Cảnh báo về ho đờm kéo dài và cách giảm ho, long đờm hiệu quả
Ho đờm là gì? Triệu chứng đặc trưng
Ho đờm là phản ứng của cơ thể với chất gây dị ứng hoặc chất kích thích trong không khí như khói, bụi, nấm mốc hoặc phấn hoa. Kết quả ho sẽ kèm theo các chất nhầy (đờm) có nhiều màu sắc khác nhau. Ho đờm là phản bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu xuất hiện ho có đờm kéo dài, cũng có thể đường hô hấp của bạn đã bị viêm nhiễm hoặc gặp vấn đề bất thường.
Khi đường thở bị viêm, chất nhầy còn gọi là đờm (đàm) từ mũi và xoang được tiết ra nhiều hơn rồi đọng lại ở cổ họng kích thích phản xạ ho. Lúc này, ho sẽ tống đờm ra khỏi cơ thể qua mũi và miệng.
Tùy vào từng mức độ mà người ta đánh giá ho có đờm là bệnh cấp tính hoặc mạn tính. Nếu ho đờm xảy ra trên 3 tuần không khỏi thì có thể coi là bệnh mạn tính.
Triệu chứng ho có đờm đặc trưng
Ho có đờm rất dễ nhận biết, đặc trưng bởi những cơn ho kèm dịch nhầy khó chịu ở cổ họng. Thông thường, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:
- Đau tức ngực mỗi khi ho, cảm giác như có vật gì đó đè nặng, thở dốc, nhanh và gấp.
- Đờm có màu trắng trong hoặc xanh, vàng, nâu, khi ho khạc có thể kèm những tia máu nhỏ.
- Ho nặng hơn vào ban đêm và sáng sớm, nhất là khi thời tiết lạnh.
- Sốt nhẹ, cảm giác ngây ngấy, đổ mồ hôi nhiều.
- Ăn uống kém dẫn tới sụt cân.
Ho có đờm là phản ứng của cơ thể nhằm tống khứ dị vật ra ngoài
Nguyên nhân gây ra ho đờm thường gặp
Nguyên nhân chính gây ho đờm là do đường thở bị viêm, kích ứng. Khi đó, hệ hô hấp bị tái cấu trúc, đường thở nhạy cảm hơn và làm sản sinh ra các dịch đờm. Có rất nhiều tác nhân dẫn tới ho có đờm, bao gồm:
- Dị ứng: Bụi bẩn, nấm mốc, lông vật nuôi, phấn hoa… khi hít phải sẽ gây kích ứng dẫn đến ho.
- Nhiễm virus, vi khuẩn: Ho đờm là biểu hiện rõ ràng nhất cho thấy đường hô hấp đang bị viêm trước sự tấn công của virus, vi khuẩn. Tình trạng này còn đi kèm với các triệu chứng khác như chảy nước mũi, đỏ mắt…
- Các bệnh cấp tính như: Cảm lạnh (viêm mũi họng dị ứng), viêm họng cấp, viêm amidan, viêm xoang, viêm thanh khí phế quản…
- Hút thuốc lá: Nicotin trong khói thuốc lá gây kích ứng họng, dẫn tới phản ứng ho. Nếu xâm nhập vào phổi, nó sẽ làm phổi bị thương và mắc các bệnh hô hấp gây ra ho có đờm.
Để biết chính xác nguyên nhân gây ho đờm, bạn cần dựa vào màu sắc của đờm và đến gặp bác sĩ, cũng như thực hiện một số xét nghiệm cần thiết hỗ trợ cho việc chẩn đoán.
Ho đờm có thể là dấu hiệu của một số bệnh hô hấp
Bị ho đờm kéo dài là bệnh gì? Khi nào nên đi khám?
Phần lớn các nguyên nhân gây ho có đờm là lành tính nên thường diễn biến trong thời gian ngắn. Nếu cơn ho kéo dài nhiều ngày mà điều trị bằng các biện pháp thông thường không khỏi thì có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý. Theo đó, căn cứ vào màu sắc của đờm và các triệu chứng đi kèm, chúng ta có thể nhận biết sớm một số bệnh như:
- Màu trong: Viêm mũi dị ứng, viêm phế quản hoặc viêm phổi do virus.
- Màu trắng: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), trào ngược dạ dày thực quản, viêm phổi, suy tim sung huyết…
- Màu xanh lá cây: Viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang, bệnh xơ nang…
- Màu nâu: Viêm phổi hoặc viêm phế quản do vi khuẩn, bệnh xơ nang, bụi phổi, áp xe phổi.
