Tổng quan về tác dụng của Bambuterol Bambec

Bambuterol là thuốc co giãn phế quản thuộc nhóm chất chủ vận giao cảm thụ thể beta, là tiền chất của terbutaline. Bambuterol được sản xuất với nhiều biệt dược khác nhau như Bambec, Baburex, Bambutor,..

Hàm lượng thường thấy của thuốc là dạng viên nén Bambuterol 10mg. Với biệt dược Bambec, thuốc được đóng gói dưới dạng hộp 30 viên, giá bán tham khảo khoảng 169.000 đồng/hộp.

Bambuterol khi được dung nạp vào cơ thể sẽ hoạt động theo hai cơ chế đồng thời bao gồm:

  • Làm giãn cơ trơn của phế quản, thư giãn phế quản và khiến chúng mở rộng ra.
  • Ức chế phù nề do chất trung gian nội sinh, ức chế giải phóng nội sinh co thắt làm tăng thanh quản niêm mạc.

Từ hai cơ chế đó, thuốc Bambuterol đang được chỉ định cho những trường hợp như:

  • Người gặp các vấn đề liên quan đến hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, khí phế thủng, các bệnh lý liên quan đến phổi xuất phát hoặc kèm triệu chứng co thắt.
  • Người đang gặp các triệu chứng khó chịu như thở khò khè, khó thở, tức ngực, ho,… liên quan đến các bệnh co thắt phế quản.

thuoc-bambuterol-duoc-su-dung-cho-nguoi-dang-gap-van-de-ve-co-that-phe-quan.webp

Thuốc Bambuterol được sử dụng cho người đang gặp các vấn đề về co thắt phế quản

Hướng dẫn sử dụng Bambuterol trị co thắt phế quản

Sử dụng thuốc đúng cách và đủ liều lượng sẽ giúp hiệu quả của thuốc được phát huy tốt đa hơn. Những thông tin hướng dẫn dưới đây về cách dùng, liều dùng của Bambuterol được tổng hợp từ nhà sản xuất. Vì vậy, người bệnh chỉ nên tham khảo và vẫn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn từ dược sĩ/bác sĩ.

Cách dùng: Hầu hết các trường hợp, thuốc được sử dụng như liệu pháp để duy trì trong các bệnh lý khác. Do đó, người bệnh nên kiên trì dùng thuốc để đạt được hiệu quả. Nên dùng thuốc trước khi đi ngủ. Hạn chế nhai, nghiền nát thuốc trong quá trình dùng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn có thể bẻ đôi viên thuốc để sử dụng.

Liều dùng

Liều dùng của Bambuterol sẽ được bác sĩ cá nhân hóa cho từng đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, liều dùng tham khảo khuyến cáo như sau:

Trẻ từ 12 tuổi và người lớn: Bắt đầu với 10mg/lần/ngày. Sau 1 – 2 tuần có thể tăng liều lên tối đa 20mg/lần/ngày. Đối với người suy giảm chức năng thận cần điều chỉnh giảm 1/2 liều dùng so với người bình thường. Người cao tuổi sử dụng tương tự người lớn.

Trẻ em: Từ 2 – 5 tuổi liều khuyến cáo 10mg/lần/ngày, tuy nhiên đối với trẻ em phương Đông nên sử dụng 5mg/lần/ngày do sự khác biệt về cơ chế tác dược động học. Trẻ từ 6 – 12 tuổi khuyến cáo bắt đầu với 10mg/lần/ngày, tăng liều tối đa 20mg/lần/ngày sau 1 – 2 tuần sử dụng.

Xử lý khi quên/quá liều

Nếu trong trường hợp quên hoặc dùng quá liều, người bệnh có thể xử lý như sau:

Quên liều: Nên uống ngay khi nhớ ra càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, chu kỳ bán rã của thuốc là từ 13 – 21 tiếng, vì vậy nếu sắp đến liều dùng tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục liệu trình. Không dùng bù liều gấp đôi trong một lần uống.

