đập nhanh, thở nhanh và gây ra khó thở

Nguyên nhân gây khó thở lâu dài

Ngoài những tình trạng khó thở đột ngột, một số bệnh lý gây khó thở liên tục, lâu dài cho người bệnh, hay còn gọi là khó thở mãn tính. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này thường do bệnh lý gây ra, bao gồm:

  • Suy tim: Khi người bệnh bị suy tim dẫn đến thiếu máu vào tim và không thể lấp đầy khoang tim đúng cách. Điều này có thể khiến phổi tích tụ các chất lỏng cản trở không khí đi vào qua đường thở và gây ra tình trạng khó thở cho người bệnh.
  • Hen suyễn: Dạng phổi mãn tính do viêm và hẹp đường thở gây ra triệu chứng ho khó thở cho người bệnh. Đây là triệu chứng điển hình của bệnh hen suyễn và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay COPD: Gây tổn thương mô phổi, cản trở không khí vào và ra khỏi phổi trở nên khó khăn. Một số khối u ở phổi hay ung thư phổi là những bệnh cũng khiến người bệnh thở khó khăn hơn.
  • Béo phì: Gây ra tình trạng tích tụ mỡ ở ngực, vùng bụng quá nhiều, kết hợp với tình trạng mỡ thừa bám xung quanh phổi gây cản trở không khí đi vào và ra ở phổi. Điều này gây khó thở cho người béo phì.
  • Tràn khí màng phổi: Tình trạng này gây suy giảm chức năng một phần hoặc toàn phần của phổi và gây khó thở cho người bệnh. Tràn khí màng phổi xảy ra do chấn thương ngực, bệnh phổi, hay do dụng cụ hỗ trợ hít thở. Bệnh có thể xảy ra với người hút thuốc lá được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS).
  • Thể lực kém: Mất thể lực do không hoạt động thường xuyên hay bệnh tật là một nguyên nhân gây thở khó khăn, thường xảy ra ở người liệt nửa người, liệt cả người,...

suy-tim-gay-tich-tu-cac-chat-long-o-phoi-can-tro-khong-khi-di-vao-va-gay-kho-tho_optimized.webp

Suy tim gây tích tụ các chất lỏng ở phổi cản trở không khí đi vào và gây khó thở

Yếu tố nguy cơ gây khó thở

Ngoài những yếu tố kể trên, nguyên nhân khiến cho người bệnh thở khó khăn hơn có thể do một số yếu tố nguy cơ sau:

Bệnh về phổi: Ung thư phổi hay u phổi, viêm màng phổi (viêm màng bao quanh phổi), phù phổi (chất lỏng có quá nhiều đến dư thừa trong phổi), xơ phổi (có sẹo và bị tổn thương ở phổi), tăng huyết áp động mạch phổi, bệnh lao,...

Các bệnh về tim mạch: Ví dụ như bệnh cơ tim (các bệnh liên quan đến cơ tim), viêm màng ngoài tim,...

Các vấn đề khác: Viêm nắp thanh quản, bệnh nhược cơ, hội chứng Guillain Barre, kyphoscoliosis (một loại biến dạng thành ngực),...

Các cách điều trị tình trạng khó thở

Để cải thiện và trị dứt điểm tình trạng khó thở, cần điều trị nguyên nhân gây ra. Cụ thể:

