Bệnh viêm phế quản là tình trạng có thể xảy ở bất kỳ lứa tuổi hay giới tính nào. Nếu không được phát hiện và chữa trị đúng cách, viêm phế quản kéo dài sẽ dẫn đến nhiều mối nguy cơ gây nhiễm trùng đường hô hấp. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các nguyên nhân gây bệnh và biện pháp khắc phục hiệu quả, chúng ta cùng theo dõi nhé!

Bệnh viêm phế quản là gì?

Bệnh viêm phế quản là tình trạng niêm mạc của các ống phế quản, đường thở kết nối khí quản đến phổi bị tổn thương. Người mắc viêm phế quản thường ho ra chất nhầy và bị đổi màu. Bệnh có thể chia thành 2 dạng:

- Viêm phế quản cấp tính: Thường kéo dài khoảng vài tuần, đây là tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn khiến đường hô hấp trong phổi bị sưng và chứa nhiều chất nhầy.

- Viêm phế quản mạn tính: Kéo dài từ vài tháng tới nhiều năm, gây khó khăn trong việc điều trị.

 Người bị viêm phế quản thường ho ra nhiều chất nhầy

Người bị viêm phế quản thường ho ra nhiều chất nhầy

Một số triệu chứng của bệnh viêm phế quản mà nhiều người thường hay mắc phải như: Ho thường xuyên, tức ngực, đờm có màu vàng, xám, xanh lục, trắng, có máu; thở khò khè, sốt nhẹ và ớn lạnh, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.

Nếu thấy xuất hiện một số dấu hiệu như trên, bạn cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám để nhận được sự tư vấn cụ thể của chuyên gia, tránh để tình trạng nặng thêm gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản không nên chủ quan

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản, nhưng chủ yếu xuất phát từ các yếu tố chính sau:

- Do vi khuẩn, virus: 90% nguyên nhân gây viêm phế quản là do nhiễm vi khuẩn, virus. Đặc biệt là do sự tấn công của virus cúm gia cầm, virus đại thực bào,...

- Thói quen hút thuốc lá: Nicotin trong khói thuốc là nguyên nhân khiến niêm mạc đường hô hấp bị viêm nhiễm nặng, hệ thống bảo vệ kém hiệu quả dẫn tới bệnh viêm phế quản. Nguyên nhân viêm phế quản cấp và mạn tính này thường gặp ở nam giới.

Hút thuốc lá gây bệnh viêm phế quản 

Hút thuốc lá gây bệnh viêm phế quản

- Tuổi tác: Người già cao tuổi và trẻ sơ sinh do sức đề kháng kém nên rất dễ bị mắc viêm phế quản.

- Sự ô nhiễm: Khói bụi trong môi trường làm kích thích phế quản tiết ra nhiều đờm cũng là nguyên nhân gây viêm phế quản.

- Tính chất công việc: Những người làm công việc thường xuyên tiếp xúc nhiều với nhiều hóa chất như khí amoniac, clo,... thường có tỷ lệ mắc viêm phế quản cao hơn.

- Sự thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh dễ gây kích thích niêm mạc hô hấp.

- Do bệnh lý tại dạ dày: Trào ngược dạ dày, ợ chua, ợ hơi,... gây kích thích cổ họng, dẫn tới bệnh viêm phế quản cấp.

Viêm phế quản nếu không được chữa trị đúng cách có thể gây tái cấu trúc, xơ hóa đường thở, từ đó gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, phổ biến nhất là viêm phổi (xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng lây lan sâu hơn vào phổi). Theo thống kê, có khoảng 5% trường hợp viêm phế quản dẫn đến viêm phổi.

Bên cạnh đó, những cơn viêm phế quản nhiều lần có thể khiến bạn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Do đó, việc thăm khám sức khỏe thường xuyên và hạn chế những yếu tố nguy cơ gây bệnh là điều rất cần thiết để bảo vệ đường hô hấp của chúng ta luôn khỏe mạnh.

Điều trị viêm phế quản như thế nào?

Bạn có thể sử dụng phương pháp chữa viêm phế quản bằng thuốc tây, thuốc dân gian hoặc thuốc nam. Tuy nhiên, cho dù là theo phương cách nào thì việc thăm khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ là điều hết sức cần thiết:

Chữa viêm phế quản bằng thuốc tây:

Những người mắc bệnh viêm phế quản thường được hướng dẫn nghỉ ngơi, uống nước, hít thở không khí ấm áp, dùng thuốc ức chế ho và thuốc giảm đau để kiểm soát các triệu chứng. Nhiều trường hợp viêm phế quản cấp tính có thể khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, viêm phế quản mạn tính thì không có thuốc điều trị mà chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh:

- Thuốc ho, tiêu đờm: Có tác dụng loại bỏ chất nhầy và các chất kích thích ra khỏi phổi.

