Đi tiểu nhiều lần có thể làm gián đoạn hoạt động sinh hoạt bình thường của người mắc. Đặc biệt, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày, hãy tham khảo ngay bài viết chi tiết ngay sau đây.

Đi tiểu nhiều lần là tình trạng thế nào?

Tiểu nhiều lần là tình trạng bạn có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn so với tần suất bình thường. Tình trạng này có thể xảy ra cả ngày và đêm, thường sẽ thấy rõ nhất vào ban đêm.

Đối với người bình thường, tần suất đi tiểu là từ 4 – 8 lần/24 giờ. Tần suất đi tiểu sẽ phụ thuộc vào lượng chất lỏng mà bạn uống hàng ngày. Theo Quỹ chăm sóc Tiết niệu Hoa Kỳ, nếu đi tiểu thường xuyên hơn 8 lần/24 giờ, bạn có thể đang gặp tình trạng tiểu nhiều lần.

tieu-nhieu-lan-duoc-xac-dinh-khi-tan-suat-di-tieu-vuot-qua-8-lan-tren-ngay.webp

Tiểu nhiều lần được xác định khi tần suất đi tiểu vượt quá 8 lần/ngày

Nguyên nhân tiểu nhiều lần và cảnh báo

Các nguyên nhân dẫn đến đi tiểu nhiều lần có thể gồm uống quá nhiều chất lỏng như cafein, đồ uống có ga, phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai,... Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý khác.

Tiểu nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh lý

Đi tiểu nhiều lần có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm. Cụ thể sẽ bao gồm những trường hợp như sau:

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), viêm bàng quang: Khi lớp niêm mạc của niệu đạo, bàng quang bị viêm và kích ứng do vi khuẩn xâm nhập có thể khiến người bệnh đi tiểu thường xuyên. Sự kích thích này tác động lên bàng quang, gây ra cảm giác muốn làm trống bàng quang thường xuyên hơn. Thường đi kèm với hiện tượng lượng nước tiểu ít trong các lần đi tiểu.

Đái tháo đường, đái tháo nhạt: Đi tiểu thường xuyên chính là triệu chứng đầu tiên của 2 bệnh lý này. Nguyên nhân là do cơ thể đang có nhu cầu loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu thông qua nước tiểu. Bệnh tiểu đường cũng có thể gây tổn thương dây thần kinh kiểm soát bàng quang, từ đó dẫn đến đi tiểu nhiều lần.

Các vấn đề liên quan đến tuyến tiền liệt: Phổ biến là tuyến tiền liệt phì đại (BHP) gây chèn ép vào niệu đạo và chặn dòng chảy của nước tiểu. Lâu dần khiến bàng quang bị kích thích và co bóp nhiều hơn ngay cả khi chỉ chứa lượng nước tiểu ít, gây đi tiểu nhiều lần.

Viêm bàng quang kẽ: Biểu hiện bằng tình trạng đau ở vùng chậu, bàng quang, từ đó dẫn đến đi tiểu thường xuyên.

Hội chứng bàng quang quang kích thích (OAB): Điều này khiến bàng quang bị co thắt không chủ ý, dẫn đến tăng nhu cầu đi tiểu, tiểu khẩn cấp ngay cả khi bàng quang chưa đầy.

Ung thư bàng quang: Các khối u gây chảy máu hoặc phát triển chiếm không gian trong bàng quang làm giảm dung tích chứa đựng nước tiểu, vậy nên nhu cầu cần đi tiểu tăng lên.

Đa xơ cứng (MS), đột quỵ, các bệnh thần kinh: Đây là tình trạng rối loạn chức năng bàng quang. Hơn 80% số người bệnh đa xơ cứng gặp phải chứng đi tiểu thường xuyên. Nguyên nhân thường do tổn thương gián tiếp đến các dây thần kinh, trong đó có dây thần kinh chi phối hoạt động cơ bàng quang.