Điều trị khó thở đột ngột 

Tình trạng khó thở đột ngột có thể xảy ra trong các trường hợp mắc bệnh lý hoặc không bệnh lý. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục có thể giúp bạn cải thiện và tăng cường khả năng hoạt động của tim, phổi của bạn. Từ đó giúp cải thiện tình trạng thở khó khăn nhờ hoạt động trao đổi không khí trong phổi và oxy qua tim.
  • Bỏ thuốc lá: Nếu bạn vẫn đang sử dụng thuốc lá hãy bắt đầu bỏ ngay từ bây giờ nếu không muốn tình trạng khó thở nặng hơn và gây ra các bệnh liên quan đến phổi.
  • Tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm: Cần tránh hít phải những chất gây dị ứng, chất độc từ môi trường, chẳng hạn như khói xe, khí thải nhà máy, bụi mịn, khí phun sơn,...
  • Tránh nhiệt độ quá cao: Hoạt động trong nhiệt độ quá cao có thể làm tăng chứng khó thở do các bệnh mãn tính gây ra như bệnh phổi mãn tính.
  • Tránh nhiệt độ quá thấp: Nhiệt độ quá thấp (quá lạnh) cũng khiến người mắc bệnh phổi mãn tính xảy ra tình trạng thở khó khăn.
  • Ngưng sử dụng thuốc gây khó thở: Nếu sau khi sử dụng một số loại thuốc như thuốc hạ mỡ máu (Statin), thuốc chẹn beta dùng điều trị tăng huyết áp ở người hen phế quản,... xuất hiện triệu chứng khó thở, bạn cần ngưng sử dụng ngay và liên hệ với bác sĩ để có phương án điều trị khác.
  • Điều chỉnh tốc độ di chuyển: Nếu bạn đang di chuyển lên khu vực có độ cao lớn, hãy điều chỉnh thời gian di chuyển và tránh gắng sức để gây ra tình trạng thiếu oxy, thở khó khăn hơn.
  • Sử dụng thuốc: Nguyên nhân gây ra khó thở đột ngột có thể do một số bệnh lý như suy tim, thuyên tắc phổi,... nên cần điều trị dứt điểm bệnh để cải thiện tình trạng thở khó khăn của người bệnh. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên có thành phần chính là Fibrolysin để giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao chức năng phổi, phế quản và cải thiện tình trạng khó thở. Fibrolysin là hợp chất của muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane. Trong đó, methylsulfonylmethane đã được nghiên cứu tại Khoa Dược, Trường Y, Đại học Khoa học Y tế Ardabil, Iran vào năm 2013, là một hợp chất organosulfur tự nhiên có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, giảm tổn thương oxy hóa phổi.

thanh-phan-fibrolysin-co-the-giup-tang-cuong-chuc-nang-phoi-giam-kho-tho.webp

Thành phần Fibrolysin có thể giúp tăng cường chức năng phổi, giảm khó thở

Điều trị khó thở lâu dài 

Khó thở lâu dài do các bệnh lý gây ra. Do đó, người bệnh cần điều trị bệnh để cải thiện tình trạng khó thở. Ví dụ như một số trường hợp sau:

Hen suyễn: Triệu chứng điển hình của bệnh là khó thở nên người bệnh cần sử dụng thuốc điều trị hen phế quản để cải thiện bệnh cũng như khó thở do hen gây ra. Đặc biệt đối với người bị hen suyễn, luôn có dạng thuốc khí dung bên cạnh để cải thiện các cơn hen cấp gây khó thở đột ngột.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay COPD và tràn khí màng phổi: Đây là những bệnh lý gây ra triệu chứng khó thở. Người bệnh cần tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ và để cải thiện tình trạng bệnh cũng như triệu chứng thở khó khăn của người bệnh.

Béo phì: Kết hợp giảm cân với tập thể dục có thể giúp giảm các nguyên nhân gây ra khó thở do suy giảm chức năng và cải thiện tình trạng thở khó khăn.

Thể lực kém: Những người bị khó thở do thể lực yếu, mất khả năng hoạt động cần được hỗ trợ vận động cơ thể qua các thiết bị hay người thân để giúp người bệnh có đường thở thông khí hơn.

su-dung-thuoc-khi-dung-cho-nguoi-hen-suyen-se-cai-thien-trieu-chung-kho-tho.webp

Sử dụng thuốc khí dung cho người hen suyễn để cải thiện triệu chứng khó thở

>>> XEM THÊM: [Giải đáp] Khó thở uống thuốc gì? Xem ngay

Phương pháp điều trị khó thở tại nhà

Nếu triệu chứng khó thở không do các bệnh lý gây ra, bạn có thể sử dụng một số phương pháp điều trị khó thở tại nhà để giảm bớt và cải thiện. Cụ thể:

Thở mím môi: Biện pháp giúp làm chậm nhịp thở, hơi thở sâu hơn và thở dễ dàng hơn. Đầu tiên, bạn cần thư giãn cơ cổ và vai, từ từ hít thở bằng mũi trong hai lần đếm đồng thời giữa miệng đóng lại. Sau đó, mím môi như đang huýt sáo và thở ra từ từ, nhẹ nhàng qua miệng mím đồng thời bụng xẹp lại.

Thở bằng cơ hoành: Giúp cải thiện tình trạng khó thở. Đầu tiên bạn cần ngồi trên ghế với đầu gối uốn cong, thư giãn vai, đầu cổ và đặt tay lên bụng. Từ từ hít bằng mũi, sau đó thở ra và siết chặt các cơ lại (thở ra bằng miệng với đôi môi mím chặt). Hãy tập trung thở ra nhiều hơn hít vào và lặp lại trong khoảng 5 phút.

Ngồi về phía trước: Giúp thư giãn cơ thể và dễ dàng thở hơn. Đầu tiên bạn cần ngồi trên ghế, đặt chân chạm đất và người hơi nghiêng về phía trước. Sau đó nhẹ nhàng chống khuỷu tay lên đầu gối hoặc dùng tay chống cằm. Lưu ý, bạn cần giữ cho cổ và cơ vai được thoải mái nhất.

