Giới thiệu về Theophylline và cách sử dụng

Theophylline là thuốc kê đơn thuộc nhóm thuốc Methylxanthines. Thuốc có tác động lên các bệnh hô hấp nhờ các cơ chế sau:

  • Làm giãn cơ trơn của phế quản và mạch máu phổi, làm giảm phản ứng của đường thở với các các chất dị ứng và histamine, methacholine. 
  • Làm giãn phế quản bằng cách ức chế phosphodiesterase type III và IV, làm tăng AMP vòng nội bào.
  • Ngăn chặn co thắt phế quản bằng cách đối kháng thụ thể adenosine A2B.
  • Ngăn chặn viêm nhiễm bằng cách kích hoạt histone deacetylase ngăn chặn sự phiên mã của các gen gây viêm.

Với những cơ chế này, Theophylline thường được chỉ định cho các trường hợp cụ thể sau:

  • Điều trị các triệu chứng của bệnh hen phế quản.
  • Điều trị các bệnh phổi khác do tắc nghẽn đường thở như viêm phế quản, khí phế thũng.
  • Điều trị ngừng thở ở trẻ thiếu tháng.

theophylline-thuong-duoc-dung-de-dieu-tri-cac-benh-ho-hap-nhu-hen-suyen-viem-phe-quan.webp

Theophylline thường được dùng để điều trị các bệnh hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản

Hiện nay Theophylline được nhiều công ty sản xuất và phân phối dưới nhiều dạng bào chế khác nhau. Danh sách các dạng bào chế Theophylline và hàm lượng thuốc tương ứng như sau:

Dạng bào chế

Hàm lượng

Viên nang

100mg, 200mg

Viên nang giải phóng chậm

50mg, 60mg, 65mg, 75mg, 100mg, 125mg, 130mg, 200mg, 250mg, 260mg, 300mg, 400mg.

Viên nén

100mg, 125mg, 200mg, 250mg, 300mg

Viên nén giải phóng chậm

100mg, 200mg, 250mg, 300mg, 400mg, 450mg, 500mg, 600mg

Siro

50 mg/5ml

Hỗn dịch uống

27mg/5ml, 50mg/5ml

Viên đạn đặt trực tràng

350mg

Thuốc truyền tĩnh mạch

0.4mg/ml, 0.8mg/ml, 1.6mg/ml, 2mg/ml, 3.2mg/ml, 4mg/ml

Giá thuốc sẽ thay đổi theo dạng bào chế và hàm lượng thuốc cũng như thương hiệu sản phẩm. Bạn có thể tham khảo các biệt dược Theophylline phổ biến hiện nay như: Elixophyllin, Theo-24, Respbid, T-Phyl, Aerolate III, Theophylin Tipharco, Theophylin Thành Nam, Theophylin Dopharma, Theophylin NIC Pharma, Slo-Bid Gyrocaps, Slo-Phyllin, Theobid, Theo-Dur, Theolair, Theovent,..

4 điều cần lưu ý khi sử dụng Theophylline

Với các đối tượng khác nhau khi sử dụng Theophylline sẽ cần chú ý tới những vấn đề khác nhau. Tuy nhiên dưới đây là 4 điều cơ bản mà bất cứ ai khi sử dụng thuốc cũng cần phải biết.

Sử dụng thuốc Theophylline đúng cách

Để sử dụng Theophylline đúng cách, tốt nhất là bạn hãy sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cách dùng thuốc dưới đây do nhà sản xuất đưa ra và chỉ cung cấp thông tin tham khảo cho bạn.

Cách dùng thuốc Theophylline 

Cách dùng Theophylline theo các dạng bào chế như sau:

  • Viên nang và viên nén: Dùng theo đường uống với một cốc nước đầy. Sử dụng nguyên viên mà không nghiền hoặc nhai. Bạn có thể bẻ đôi thuốc chỉ khi được bác sĩ yêu cầu. 
  • Viên nang giải phóng chậm, viên nén giải phóng chậm: Sử dụng theo đường uống và để thuốc tan từ từ trong miệng, không nhai hay nghiền nát thuốc. Sau khi thuốc đã tan hoàn toàn có thể uống nước hoặc không.
  • Siro và hỗn dịch uống: Sử dụng theo đường uống. Dùng dụng cụ đo chuyên dụng để lấy lượng thuốc sử dụng chính xác.
  • Thuốc tiêm: Dùng theo đường tiêm tĩnh mạch chậm hoặc rất chậm. Người bệnh không tự ý tiêm ở nhà mà cần tới các cơ sở y tế để tiêm.
  • Thuốc đạn: Chỉ sử dụng khi được bác sĩ chỉ định.