- Thuốc giãn phế quản và những ống mở phế quản: Làm sạch chất nhầy, giúp người bệnh thở dễ dàng hơn.

Thuốc tây y điều trị viêm phế quản 

Thuốc tây y điều trị viêm phế quản

- Thuốc chống viêm và steroid glucocorticoid: Với những người mắc triệu chứng dai dẳng có thể dùng nhóm thuốc này để ngăn ngừa viêm mạn tính gây tổn thương mô. Tuy nhiên, bạn cần hết sức thận trọng bởi nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, bệnh tiểu đường.

- Liệu pháp oxy: Giúp cải thiện lượng oxy khi thở khó.

- Thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản do nhiễm khuẩn thì có thể dùng thuốc kháng sinh để khắc phục (không hiệu quả đối với các trường hợp nhiễm virus).

Một số bài thuốc dân gian chữa viêm phế quản

Bên cạnh điều trị triệu chứng bằng tây y, trong dân gian cũng có một số bài thuốc hiệu quả giúp chữa viêm phế quản như:

-  Bài thuốc số 1: Cho 50g gừng tươi, 100g rễ cây chè vào nồi. Đổ nước vừa đủ, sắc một lúc, sau đó lọc chắt lấy nước thuốc, bỏ bã đi. Thêm một ít mật ong vào nước thuốc, khuấy đều, cho vào lọ dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.

- Bài thuốc số 2: Bóc vỏ 500g củ tỏi h rồi giã nát cho vào lọ cùng với 200g đường đỏ rồi rót 500g giấm ăn vào. Bịt kín lọ, ngâm trong khoảng 15 ngày là có thể dùng được. Uống 3 lần/ngày, mỗi lần 15 - 20ml, ăn củ tỏi ngâm.

- Bài thuốc số 3: Gừng già 1 củ bằng ngón tay, gọt bỏ vỏ, chấm mật ong ăn giúp chữa triệu chứng ho lâu ngày do viêm phế quản mạn tính rất tốt.

Trên đây là một số biện pháp điều trị viêm phế quản bằng tây y và dân gian. Tuy nhiên, bạn cần thăm khám và tuân thủ chỉ định của chuyên gia trong quá trình trị bệnh. Bên cạnh đó, việc xây dựng chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng góp phần giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh.

Hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản bằng thảo dược

Việc dùng thuốc tây điều trị viêm phế quản sẽ chỉ tác động vào các triệu chứng khi đã biểu hiện rõ ở giai đoạn nặng. Tuy nhiên, cách này lại không thể bảo vệ hệ hô hấp cho người bệnh khỏi các tác nhân gây hại ngay từ ban đầu, không ngăn chặn được quá trình tăng sinh, dày lên của niêm mạc đường thở và quá trình tái cấu trúc, xơ hóa phổi, phế quản. Do đó, bệnh vẫn có thể tái phát lại và trở thành viêm phổi, viêm phế quản mạn tính, thậm chí là gây ra những biến chứng hô hấp nguy hiểm.

Bởi vậy, để có thể giải quyết triệt để và hiệu quả tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp, xu hướng mới hiện nay là lựa chọn giải pháp phòng bệnh ngay từ những bước đầu. Phương pháp này giúp tránh nguy cơ bệnh tiến triển nặng và ngăn ngừa tái phát sau đó, giúp cải thiện sức khỏe, cải thiện chức năng đường thở cho người bệnh tốt hơn.

Dựa trên những tiêu chí này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần thảo dược quý như: Hoạt chất Fibrolysin, nhũ hương, xạ đen, xạ can, tạo giác, bán biên liên,... có tác dụng hỗ trợ điều trị, làm giảm các triệu chứng của người mắc viêm phế quản. Không chỉ vậy, Fibrolysin còn có tác dụng ngăn chặn việc xơ hóa, tái cấu trúc ở phổi và phế quản; giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ miễn dịch tế bào, từ đó phòng ngừa nguy cơ tiến triển nặng hơn và giảm tái phát cho người bị viêm phế quản.

Fibrolysin - Hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản 

Fibrolysin - Hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản

Như vậy, bài viết đã cung cấp thông tin về các nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cũng như biện pháp khắc phục hiệu quả. Để nhanh chóng đẩy lùi bệnh và nâng cao sức khỏe đường hô hấp, đừng quên sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là Fibrolysin mỗi ngày, bạn nhé!

 

 

Dược sĩ Quỳnh Chi

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-bao-phe-vuong

Bình luận