Ngồi về phía trước với chiếc bàn: Đây có thể là tư thế thoải mái hơn so với ngồi về phía trước chỉ với chiếc ghế. Đầu tiên, bạn cần ngồi trên ghế, chân chạm đất với chiếc bàn đối diện, người hơi nghiêng về phía trước và chống cánh tay lên bàn. Sau đó kê đầu trên cẳng tay hoặc trên gối để có tư thế thoải mái.

ngoi-phia-truoc-voi-chiec-ban-voi-tu-the-thoai-mai-giup-cai-thien-kho-tho.webp

Ngồi về phía trước với chiếc bàn với tư thế thoải mái giúp cải thiện khó thở

Đứng với sự hỗ trợ của cánh tay: Bạn cần đứng gần một cái bàn, chống khuỷu tay hoặc bàn tay lên bàn và giữ cho cổ được thoải mái nhất. Sau đó hãy tựa đầu và cẳng tay để vai được thư giãn.

Đứng tựa lưng: Vị trí này giúp cơ thể được thư giãn và đường thở thông khí. Đầu tiên hãy đứng tựa lưng vào tường, giữa hai bàn chân rộng bằng vai và đồng thời đặt tay lên đùi. Khi đó, vai của bạn được thả lỏng, người hơi nghiêng về phía trước và đung đưa tay để thư giãn cơ thể.

Ngủ với tư thế thoải mái: Giúp bạn ngủ sâu giấc, cơ thể thoải mái và giúp thở dễ dàng hơn. Bạn có thể nằm nghiêng với một chiếc gối giữa hai chân và kê gối cao đầu, giữ thẳng lưng. Bên cạnh đó, bạn có thể nằm ngửa, kê cao đầu và gập đầu gối (kê một chiếc gối dưới đầu gối).

Sử dụng quạt: Không khí mát mẻ có thể giúp bạn cảm thấy khí chứa đầy phổi. Bạn nên sử dụng quạt cầm tay để giảm cảm giác khó thở.

Sử dụng cà phê: Thành phần chính của cà phê là caffeine giúp làm giảm mệt mỏi và thư giãn các cơ trong đường hô hấp. Điều này giúp cải thiện triệu chứng khó thở cho người bệnh, đặc biệt là người mắc bệnh hen suyễn. Một số nghiên cứu cho thấy cà phê có thể giúp cải thiện chức năng phổi trong tối đa bốn giờ.

uong-ca-phe-giup-giam-met-moi-cac-co-trong-duong-ho-hap-va-giam-kho-tho.webp

Uống cà phê giúp giảm mệt mỏi các cơ trong đường hô hấp và giảm khó thở

Biện pháp phòng ngừa khó thở

Khó thở là triệu chứng phổ biến nên cần có những biện pháp phòng ngừa tình trạng này. Bao gồm:

Có chế độ ăn uống hợp lý: Béo phì là một trong những nguyên nhân gây khó thở, do đó bạn cần có chế độ ăn uống lành mạnh để duy trì cân nặng hợp lý. Hãy ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau, củ, quả tươi và hạn chế những thực phẩm chứa nhiều giàu mỡ, chất béo như đồ ăn nhanh, chiên xào,... hay những đồ uống chứa cồn, các chất kích thích như rượu, bia,...

Điều chỉnh lối sống lành mạnh: Chế độ nghỉ ngơi cũng là yếu tố nguy cơ gây ra khó thở. Bạn nên có chế độ ngủ đầy đủ mỗi ngày kết hợp với tập luyện thể dục điều độ, vừa sức để nâng cao sức khỏe cho cơ thể.

Môi trường sống tốt: Hãy sống trong môi trường trong lành, có nhiều cây xanh hay sử dụng những thiết bị lọc không khí để loại bỏ những tác nhân gây khó thở.

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng khó thở và những biện pháp điều trị và phòng ngừa, giúp cải thiện triệu chứng cho bạn và người thân. Hãy sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên có thành phần chính từ Fibrolysin để nâng cao chức năng của phổi, phế quản để cải thiện và phòng ngừa khó thở. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến triệu chứng khó thở, xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn.

Tài liệu tham khảo

https://www.mayoclinic.org/symptoms/shortness-of-breath/basics/definition/sym-20050890

https://en.wikipedia.org/wiki/Shortness_of_breath

https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/16942-shortness-of-breath-dyspnea

Dược sĩ Quỳnh Chi

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-bao-phe-vuong

Bình luận