Thông tin cơ bản về thuốc Acetylcystein

Thuốc Acetylcystein là một hoạt chất dẫn xuất N – acetyl, nó là một axit amin tự do được sử dụng để điều trị cho các trường hợp liên quan đến hô hấp. Trong đó, đặc biệt có trường hợp ho và ho có đờm. Hiện tại, Acetylcystein có trong nhiều biệt dược khác nhau như Acetylcystein Stada, Acetylcystein EG, Stacytine 200, Oxemuc,…

Tuy vậy, trong bài viết hôm nay sẽ tìm hiểu về cách sử dụng của Acetylcystein trong biệt dược Acemuc. Với biệt dược này, Acetylcystein được điều chế với các dạng bào chế như sau:

  • Dạng thuốc cốm: Gồm hai loại là Acetylcystein 100mg đóng gói hộp 30 gói có giá bán tham khảo 54.000 đồng/hộp, Acetylcystein 200mg đóng gói hộp 30 gói có giá bán tham khảo khoảng 75.000 đồng/gói.
  • Dạng viên nang cứng: Gồm Acetylcystein 200mg, đóng gói hộp 30 viên, giá bán tham khảo khoảng 72.000 đồng/hộp.

thuoc-acetylcystein-duoc-dieu-che-duoi-dang-thuoc-com-va-vien-uong.webp

Thuốc Acetylcystein được điều chế dưới dạng thuốc cốm và viên uống

Chỉ định và chống chỉ định của Acetylcystein

Trước khi sử dụng Acetylcystein, bạn cần biết bạn hoặc người thân có thuộc nhóm đối tượng được dùng thuốc hay không. Trong trường hợp thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định (không được dùng thuốc), bạn sẽ cần thay đổi ngay sang loại thuốc khác cùng công dụng để đảm bảo an toàn.

Thuốc Acetylcystein trị bệnh gì? Chỉ định cho ai?

Thuốc được chỉ định cho cả người lớn và trẻ em từ 2 tuổi. Acetylcystein là một axit amin tự nhiên, nó có công dụng giúp loại bỏ, làm sạch lớp nhầy như một chất phân giải. Ngoài ra, thuốc cũng giúp loại bỏ đi lớp vật chất bị kẹt trong chất nhầy gây cản trở hô hấp, các chức năng khác.

Ngoài ra, trong thuốc Acemuc còn có thêm hoạt chất Aspartame. Hoạt chất này được xem là một chất tạo ngọt để giúp người dùng dễ chịu hơn khi dùng thuốc. Vì vậy, hiện thuốc đang được chỉ định cho những trường hợp đang gặp các vấn đề sau đây:

  • Các triệu chứng ho có đờm, ho do cảm cúm, cảm lạnh, ho sởi, ho gà.
  • Các vấn đề về hô hấp như viêm phế quản, viêm mũi dị ứng, các vấn đề liên quan đến bệnh phổi, lao phổi.
  • Ngoài ra, thuốc Acetylcystein cũng được sử dụng cho một số trường hợp có vấn đề khó chịu liên quan đến chất nhầy cản trở hô hấp. Ví dụ như trong bệnh phổi tắc nghẽn COPD, xơ nang,…
  • Riêng hoạt chất Acetylcystein cũng được sử dụng cho các trường hợp bị nhiễm độc acetaminophen như một loại thuốc giải.

Đối tượng chống chỉ định của Acetylcystein

Bên cạnh các trường hợp được chỉ định sử dụng Acetylcystein, sẽ có một số trường hợp chống chỉ định với Acetylcystein. Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau, hãy thông báo cho dược sĩ/bác sĩ:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Người bị dị ứng, mẫn cảm với Acetylcystein hoặc bất kỳ thành phần nào trong Acemuc.
  • Người đang bị phenylceton niệu.