- Màu đen: Bụi phổi, nhiễm trùng nấm men đen exophiala dermatitidis.
- Màu hồng hoặc đỏ: Lao phổi, viêm phổi, suy tim sung huyết, thuyên tắc phổi, ung thư phổi.
Nhìn chung, ho có đờm thường liên quan đến các tình trạng viêm nhiễm ở đường hô hấp trên và dưới hoặc phổi gặp vấn đề. Vì vậy, khi gặp hiện tượng ho có đờm kéo dài, màu sắc đờm bất thường kèm theo khó thở và tức ngực, bạn nên đến gặp các chuyên gia sớm. Bởi rất có thể đây là dấu hiệu của một hoặc nhiều tình trạng nghiêm trọng và cần điều trị.
Dựa vào màu sắc của đờm để phỏng đoán nguyên nhân gây bệnh
Những biện pháp trị ho có đờm hiện nay
Chúng ta đều biết, ho đờm là một phản xạ tự nhiên của hệ hô hấp nhằm đẩy lùi các tác nhân có hại ra khỏi đường thở. Nhưng nếu nó lặp đi lặp lại, ảnh hưởng đến giấc ngủ và cuộc sống thì bạn cần xử lý ngay lập tức.
Mẹo dân gian giảm ho đờm tại nhà
Cơn ho có đờm khiến bạn khó chịu và vướng víu ở cổ họng. Để giải quyết tình trạng này, bạn có thể sử dụng những nguyên liệu tự nhiên dưới đây. Tuy nhiên, đây là những mẹo chữa được lưu truyền trong dân gian và hiện chưa có nhiều kiểm chứng về độ an toàn, hiệu quả của chúng.
Vì vậy, những bài thuốc được giới thiệu dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo và phù hợp với trường hợp ho đờm nhẹ. Bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng.
Mật ong tiêu đờm, trị ho
Mật ong chứa vô số các vitamin, khoáng chất có lợi cho hệ hô hấp và sức khỏe toàn trạng nói chung. Khi bị ho có đờm, bạn chỉ cần pha mật ong với nước ấm uống từ 2-3 lần mỗi ngày, tốt nhất là dùng vào sáng sớm và trước lúc đi ngủ.
Gừng tươi giảm ho, long đờm
Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Vì thế, ngay từ xưa, người ta đã dùng gừng để chữa trị các bệnh viêm đường hô hấp, trong đó có ho đờm. Có rất nhiều cách dùng gừng để giảm ho, tiêu đờm nhưng nhìn chung đều khá đơn giản và ai cũng có thể làm được.
Bạn lấy một củ gừng tươi đem rửa sạch rồi thái lát mỏng, sau đó cho vào nước nóng, để trong 5 phút để tinh chất được tiết ra. Vị thơm và cay nhẹ của gừng tươi sẽ giúp mở đường thở, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Cách trị ho đờm bằng gừng này có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ em đến người lớn.
Húng chanh hóa đờm, cắt ho
Bài thuốc trị ho, hóa đờm từ húng chanh là biện pháp được rất nhiều người nghĩ đến khi bị ho đờm đột ngột ghé thăm. Sở dĩ, dược liệu này có hiệu quả với ho đờm là do chứa các hoạt chất giúp kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm mạnh. Cũng theo đông y, lá húng chanh vị cay, tính ấm nên có khả năng tiêu đờm, phát tán phong hàn và sát khuẩn.
Lấy vài lá húng chanh đem rửa sạch, thái nhỏ rồi trộn cùng mật ong và đường phèn, sau đó hấp cách thủy và chắt lấy nước. Uống nước lá húng chanh khi còn ấm mỗi ngày 2 lần cho đến khi cơn ho giảm dần.
Húng chanh có tác dụng giảm ho, tiêu đờm hiệu quả
Củ cải trắng trị ho, loãng đờm
Theo y học cổ truyền, củ cải vị cay ngọt, tính bình nên có tác dụng tiêu đờm, trị ho hiệu quả. Để dùng củ cải trắng trị ho đờm, bạn cần 1kg củ cải và 250g gừng. Củ cải mua về rửa sạch, gọt vỏ, cắt nhỏ rồi ép lấy nước, còn gừng thái mỏng. Đun sôi nước củ cải và gừng khoảng 10 phút, sau đó thêm tiếp 300ml mật ong, khuấy đều đến khi sôi trở lại thì bỏ ra. Đợi hỗn hợp nước nguội, bạn cho vào lọ thủy tinh để sử dụng dần.