su-dung-theophylline-dung-theo-dang-bao-che-ma-bac-si-da-chi-dinh.webp

Sử dụng Theophylline đúng theo dạng bào chế mà bác sĩ đã chỉ định

>>> XEM THÊM: Thông tin về thuốc Dexamethasone và 4 lưu ý quan trọng

Liều dùng thuốc Theophylline 

Liều dùng Theophylline cho từng tình trạng bệnh như sau:

Bệnh

Dạng thuốc

Đối tượng

Liều dùng

Hen suyễn mạn tính

Chất lỏng uống

Người lớn không có yếu tố làm khả năng giảm thanh thải

Liều khởi đầu: 300mg/ngày chia làm 2-3 lần uống.

Sau 3 ngày: 400mg/ngày chia làm 2-3 lần uống.

Sau 3 ngày nữa: 600mg/ngày chia làm 2-3 lần uống.

Người lớn có yếu tố làm giảm thanh thải

Người trên 60 tuổi

Người có nồng độ Theophylline huyết thanh không khả thi

Liều tối đa: 400mg/ngày.

Liều giải phóng chậm: 400 hoặc 600mg.

Trẻ sinh non (dưới 1 tuổi)

Liều khởi đầu cho trẻ dưới 24 ngày tuổi: 1mg/kg mỗi 12 giờ

Liều khởi đầu cho trẻ trên 24 ngày tuổi: 1.5mg/kg mỗi 12 giờ

Liều cuối: Điều chỉnh từ 5-15mcg/ml theo độ tuổi và trạng thái nồng độ Theophylline huyết thanh.

Trẻ đủ tháng đến 52 tuần tuổi

Liều khởi đầu: Tổng liều = [(0.2*tuần tuổi) + 5]*(kg thể trọng). Từ 26 tuần tuổi chia uống 3 liều. Trên 26 tuần tuổi chia uống 4 liều.

Liều cuối: Điều chỉnh từ 5-15mcg/ml theo độ tuổi và trạng thái nồng độ Theophylline huyết thanh.

Trẻ từ 1 tuổi trở lên không có yếu tố làm giảm độ thanh thải và có cân nặng dưới 45kg

Liều khởi đầu: 12-14mg/kg/ngày chia làm 3-4 lần uống, tối đa không quá 300mg.

Sau 3 ngày: 16mg/kg/ngày chia làm 3-4 lần uống, tối đa không quá 400mg.

Sau 3 ngày nữa: 20mg/kg/ngày chia làm 3-4 lần uống, tối đa không quá 600mg.

Trẻ từ 1 tuổi trở lên không có yếu tố làm giảm độ thanh thải và có cân nặng trên 45kg hoặc từ 16 tuổi trở lên

Liều khởi đầu: 300mg/ngày chia làm 3-4 lần uống.

Sau 3 ngày: 400mg/ngày chia làm 3-4 lần uống.

Sau 3 ngày nữa: 600mg/ngày chia làm 3-4 lần uống.

Hen suyễn cấp tính

Tiêm tĩnh mạch

Người lớn không dùng Theophylline trong 24 giờ trước đó.

Liều nạp: 4.6mg/kg trọng lượng cơ thể. Tiêm liều sao cho nồng độ Theophylline huyết thanh trung bình đạt 10mcg/ml

Người lớn có sử dụng Theophylline trong 24 giờ trước đó

Liều nạp = (nồng độ mong muốn - nồng độ đo được)*(thể tích phân phối)

Sau khi đạt được nồng độ huyết thanh 10-15mcg/ml bắt đầu truyền liên tục.

Trẻ em không dùng Theophylline trong vòng 24 giờ trước

Liều nạp: 4.6mg/kg trọng lượng cơ thể. Tiêm liều sao cho nồng độ Theophylline huyết thanh trung bình đạt 10mcg/ml

Trẻ em sử dụng Theophylline trong vòng 24 giờ trước đó

Liều nạp = (nồng độ mong muốn - nồng độ đo được)*(thể tích phân phối)

Sau khi đạt được nồng độ huyết thanh 10-15mcg/ml bắt đầu truyền liên tục.

