Tình trạng ho đờm đặc quánh nguy hiểm đến mức nào? CLICK NGAY!
Tình trạng ho đờm đặc quánh thường liên quan nhiều đến các vấn đề viêm nhiễm tại đường hô hấp. Vậy, triệu chứng này được định nghĩa ra sao? Nó có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý nào? Có cách gì để cải thiện an toàn và hiệu quả không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của duocphamaau.com để có câu trả lời thỏa đáng nhất!
Tình trạng ho đờm đặc quánh là gì?
Thông thường, ho là một phản ứng tốt, giúp loại bỏ các chất nhầy, đờm mủ, bụi bẩn ra khỏi đường thở, nhằm đảm bảo quá trình trao đổi khí của cơ thể. Nhưng khi bạn thường xuyên ho đờm đặc quánh, có màu, kéo dài thì đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh đường hô hấp nghiêm trọng. Đờm bao gồm: Hồng cầu, bạch cầu, mủ và các vi sinh vật gây hại cho đường hô hấp. Các chất này thường được tiết ra tại ống phế quản, phế nang hoặc mô kẽ ở phổi.
Ho đờm đặc quánh là tình trạng gây nhiều khó chịu
Khi phổi, phế quản bị viêm sẽ khiến các tế bào đường thở tăng sinh, tái cấu trúc, làm giảm diện tích lưu thông không khí, khiến cho đờm dãi bị tắc. Tệ hơn, tình trạng viêm nhiễm còn khiến cho các lớp lông mao ngắn lại, kém di động hơn, gây khó khăn cho việc đẩy dịch nhầy ra ngoài. Khi đó, ho chính là biện pháp để đẩy đờm dãi ra ngoài, khai thông đường thở cho người bệnh.
>>> Xem thêm: Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không? Đây là câu trả lời dành cho bạn!
Ho đờm đặc quánh có thể là dấu hiệu của bệnh gì?
Ho đờm đặc quánh không chỉ gây bít tắc đường thở, làm người mắc mệt mỏi, khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm. Cụ thể:
Viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng viêm lớp lót niêm mạc đường thở, gây sưng, phù nề, làm giảm chức năng trao đổi khí của cơ thể. Đặc biệt, bệnh khiến đường kính ống phế quản bị thu hẹp, đờm dãi ứ đọng, quá trình hô hấp khó khăn, làm xuất hiện những tiếng thở rít, ho khò khè. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus, vi khuẩn, thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân độc hại,…
Giãn phế quản
Giãn phế quản là biến chứng của tình trạng viêm phế quản nếu không được điều trị dứt điểm. Khi đường thở bị viêm làm mất đi sự co giãn, đàn hồi của cơ hô hấp, phá hủy cấu trúc phế quản, dẫn tới hình thành tổ chức xơ. Điều này khiến cho phế quản mất đi khả năng làm sạch dịch nhầy, gây tích tụ đờm dãi, tạo môi trường thuận lợi cho tình trạng nhiễm trùng ngày càng trở nên nghiêm trọng và tái phát nhiều lần.
Ho đờm đặc quánh có thể là dấu hiệu của bệnh giãn phế quản
Viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi, gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc dự trữ và trao đổi khí tại các túi phế nang. Người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch là những đối tượng dễ gặp phải tình trạng này. Bệnh thường có biểu hiện: Ho đờm, khó thở, đau tức ngực, mệt mỏi,…
Bệnh lao phổi
Vi khuẩn mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lao phổi. Người mắc lao phổi thường có biểu hiện ho đờm đặc quánh, lẫn máu kèm theo đau ngực, khó thở. Các cơn ho lao thường kéo dài hơn 3 tuần, khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn.
>>> Xem thêm: 4 cách chữa viêm phế quản bằng tỏi
Làm sao để phòng ngừa và cải thiện tình trạng ho đờm đặc quánh?
Để cải thiện tình trạng ho đờm đặc quánh, việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh là điều cần thiết. Bên cạnh đó, còn có một số biện pháp giúp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả tình trạng này như:
- Đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân làm kích ứng niêm mạc đường thở, gây ho như: Phấn hoa, bụi bẩn, lông vật nuôi,…
- Chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng ngừa các bệnh đường hô hấp hiệu quả.
- Để hạn chế tình trạng viêm nhiễm do đường hô hấp trên gây ra, người bệnh cần vệ sinh mũi miệng sạch sẽ hàng ngày bằng nước muối.
- Sử dụng mật ong, chanh, gừng, lá húng chanh, trà cam thảo,… trong đồ ăn, thức uống hàng ngày để kháng viêm, sát khuẩn cổ họng, giảm kích ứng, giúp loại bỏ đờm hiệu quả.
- Uống nhiều nước ấm hàng ngày để làm loãng đờm, giúp người bệnh dễ khạc nhổ ra ngoài.
Uống nhiều nước giúp cải thiện tình trạng ho đờm đặc quánh
- Không hút thuốc lá, tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc. Đặc biệt, không nên cho trẻ em và người già tiếp xúc khói thuốc trong thời gian dài vì đây là yếu tố làm tăng nguy có mắc bệnh viêm phổi, viêm phế quản.
- Nên tập một số động tác hít thở sâu để cải thiện tình trạng khó thở do đờm đặc quánh gây ra.
- Duy trì độ ẩm phòng phù hợp để ngăn ngừa các cơn ho về đêm, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
>>> Xem thêm: Bệnh viêm phế quản – nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Giải pháp cải thiện tình trạng ho đờm đặc quánh từ thảo dược
Bên cạnh việc áp dụng những cách kể trên, ngày nay, nhiều người có xu hướng kết hợp sử dụng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên để phòng ngừa và cải thiện tình trạng ho đờm đặc quánh hiệu quả, an toàn. Tiêu biểu là sản phẩm với sự kết hợp của fibrolysin (có tác dụng chống xơ hóa, tái cấu trúc, điều hòa miễn dịch, tăng khả năng chống lại tác nhân gây bệnh đường hô hấp) và các thảo dược quý như: Chiết xuất nhũ hương, cao bán liên liên, cao tạo giác, cao xạ can,... giúp chống viêm, kích thích đường hô hấp, giảm triệu chứng khó thở, đau kéo dài. Vì vậy, sản phẩm có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do tình trạng ho đờm đặc quánh do viêm nhiễm đường hô hấp gây ra.
Fibrolysin hỗ trợ điều trị tình trạng ho đờm đặc quánh hiệu quả
Hãy ghi nhớ và áp dụng những cách phòng ngừa, cải thiện tình trạng ho đờm đặc quánh do viêm nhiễm đường hô hấp nêu trên. Bên cạnh việc đó, đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính là fibrolysin mỗi ngày, bạn nhé!
Bình luận