Một số tình trạng sức khỏe khác: Sỏi thận, sỏi bàng quang, hẹp niệu đạo, tiếp xúc với bức xạ thường xuyên khi đang điều trị ung thư, viêm ruột thừa, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI).

hoi-chung-kich-thich-bang-quang-lam-tang-nhu-cau-di-tieu-nhieu-lan-hon.webp

Hội chứng kích thích bàng quang làm tăng nhu cầu đi tiểu nhiều lần hơn

>>> Xem thêm: Tất cả những điều bạn cần biết về hội chứng bàng quang kích thích (bàng quang tăng hoạt)

Một số nguyên nhân sinh lý khác

Ngoài các nguyên nhân bệnh lý, tiểu nhiều lần cũng có thể do những nguyên nhân khác như thay đổi sinh lý gây ra.

  • Thời kỳ mang thai: Thay đổi nội tiết tố, sự tăng kích thước của tử cung,… sẽ tạo áp lực lên bàng quang và gây đi tiểu nhiều lần. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi phụ nữ mới mang thai ở tuần đầu tiên.
  • Mất kiểm soát căng thẳng: Xảy ra ở hầu hết phụ nữ. Thường sẽ tiết ra một lượng nước tiểu nhỏ không tự chủ khi hoạt động thể chất như chạy, ho, hắt hơi, cười,… Từ đó tăng nhu cầu đi tiểu và dẫn đến tình trạng tiểu nhiều lần.
  • Sử dụng một số loại thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị huyết áp cao, cafein, chất tạo ngọt nhân tạo, rượu, đồ uống có ga, trái cây họ cam quýt,… Chúng sẽ gây kích thích lên hệ bàng quang.
  • Uống nhiều nước hơn nhu cầu của cơ thể.
  • Ở phụ nữ có thể do mức estrogen thấp (thời kỳ mãn kinh), vệ sinh vùng kín không sạch sẽ,…

tieu-nhieu-lan-la-tinh-trang-thuong-gap-o-phu-nu-mang-thai.webp

Tiểu nhiều lần là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai

Triệu chứng đi tiểu nhiều lần cần lưu ý

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu nhiều lần, triệu chứng đi kèm sẽ khác nhau. Bác sĩ sẽ tiến hành thêm các phương pháp chẩn đoán để xác định nguyên nhân của đi tiểu nhiều lần.

Dấu hiệu đi tiểu nhiều lần

Dưới đây là một số dấu hiệu mà bạn cần lưu ý nếu chúng xuất hiện cùng với đi tiểu nhiều lần. Bao gồm:

  • Tần suất đi tiểu lớn hơn 8 lần/ngày, nhiều hơn 1 lần/đêm.
  • Khó tiểu: Nước tiểu có thể bị ngừng đột ngột hoặc khó khăn khi bắt đầu đi tiểu.
  • Tiểu gấp: Thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu đột ngột.
  • Tiểu són: Không thể kiểm soát được dòng chảy, nước tiểu bị rò rỉ liên tục.
  • Khi tiểu có cảm giác đau, nóng rát.
  • Nước tiểu sẫm màu, tiểu ra máu có thể với lượng nhỏ hoặc bị vón cục, nước tiểu xuất hiện mùi hôi.

Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Nếu có thêm những triệu chứng sau đây, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và thực hiện một số kiểm tra cụ thể hơn. Bao gồm:

  • Sốt, đau bụng, đau lưng hoặc đau một bên hông.
  • Ớn lạnh, nôn mửa, mệt mỏi.
  • Bị tăng cảm giác thèm ăn hoặc khát quá mức.
  • Xuất tinh gây đau đớn.