Giãn phế quản cấp tính

Chất lỏng uống

Người lớn không sử dụng Theophylline trong 24 giờ trước đó

Một liều 5mg/kg để tạo nồng độ Theophylline huyết thanh trung bình là 10mcg/ml

   

Trẻ em không sử dụng Theophylline trong 24 giờ trước đó

Một liều 5mg/kg để tạo nồng độ Theophylline huyết thanh trung bình là 10mcg/ml

Lưu ý: Liều dùng chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo chỉ định của bác sĩ.

Xử lý quên/quá liều thuốc Theophylline 

Trong trường hợp quên sử dụng hoặc dùng quá nhiều thuốc, bạn xử lý như sau:

Quên liều: Sử dụng thuốc ngay khi nhớ. Tuy nhiên hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều kế tiếp nếu sắp tới thời gian dùng thuốc. Không sử dụng hai liều cùng lúc tránh xảy ra tác dụng phụ nguy hiểm.

Quá liều: Sử dụng quá liều Theophylline có thể xảy ra nếu bạn dùng nhiều thuốc một lúc hoặc sử dụng liều cao trong thời gian dài. Các triệu chứng quá liều bao gồm buồn nôn, nôn dữ dội, co giật, nhịp tim chậm, ngất xỉu.

Quá liều Theophylline gây co giật có thể gây tử vong hoặc tổn thương não. Vì vậy nếu có bất cứ triệu chứng quá liều nào kể trên, bạn cần gọi cấp cứu ngay để được can thiệp y tế kịp thời. Đồng thời cần xét nghiệm máu thường xuyên để đảm bảo mức độ Theophylline trong máu là an toàn.

su-dung-qua-lieu-theophylline-co-the-dan-toi-co-giat-ngat-xiu.webp

Sử dụng quá liều Theophylline có thể dẫn tới co giật, ngất xỉu

Lưu ý về chống chỉ định của Theophylline

Không sử dụng Theophylline ở các nhóm đối tượng sau:

  • Người mẫn cảm với Theophylline, các xanthin hoặc thành phần khác có trong thuốc.
  • Người đang mắc bệnh loét dạ dày tá tràng.
  • Người co giật, động kinh không kiểm soát được.

Các đối tượng sau cần thận trọng khi sử dụng thuốc:

  • Người hút thuốc, uống rượu thường xuyên.
  • Người mắc bệnh suy tim, xơ gan, suy gan, nhiễm virus.
  • Người cao tuổi.
  • Người mắc các bệnh tuyến giáp, bệnh huyết áp, đái tháo đường, giảm oxygen máu.
  • Người đau thắt ngực hoặc tổn thương cơ tim.
  • Người thực hiện các công việc yêu cầu sự tỉnh táo như lái xe, vận hành máu móc.
  • Phụ nữ mang thai thận trọng khi dùng vì thuốc có thể truyền vào nhau thai.
  • Phụ nữ cho con bú thận trọng khi dùng bởi thuốc có thể thông qua sữa gây kích thích hoặc nhiễm độc ở trẻ nhỏ.

Lưu ý về tác dụng phụ của Theophylline

Theophylline có thể gây ra các tác dụng phụ cho người sử dụng. Dưới đây là danh sách các tác dụng phụ của thuốc xếp theo mức độ phổ biến:

Tác dụng phụ thường gặp

  • Nhịp tim nhanh.
  • Tâm trạng kích động, bồn chồn.
  • Buồn nôn, nôn.

Tác dụng phụ ít gặp

  • Mất ngủ, kích thích, động kinh.
  • Phát ban da.
  • Kích ứng dạ dày, tiêu chảy
  • Run rẩy.
  • Các phản ứng dị ứng như sưng phù mặt/lưỡi/họng, khó thở, ngứa,...
  • Đau tim.

