Bệnh viêm phổi mạn tính là gì?

Viêm phổi mãn tính là tình trạng phế nang của phổi bị viêm nhiễm do tổn thương và đã xảy ra trong thời gian dài (từ hàng tuần đến hàng tháng). Viêm phổi mãn tính thường khó phát hiện và chỉ có thể xác định khi thực hiện các chẩn đoán, X-quang hoặc khi viêm phổi mãn tính đã chuyển biến nghiêm trọng.

hinh-anh-phong-x10-cua-viem-phoi-man-tinh.webp

Hình ảnh phóng x10 của viêm phổi mãn tính

Nguyên nhân gây viêm phổi mãn tính

Hầu hết, bệnh viêm phổi mãn tính đều có nguyên nhân từ sự viêm nhiễm do vi khuẩn, virus, nấm hoặc hóa chất gây ra qua đường mũi (hít thở) hoặc đường miệng (nuốt).

Ngoài ra, sẽ có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị viêm phổi mãn tính. Cụ thể:

  • Tuổi tác: Theo thời gian, khả năng miễn dịch, thích nghi và sức khỏe sẽ kém đi. Từ đó dễ bị virus, vi khuẩn xâm nhập hơn và gây ra viêm phổi mãn.
  • Phụ nữ mang thai: Tương tự với yếu tố tuổi tác, khi mang thai, phụ nữ sẽ bị suy giảm sức đề kháng, miễn dịch và dễ bị virus hoặc vi khuẩn gây hại hơn.
  • Trẻ em: Trẻ dưới 5 tuổi (đặc biệt dưới 2 tháng tuổi) có nguy cơ mắc viêm phổi mãn cao hơn.
  • Từng tiếp xúc với các dược phẩm có thể gây độc cho tế bào phổi như busulfan, methotrexate, bleomycin, cyclphosphamide,…
  • Người từng bị mắc những bệnh mạn tính khác như tiểu đường, phổi tắc nghẽn mãn tính,… hoặc người bị ức chế miễn dịch do sắt.
  • Người thường xuyên hút thuốc lá khiến hệ thống bảo vệ phổi và cơ thể tự nhiên bị suy yếu và phá hủy.
  • Người đang có những bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS, người mới thực hiện phẫu thuật, hóa trị,…

Biến chứng viêm phổi mãn tính như thế nào?

Bệnh viêm phổi mãn tính nếu không phát hiện kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Đặc biệt khi người bệnh có thêm các bệnh lý phổi tiềm ẩn khác, biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải là:

  • Ho ồ ạt ra máu.
  • Tràn khí màng phổi.
  • Phù thũng.
  • Suy giảm chức năng của phổi.
  • Đặc biệt nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

>>> XEM THÊM: Viêm phế quản mãn tính - Bệnh lý nguy hiểm và những điều cần biết

Nhận biết bệnh viêm phổi mãn tính

Viêm phổi mãn trên thực tế rất khó nhận biết, bởi nó không biểu hiện quá mạnh mẽ mà tiến triển âm thầm theo thời gian. Dù có biểu hiện bên ngoài thì cũng có rất ít triệu chứng quá rõ rệt.

Nhận biết qua các triệu chứng bên ngoài

Viêm phổi mãn tính sẽ có những triệu chứng như:

Các triệu chứng có thể xuất hiện sớm: Sốt cao, ớn lạnh, khó chịu; Chán ăn, có thể bị sụt cân không rõ nguyên nhân.

Các triệu chứng xuất hiện muộn hơn: Ho dai dẳng, ho ra máu, ho có đờm.

Một số dấu hiệu khác: Thở khò khè (dễ bị nhầm lẫn với hen suyễn), tổn thương da, tím tái (ở người bị viêm phổi mãn tính nghiêm trọng).

Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng ngoài phổi như đau cơ, đau khớp, đau bụng, đau họng, buồn nôn hoặc nôn mửa, tiêu chảy.

sot-cao-la-mot-trong-nhung-trieu-chung-xuat-hien-som-cua-viem-phoi-man-tinh.webp

Sốt cao là một trong những triệu chứng xuất hiện sớm của viêm phổi mãn tính

Nhận biết khi thực hiện các chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác có phải viêm phổi mãn tính không, bác sĩ có thể thực hiện một số phương pháp xét nghiệm sau:

  • Chụp X-quang, chụp CT hoặc MRI ngực: Xem xét về tổn thương ở phổi và khu vực phế nang, mô kẽ phổi để xác định viêm phổi mãn.
  • Nuôi cấy đờm: Xác định về sự hiện diện của vi khuẩn, virus hoặc nấm trong phổi.
  • Xét nghiệm lắng hồng cầu (ESR) hoặc xét nghiệm protein phản ứng C trong máu: Đối với người bị viêm phổi mãn tính, các chỉ số xét nghiệm này thường cao hơn bình thường.
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra số lượng hồng cầu để xác định tình trạng viêm nhiễm tại phổi.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ thăm hỏi các triệu chứng bên ngoài, đếm nhịp thở, nghe phổi để xác định viêm phổi mãn chính xác hơn.

Điều trị bệnh viêm phổi mãn tính

Viêm phổi mãn tính thường được điều trị dựa vào nguyên tắc điều trị từ nguyên nhân và ngăn ngừa biến chứng. Cụ thể các cách điều trị viêm phổi mãn tính như sau:

Điều trị bằng thuốc và can thiệp

Với cách điều trị bằng thuốc, người bệnh sẽ được chỉ định:

  • Thuốc kháng sinh: Điều trị từ nguyên nhân viêm phổi mãn là các loại virus, vi khuẩn hoặc nấm.
  • Thuốc giảm triệu chứng: Bao gồm như thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt.

Nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số biện pháp can thiệp như nội soi phế quản trị liệu, phẫu thuật cắt bỏ thùy hoặc phổi. Tuy nhiên hầu hết các liệu pháp can thiệp này không phổ biến và rất hạn chế. Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi thùy hoặc phổi đã bị viêm, nhiễm trùng nặng.

Điều trị bằng thay đổi lối sống

Việc thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng sẽ hỗ trợ cho quá trình điều trị và phòng ngừa tái phát viêm phổi mãn.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Hạn chế: Rượu, bia, thuốc lá, các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm gây hiện tượng đầy hơi (nước có gas), thực phẩm chứa nhiều nitrat (thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp).
  • Nên: Bổ sung nhiều nước ấm giúp loãng đờm, ăn nhiều hoa quả, rau xanh giàu vitamin A, C và vitamin E (chanh, cam, kiwi, ổi, súp lơ,…), ngũ cốc nguyên hạt,...

Chế độ luyện tập: Tập các bài tập thở nhẹ nhàng, tập các động tác nhẹ nhàng trong quá trình điều trị.

Thay đổi lối sống: Không sử dụng chất kích thích, tiêm phòng viêm phổi, hạn chế để có thể bị nhiễm lạnh, ăn uống đầy đủ và đúng bữa, vệ sinh thường xuyên mũi – miệng hàng ngày,…

Bên cạnh đó, khi có các dấu hiệu ho khan, ho có đờm, viêm phế quản, viêm phổi, bạn có thể sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên có thành phần chính là Fibrolysin để giúp bạn cải thiện các triệu chứng và giúp đường thở thông khí. Hơn nữa, Fibrolysin (gồm muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane) đã được các nghiên cứu tại Hoa Kỳ và Úc năm 2017 chứng minh mang lại tác dụng chống xơ hóa, chống tái cấu trúc đường thở, giúp làm giảm triệu chứng viêm mạn tính ở phổi, đường hô hấp, tăng sức đề kháng, sức khỏe của phổi, phế quản.

bo-thuoc-la,-bo-sung-hoa-qua-giau-vitamin-giup-phong-ngua-viem-phoi-man-tai-phat.webp

Bỏ thuốc lá, bổ sung hoa quả giàu vitamin giúp phòng ngừa viêm phổi mạn tái phát

Tạm kết

Tuy viêm phổi mãn tính không phải là bệnh lý phổ biến, nhưng là bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Hy vọng bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý viêm phổi mãn để thực hiện điều trị, phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc, vấn đề nào cần giải đáp liên quan đến bệnh lý viêm phổi mạn tính, vui lòng liên hệ tới hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1307131/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pneumonia/symptoms-causes/syc-20354204

https://www.healthline.com/health/pneumonia 

Bình luận