Quá liều: Sử dụng quá liều thuốc có thể làm tăng nồng độ terbutaline trong cơ thể. Người bệnh có thể gặp một số phản ứng như nhức đầu, run, buồn nôn, cứng cơ, lo lắng, đánh trống ngực, nhịp tim bị rối loạn hoặc đập nhanh hơn, hạ huyết áp, tăng đường huyết. Hầu hết sẽ tự biến mất vì không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn hãy gọi cho bác sĩ khi sử dụng quá liều, đặc biệt khi những triệu chứng trên không có dấu hiệu suy giảm.

nen-su-dung-bambuterol-theo-lieu-ca-nhan-hoa-duoc-bac-si-huong-dan.webp

Nên sử dụng Bambuterol theo liều cá nhân hóa được bác sĩ hướng dẫn

>>> XEM THÊM: Sử dụng thuốc Theophylline điều trị bệnh hô hấp

4 điều cần thận trọng trước khi dùng thuốc Bambuterol

Sử dụng đúng cách, đủ liều là điều kiện cần để bạn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả hơn. Tuy vậy, để đảm bảo được điều kiện đủ cho kết quả này, bạn cần đặc biệt cẩn trọng với 4 điều sau đây.

Độc tính và tác dụng phụ của thuốc Bambuterol

Xét về độc tính, các dữ liệu lâm sàng cho thấy kết quả độc tính của Bambuterol thuộc mức trung bình. Hầu hết các độc tính về liều lặp lại cho thấy có thể gây ra tổn thương cơ tim, tăng ure huyết, tăng nhịp tim,… Tuy vậy, đây mới chỉ là thử nghiệm lâm sàng trên động vật và chưa có trường hợp nào xảy ra trên người dùng.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc, bambuterol có thể gây ra một số tác dụng phụ. Nếu gặp các tác dụng phụ này, bạn có thể xử lý như sau:

Bảng tác dụng phụ của Bambuterol và cách xử lý

Tác dụng phụ

Biểu hiện, triệu chứng

Cách xử lý

Nhóm cần đặc biệt lưu ý

Phản ứng dị ứng hoặc sốc phản vệ

Mặt, mũi, miệng, tai hoặc cổ họng sưng tấy. Xuất hiện phát ban ở da như các nốt phát ban đỏ, bọng nước hoặc bong tróc da. Huyết áp thấp, khó thở, cảm thấy gần như ngất xỉu.

Ngưng thuốc và liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ ngay lập tức.

Hạ kali trong máu hoặc tình trạng hen suyễn nặng hơn

Cảm thấy yếu cơ, khát nước liên tục, cảm thấy châm chích.

Liên hệ cho bác sĩ để được xử lý.

Ảnh hưởng đến tim mạch

Nhịp tim không đều.

Liên hệ cho bác sĩ để được xử lý.

Nhóm tác dụng phụ khác

Rất phổ biến (trên 1/10 trường hợp)

Run rẩy, bồn chồn, đau đầu.

Có thể hết sau khi cơ thể quen thuốc, hoặc dừng điều trị. Tuy nhiên nếu kéo dài và gây khó chịu, hãy nói chuyện với bác sĩ để được hỗ trợ giải quyết.

Phổ biến (1/10 – 1/100 trường hợp)

Đánh trống ngực. Khó ngủ. Chuột rút (đau cơ cơ thắt)

Hiếm gặp (1/100 – 1/1000)

Cảm thấy kích động. Nhịp tim nhanh và không đều.

Không xác định được tần suất

Buồn nôn hoặc nôn. Hiếu động hơn bình thường. Tăng đường huyết. Chóng mặt. Đau ngực.

Liên hệ cho bác sĩ để được xử lý.

Đối tượng nên cẩn trọng khi dùng Bambuterol

Thông báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ của bạn trước khi dùng Bambuterol, nếu bạn thuộc các trường hợp cần thận trọng sau:

  • Chống chỉ định (tuyệt đối không nên dùng): Người bị dị ứng với Bambuterol hoặc bất kỳ loại tá dược nào trong thuốc.
  • Người đang gặp vấn đề liên quan đến tim mạch như nhịp tim không đều, đau hoặc đau thắt ngực hoặc những người đã có tiền sử các vấn đề này.
  • Người bị tiểu đường.
  • Người có tuyến giáp đang hoạt động quá mức (tiết nhiều hormone tuyến giáp hơn).
  • Người đang có các vấn đề liên quan đến gan, thận.
  • Có tiền sử gia đình, người thân bị tăng nhãn áp.
  • Sắp có các cuộc phẫu thuật, tiểu phẫu hoặc các điều trị răng miệng cần gây tê toàn thân.
  • Cơ thể không dung nạp được đường lactose.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi, những trường hợp này cần lưu ý về liều lượng sử dụng hoặc cần đổi qua các loại thuốc thay thế khác.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú: Tuy chưa có số liệu về sự ảnh hưởng xấu của Bambuterol lên nhóm đối tượng này, nhưng cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng. Bởi thuốc có thể gây ra các phản ứng phụ mạnh hơn ở nhóm này.