Nếu gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào kể trên, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp y tế kịp thời. Đặc biệt là với các phản ứng dị ứng hay sốc phản vệ.

buon-non-la-tac-dung-phu-thuong-gap-sau-khi-su-dung-theophylline.webp

Buồn nôn là tác dụng phụ thường gặp sau khi sử dụng Theophylline

Tương tác thuốc có thể gặp của Theophylline

Một số loại thuốc khi sử dụng cùng Theophylline có thể gây tương tác không mong muốn. Hãy lưu ý các loại thuốc có trong danh sách dưới đây:

Các loại thuốc làm tăng nồng độ Theophylline

Sử dụng Theophylline chung với các loại thuốc này sẽ khiến nồng độ Theophylline trong cơ thể tăng cao. Từ đó dẫn tới nguy cơ mắc các tác dụng phụ cũng gia tăng. Cụ thể các loại thuốc là:

  • Thuốc điều trị chứng nghiện rượu như disulfiram,...
  • Thuốc điều trị đông máu như pentoxifylline, ticlopidine,...
  • Thuốc chống trầm cảm fluvoxamine,...
  • Thuốc chữa bệnh gút như allopurinol,...
  • Thuốc điều hòa nhịp tim như mexiletine, propafenone, verapamil, propranolol,...
  • Thuốc điều trị viêm gan như interferon alfa-2a,...
  • Thuốc điều hòa hormone, thuốc ngừa thai như oestrogen,...
  • Thuốc rối loạn miễn dịch như methotrexate,...
  • Thuốc điều trị nhiễm trùng như ciprofloxacin, clarithromycin, erythromycin,...
  • Ketamine.
  • Thuốc axit dạ dày cimetidine.

Các loại thuốc khác

  • Thuốc chống lo âu như diazepam, flurazepam, lorazepam, midazolam,... kết hợp với Theophylline sẽ làm giảm tác dụng của chống lo âu.
  • Lithium khi sử dụng chung với Theophylline sẽ làm giảm tác dụng của lithium.
  • Thuốc chống co giật như phenobarbital, phenytoin,... khi dùng với Theophylline sẽ làm giảm nồng độ Theophylline.
  • Các loại thuốc làm giảm nồng độ Theophylline trong cơ thể như: Carbamazepine, rifampin,...

Lưu ý của dược sĩ khi dùng Theophylline

Để điều trị bệnh hô hấp hiệu quả, bạn có thể kết hợp sử dụng Theophylline với các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. Sự kết hợp này sẽ giúp thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh.

Một số loại thảo dược bạn có thể tham khảo như Xạ đen, Xạ can, Nhũ hương, Bán biên liên, Tạo giác. Bạn cũng có thể dùng thêm các loại sản phẩm thảo dược giúp cải thiện tình trạng ho, đờm, khó thở có chứa thành phần Fibrolysin, Iod, Selen. Đây đều là những thảo dược, thành phần có tác dụng rất tốt, giúp cải thiện các triệu chứng của viêm phổi, viêm phế quản và nâng cao chức năng phổi, phế quản. Hơn nữa, Fibrolysin (là hỗn hợp muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane) đã được các nghiên cứu tại Hoa Kỳ và Úc năm 2017 chứng minh mang lại tác dụng chống xơ hóa, chống tái cấu trúc đường thở, giúp làm giảm triệu chứng viêm mạn tính ở phổi, đường hô hấp, tăng sức đề kháng, sức khỏe của phổi, phế quản.

san-pham-thao-duoc-giup-cai-thien-trieu-chung-ho-dom-kho-tho.webp

Sản phẩm thảo dược giúp cải thiện triệu chứng ho, đờm, khó thở

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách sử dụng thuốc Theophylline điều trị các bệnh về hô hấp và những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc. Bài viết chỉ mang tính tham khảo và bạn nên thực hiện điều trị theo phương án mà bác sĩ đã đặt ra. Ngoài ra, nếu còn bất cứ thắc mắc nào về thuốc Theophylline cũng như các bệnh hô hấp, bạn có thể liên hệ tới Hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn.

Tài liệu tham khảo

https://go.drugbank.com/drugs/DB00277

https://www.drugs.com/dosage/theophylline.html

https://www.healthline.com/health/drugs/theophylline-oral-tablet#interactions

https://www.drugs.com/mtm/theophylline.html

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-3591-3076/theophylline-oral/theophylline-sustained-release-oral/details

Dược sĩ Quỳnh Chi

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-bao-phe-vuong

Bình luận