Thuốc tây trị ho có đờm
Phần lớn các thuốc trị ho, long đờm hiện nay đều cần có chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng để tránh những tác dụng không mong muốn. Đó là:
- Thuốc tiêu đờm: Thuốc giúp giảm độ đặc của đờm và tống chúng ra khỏi họng. Những loại thuốc tiêu đờm phổ biến hiện nay là Acetylcystein, Ambroxol…
- Thuốc loãng đờm: Có tác dụng tương tự như thuốc tiêu đờm. Các chế phẩm thường dùng là Ipeca, Terpin…
- Thuốc kháng sinh: Được dùng trong trường hợp đường hô hấp bị có nhiễm khuẩn. Thuốc giúp giảm ho nhanh chóng và tức thời, ví dụ: Amoxicillin, Roxithromycin…
- Thuốc kháng viêm: Ibuprofen, Diclofenac…
- Thuốc giảm ho: Natribenzoat, Ambroxol…
- Thuốc chống dị ứng: Thường là kháng histamin H1 như Loratadin, Cetirizin...
Thiết bị hỗ trợ hút dịch đờm, giảm ho
Đờm đặc quánh trong cổ họng khiến trẻ em và người già rất dễ rơi vào trạng thái khó thở, thở khò khè. Lúc này, ngoài các biện pháp điều trị thông thường, một số thiết bị hút đờm, máy xông mũi họng hay khí dung cũng có thể được sử dụng nhằm giúp bệnh nhân dễ thở hơn.
Các thiết bị hút dịch đờm, khí dung giúp người bệnh dễ thở hơn
>>> Xem thêm: Terpin Codein (Pharcoter) giảm ho, long đờm và 4 vấn đề cần lưu ý
Cách phòng tránh ho có đờm tái phát
Ho đờm rất dễ mắc, nhất là người có sức đề kháng yếu, do đó việc phòng ngừa cực kỳ cần thiết. Để cải thiện triệu chứng và giảm nguy cơ ho đờm tái phát, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Rửa tay với xà phòng thường xuyên, vệ sinh mũi miệng hàng ngày để hạn chế virus, vi khuẩn gây bệnh.
- Uống nhiều nước ấm giúp làm loãng dịch đờm, hỗ trợ tống chất đờm ra ngoài.
- Bổ sung vitamin, khoáng chất từ rau xanh, trái cây vào chế độ ăn để tăng cường sức khỏe.
- Vệ sinh môi trường sống, giặt giũ chăn màn thường xuyên.
- Tránh nuôi thú cưng trong nhà, sử dụng các thiết bị lọc không khí để loại bỏ nấm mốc, phấn hoa.
- Không hút thuốc lá.
- Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc các bệnh viêm đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm amidan…
- Tập thể dục thể thao, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
Ngoài ra, để hỗ trợ cải thiện tình trạng ho đờm, ngăn ngừa tái phát, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thảo dược đã được chứng nhận về hiệu quả. Ví dụ như các vị thảo mộc như sói rừng, rẻ quạt, bồ công anh, bán biên liên.
Những loại thảo dược này khi được phối hợp cùng với các thành phần khác, đã có báo cáo về tác dụng giúp kháng khuẩn, kháng viêm, cải thiện được triệu chứng ho có đờm hiệu quả. Theo đó, vào tháng 1/2021 Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã công bố, có đến 90,8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ rẻ quạt. Tuy vậy, bạn sẽ cần phải kiên trì sử dụng nếu muốn thoát khỏi sự khó chịu của ho đờm.
Cây rẻ quạt có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng ho đờm hiệu quả
Tóm lại, ho đờm được tạo ra bởi hệ hô hấp để bảo vệ phổi của chúng ta. Điều quan trọng là bạn cần để ý kỹ màu sắc, độ đặc của đờm và tần suất cơn ho xuất hiện để bước đầu tìm ra đúng nguyên nhân, giúp việc điều trị đạt kết quả cao nhất.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng ho đờm kéo dài, vui lòng liên hệ đến tổng đài 024. 38461530 – 028. 62647169 để được hỗ trợ.
Nguồn tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/cough-with-mucus#tuberculosis
https://www.healthline.com/health/coughing-up-white-mucus#takeaway
https://www.healthline.com/health/green-phlegm#how-to-get-rid-of-sputum
Bình luận