khong-su-dung-thuoc-neu-ban-bi-di-ung-voi-bambuterol.webp

Không sử dụng thuốc nếu bạn bị dị ứng với Bambuterol

Những loại thuốc sẽ tương tác với Bambuterol

Một số loại thuốc khi dùng chung với Bambuterol có thể làm mất sự cân bằng muối (giảm nồng độ kali trong máu), giảm tác dụng của thuốc, gia tăng tác dụng phụ, ảnh hưởng đến nhịp tim. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đang hoặc gần đây đã sử dụng bất kỳ loại thuốc, vitamin nào trước khi được chỉ định dùng Bambuterol. Đặc biệt là một số loại thuốc sau:

  • Thuốc steroid, ví dụ như prednisolone.
  • Thuốc chẹn beta, thường được sử dụng trong điều trị huyết áp, điều trị tim mạch (propranolol), hoặc có trong thuốc cho người bị tăng nhãn áp (timolol).
  • Thuốc điều trị co thắt phế quản hoặc các bệnh lý hô hấp khác, ví dụ như theophylline, aminophylline,…
  • Thuốc lợi tiểu, thuốc kích thích tim mạch ( ví dụ như Adrenaline).
  • Các loại thuốc chứa ipratropium.

Lưu ý từ dược sĩ trước khi dùng Bambuterol

Bạn nên bảo quản thuốc cẩn thận, tránh xa tầm tay trẻ em. Môi trường lý tưởng để bảo quản thuốc là nhiệt độ dưới 30 độ C, thoáng mát. Không nên sử dụng nếu thuốc đã hết hạn hoặc biến đổi màu sắc, ẩm mốc.

Trong quá trình sử dụng thuốc, hạn chế các loại thực phẩm làm tăng kích ứng cho phế quản. Nên bổ sung thêm các loại thực phẩm có nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho phế quản cũng như hệ miễn dịch chung của cơ thể.

Ngoài ra, song song với việc sử dụng Bambuterol, người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và sử dụng thêm các loại thảo dược khác. Sự kết hợp này sẽ giúp thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh.

Một số loại thảo dược bạn có thể tham khảo như Xạ đen, Xạ can, Nhũ hương, Bán biên liên, Tạo giác. Bạn cũng có thể dùng thêm các loại sản phẩm thảo dược giúp cải thiện tình trạng ho, đờm, khó thở có chứa thành phần Fibrolysin, Iod, Selen. Đây đều là những thảo dược, thành phần có tác dụng rất tốt, giúp cải thiện các triệu chứng của viêm phổi, viêm phế quản và nâng cao chức năng phổi, phế quản. Hơn nữa, Fibrolysin (là hỗn hợp muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane) đã được các nghiên cứu tại Hoa Kỳ và Úc năm 2017 chứng minh mang lại tác dụng chống xơ hóa, chống tái cấu trúc đường thở, giúp làm giảm triệu chứng viêm mạn tính ở phổi, đường hô hấp, tăng sức đề kháng, sức khỏe của phổi, phế quản.

san-pham-thao-duoc-giup-cai-thien-trieu-chung-ho-dom-kho-tho.webp

Sản phẩm thảo dược giúp cải thiện triệu chứng ho, đờm, khó thở

Tạm kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến thuốc Bambuterol Bambec. Nhìn chung, thuốc được đánh giá là an toàn cho người bệnh đang bị các bệnh lý liên quan đến co thắt phế quản. Tuy nhiên, để đảm bảo được thuốc phát huy hiệu quả, an toàn trong quá trình sử dụng, người bệnh cần tuân thủ theo sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ/dược sĩ. Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Nếu cần giải đáp thêm các thông tin liên quan đến thuốc Bambuterol và bệnh lý xung quanh, hãy liên hệ ngay cho tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ thêm.

Tham khảo:

https://www.mims.com/philippines/drug/info/bambec?type=full

https://www.chemistdirect.co.uk/pharmacy-what-is-bambec-tablet

https://go.drugbank.com/drugs/DB01408

https://www.medicines.org.uk/emc/product/1651/smpc

Dược sĩ Quỳnh Chi

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-bao-phe-vuong

Bình luận