Ngoài ra, nếu bạn đang gặp một số vấn đề sau, hãy thông báo với bác sĩ/dược sĩ để không làm ảnh hưởng đến tác dụng, sự an toàn khi dùng thuốc. Cụ thể:

  • Đang gặp tình trạng liên quan đến chảy máu trong thực quản, đang hoặc có tiền sử bị loét dạ dày.
  • Đang bị suy tim sung huyết, huyết áp cao hoặc các bệnh thận.
  • Đang bị hen suyễn cấp tính.
  • Phụ nữ đang mang thai, có dự định mang thai hoặc cho con bú: Trường hợp này chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ định từ bác sĩ.

khong-dung-thuoc-cho-nguoi-bi-di-ung-voi-acetylcystein.webp

Không dùng thuốc cho người bị dị ứng với Acetylcystein

Lưu ý khi dùng thuốc Acetylcystein để an toàn hơn

Để điều trị, giảm ho, long đờm bằng Acetylcystein an toàn, hiệu quả hơn, người bệnh cần lưu ý thêm về những vấn đề khác. Những vấn đề này có thể bao gồm tác dụng phụ của thuốc, cách dùng và liều dùng, tương tác của thuốc.

Cách sử dụng và liều dùng của Acetylcystein

Cách sử dụng và liều dùng được chia sẻ dưới đây dựa vào thông tin được cung cấp từ nhà sản xuất. Do đó, người bệnh chỉ nên tham khảo, trên thực tế cần tuân thủ vào sự hướng dẫn từ bác sĩ/dược sĩ.

Cách dùng và liều dùng thuốc

Đối với dạng viên nén: Sử dụng uống trực tiếp. Uống cùng với nước. Lưu ý với viên nang cứng không nên cắn, nhai hoặc nghiền trong quá trình dùng.

Đối với dạng thuốc cốm: Hòa tan với lượng nước được hướng dẫn trên bao bì thuốc (khoảng nửa ly), khuấy tan cốm và uống như bình thường. Bạn nên uống nhiều nước hơn sau khi dùng thuốc để giúp thuốc phân giải tốt hơn. Lưu ý nên uống ngay sau khi pha xong.

Liều dùng của Acetylcystein với các trường hợp khi điều trị, làm tan ho đờm như sau:

  • Người lớn và trẻ trên 7 tuổi: Liều dùng khuyến cáo 200mg/lần, sử dụng 3 lần mỗi ngày. Tối đa không quá 600 mg/ngày.
  • Trẻ từ 2 – 7 tuổi: 200mg/lần, sử dụng 2 lần mỗi ngày.

Làm gì khi quên hoặc quá liều

Trong trường hợp quên liều, hãy uống ngay khi nhớ. Tuy nhiên, nếu sắp đến liều tiếp theo, bạn có thể bỏ qua liều đã quên và tiếp tục liệu trình. Không dùng gấp đôi liều/lần.

Trong trường hợp quá liều, người bệnh có thể gặp buồn nôn, nôn hoặc bị tiêu chảy, đau dạ dày. Khi gặp các trường hợp này, người bệnh nên giảm liều dùng. Song song đó nên thông báo ngay cho bác sĩ/dược sĩ để được hướng dẫn cách dùng thuốc an toàn hơn.

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn sử dụng thuốc Bambuterol điều trị co thắt phế quản

Tác dụng phụ của Acetylcystein cần lưu ý

Ngoài việc sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và hướng dẫn, bạn nên lưu ý đến các tác dụng phụ của Acetylcystein. Những tác dụng phụ này có thể gây nguy hiểm nếu như không xử lý kịp thời.

Những tác dụng phụ có thể gặp của Acetylcystein Acemuc gồm:

  • Thường xuyên buồn ngủ, ngủ gật hoặc ngủ sâu giấc, xuất hiện ảo giác do hệ thần kinh mất kiểm soát.
  • Khó chịu, buồn nôn hoặc xảy ra nôn trớ, đau dạ dày, tiêu chảy do ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Đau đầu, ù tai, chảy nước dãi nhiều, tăng nhạy cảm.
  • Sốt, có mùi khó chịu khi dùng.
  • Phản ứng dị ứng, mẫn cảm: Phát ban, ngứa, mày đay, khó thở, thở khò khè, sưng mắt, mũi, miệng, cổ họng,…

Ngoài những tác dụng phụ trên, hoạt chất Acetylcystein có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm hơn. Ví dụ như:

  • Ho ra máu, co thắt phế quản, làm tăng thể tích phế quản.
  • Kích ứng khí quản, đường phế quản, chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Sưng, lở loét trong miệng.

