Mình năm nay 37 tuổi. Dạo gần đây hay gặp tình trạng đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt. Nhiều khi rất xấu hổ, ngại ra ngoài, công việc bị ảnh hưởng. Xin hỏi, có cách nào cải thiện tình trạng này không? Mong được tư vấn.

(Phương, Hà Nội)

Chuyên gia trả lời:

Chào Phương, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi! 

Đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt là tình trạng bàng quang không được làm rỗng hoàn toàn sau khi đi tiểu hay bàng quang có thể bị kích thích ngay cả khi chỉ chứa một lượng nhỏ nước tiểu. Bình thường, bàng quang có khả năng chứa đựng 400 – 620 ml nước tiểu, khi đầy mới gửi tín hiệu đến trung tâm mót tiểu ở não, kích thích phản xạ đi tiểu. Tuy nhiên, khi cơ bàng quang suy yếu, rối loạn, chỉ cần một lượng nhỏ nước tiểu đã gây són tiểu nhỏ giọt. 

Để cải thiện tình trạng đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt, bạn có thể áp dụng:

- Bài tập kegel: Bài tập này hướng tới mục tiêu là tăng cường sức khỏe cơ sàn chậu và kiểm soát sự co thắt của cơ vòng niệu đạo. Trước hết, cần tìm đúng vị trí nhóm cơ sàn chậu, bằng cách giả vờ như bạn đang mắc tiểu, sau đó vận dụng các cơ để ngăn dòng nước tiểu lại. Nhóm cơ đang sử dụng chính là các cơ sàn chậu.

  • Thực hiện bài tập kegel ở tư thế nằm. Siết các cơ sàn chậu và giữ trong 10 giây. Hít thở đều đặn và không ép các cơ vùng bụng hoặc chân, mông.
  • Thư giãn trong 5 giây và lại siết các cơ lần nữa. Thực hiện siết và thả lỏng 10 nhịp mỗi lần, 3 lần mỗi ngày.

- Rèn luyện bàng quang bằng một số cách sau:

  • Trì hoãn việc đi tiểu: Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt, có thể bắt đầu nhịn tiểu trong 5 - 10 phút hoặc hơn. Mục đích là kéo dài thời gian giữa các lần đi vệ sinh khoảng 2 giờ/lần.
  • Đi tiểu kép: Sau khi đi tiểu, hãy cố gắng nán lại thêm, đi tiểu lần nữa để tống hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài.

- Kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa bạch tật lê, chiết xuất hạt bí ngô, soy isoflavone, cao chi tử, cao hoàng cầm, trinh nữ hoàng cung giúp tăng cường trương lực cơ bàng quang, từ đó tăng khả năng chứa đựng nước tiểu của bàng quang; Giảm viêm, giảm kích thích, tăng sức khỏe của cơ bàng quang và dùng được cho cả nam và nữ. Từ đó kiểm soát rối loạn tiểu tiện hiệu quả, phòng bệnh tái phát và không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Bạn nên dùng càng sớm càng tốt nhé. Nếu còn thắc mắc nào, hãy bình luận để được giải đáp!

Chúc bạn sức khỏe!

Chuyên gia Tiết niệu

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-ich-tieu-vuong-_2_.webp

Bình luận