Nếu gặp bất kỳ phản ứng phụ nào dù có hay không có trong danh sách trên, bạn cần ngừng thuốc, liên hệ ngay cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp hỗ trợ kịp thời để tránh các sự cố sức khỏe đáng tiếc.

nguoi-benh-co-the-cam-thay-buon-ngu-dau-dau-khi-su-dung-acetylcystein.webp

Người bệnh có thể cảm thấy buồn ngủ, đau đầu khi sử dụng Acetylcystein

Lưu ý về tương tác thuốc của Acetylcystein

Trong quá trình sử dụng Acetylcystein trị ho, long đờm, cần lưu ý thông báo cho bác sĩ/dược sĩ nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc, vitamin khác. Đặc biệt là những nhóm thuốc sau:

  • Các loại thuốc trị ho khác, đặc biệt là thuốc không có giảm bài tiết phế quản (atropin).
  • Thuốc kháng sinh như cephalosporin: Acetylcystein có thể làm tăng hoạt tính của kháng sinh. Nếu cần sử dụng kháng sinh, bạn nên uống cách Acetylcystein ít nhất 2 giờ đồng hồ.
  • Nitroglycerin: Khi dùng với Acetylcystein có thể gây hạ huyết áp, giãn động mạch thái dương, gây đau đầu.

Ngoài ra, song song với việc sử dụng Acetylcystein, người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và sử dụng thêm các loại thảo dược khác. Sự kết hợp này sẽ giúp thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh.

Một số loại thảo dược bạn có thể tham khảo như Xạ đen, Xạ can, Nhũ hương, Bán biên liên, Tạo giác. Bạn cũng có thể dùng thêm các loại sản phẩm thảo dược giúp cải thiện tình trạng ho, đờm, khó thở có chứa thành phần Fibrolysin, Iod, Selen. Đây đều là những thảo dược, thành phần có tác dụng rất tốt, giúp cải thiện các triệu chứng của viêm phổi, viêm phế quản và nâng cao chức năng phổi, phế quản. Hơn nữa, Fibrolysin (là hỗn hợp muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane) đã được các nghiên cứu tại Hoa Kỳ và Úc năm 2017 chứng minh mang lại tác dụng chống xơ hóa, chống tái cấu trúc đường thở, giúp làm giảm triệu chứng viêm mạn tính ở phổi, đường hô hấp, tăng sức đề kháng, sức khỏe của phổi, phế quản.

Tạm kết

Trong quá trình sử dụng Acetylcystein, người bệnh cần lưu ý bảo quản thuốc đúng với hướng dẫn. Không sử dụng thuốc khi có dấu hiệu biến đổi màu sắc, mùi hoặc bị nấm mốc, hết hạn sử dụng.

Acetylcystein Acemuc tuy được sử dụng phổ biến cho các trường hợp bị ho, long đờm, nhưng quá trình dùng vẫn có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc vẫn cần thận trọng để an toàn hơn. Ngoài ra, thông tin trong bài viết được tổng hợp và mang tính chất tham khảo. Nếu còn bất kỳ thắc mắc về thuốc hoặc các bệnh lý hô hấp, vui lòng liên hệ đến hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn thêm.

Tham khảo:

https://www.rxlist.com/consumer_acetylcysteine_mucomyst/drugs-condition.htm

https://www.healthline.com/health/drugs/acetylcysteine-inhalation-solution#important-warnings

https://www.drugs.com/mtm/acetylcysteine.html

https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/acetylcysteine-oral-route/precautions/drg-20311314?p=1

Dược sĩ Quỳnh Chi

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-bao-phe-vuong

Bình luận