Đánh giá và chẩn đoán tình trạng

Sau khi thăm khám các triệu chứng lâm sàng, để chắc chắn hơn về tình trạng tiểu nhiều lần, một số phương pháp kiểm tra sẽ được thực hiện. Thông thường sẽ tiến hành một hoặc nhiều các xét nghiệm sau:

  • Phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu: Xác định chỉ số thành phần nước tiểu.
  • Siêu âm: Kiểm tra hình ảnh của thận, bàng quang để xem xét các bất thường về cấu trúc.
  • Đo khối u: Xác định về áp lực của bàng quang bên trong.
  • Nội soi bàng quang: Kiểm tra hệ thống bàng quang, niệu đạo.
  • Các xét nghiệm thần kinh khác: Điện não đồ, EMG, niệu động học, chẩn đoán hình ảnh để xác định rối loạn thần kinh.

kiem-tra-van-de-o-bang-quang-co-the-duoc-thuc-hien-de-chan-doan-chung-tieu-nhieu-lan.webp

Kiểm tra vấn đề ở bàng quang có thể được thực hiện để chẩn đoán chứng tiểu nhiều lần

Cách chữa đi tiểu nhiều lần như thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ của tình trạng đi tiểu thường xuyên, bạn có thể được điều trị y tế hoặc áp dụng phương pháp cải thiện thông thường.

Phương pháp điều trị y tế

Phương pháp điều trị đi tiểu nhiều lần sẽ được xác định dựa vào nguyên nhân. Bạn có thể sẽ cần được điều trị y tế hoặc sử dụng các biện pháp kiểm soát phù hợp. Đối với những nguyên nhân từ bệnh lý, người mắc sẽ cần điều trị y tế để kiểm soát tình trạng. Ví dụ như:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang: Sử dụng thuốc kháng sinh, uống nhiều nước.
  • Bệnh tiểu đường: Điều trị các triệu chứng liên quan, kiểm soát lượng đường huyết.
  • Các vấn đề liên quan đến tuyến tiền liệt: Có thể được sử dụng 2 loại thuốc phổ biến là thuốc chẹn beta và 5 ARIs (chất ức chế 5-alpha-reductase) giúp giảm nồng độ hormone.
  • Viêm bàng quang kẽ: Có thể được điều trị bằng thuốc pentosan polysulfate natri, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm 3 vòng,… Phẫu thuật có thể được thực hiện nếu cần thiết.
  • Ung thư bàng quang: Cần hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa, có thể tiến hành phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.

>>> Xem thêm: Lưu ý cần biết trước khi dùng Flavoxate chống co thắt bàng quang

Biện pháp kiểm soát đi tiểu nhiều lần

Bên cạnh điều trị y tế, nếu tình trạng đi tiểu nhiều lần không phải là dấu hiệu của bệnh lý, khi đó có thể áp dụng một số biện pháp kiểm soát như sau:

Bài tập Kegel

Là bài tập cơ sàn chậu để giúp tăng cường các cơ giữ nước tiểu. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Thực hiện tư thế hướng dẫn như hình ảnh. Tưởng tượng rằng bạn đang cố gắng ngăn chặn dòng nước tiểu.
  • Bước 2: Siết các cơ sẽ sử dụng để ngăn nước tiểu, giữ tư thế siết trong 5 giây, thả lỏng 5 giây. Nếu mới bắt đầu, bạn có thể giảm thời gian xuống theo thứ từ còn 2 giây và 3 giây.
  • Bước 3: Luyện tập hàng ngày đến khi đạt được 10 giây/lần. Tập luyện thường xuyên ít nhất 10 lần/ngày.

bai-tap-kegel-giup-tang-cuong-cac-co-giu-nuoc-tieu-giam-tieu-nhieu-lan.webp

Bài tập Kegel giúp tăng cường các cơ giữ nước tiểu, giảm tiểu nhiều lần

Đào tạo bàng quang

Đây được xem là phương pháp hữu ích đối với người bị đi tiểu nhiều lần. Bạn sẽ cần tập luyện để bàng quang có thể giữ nước tiểu được lâu hơn trong một thời gian dài. Mục tiêu của bài tập này để giúp thiết lập lịch trình đi tiểu cụ thể trong ngày, hạn chế tình trạng tiểu nhiều lần. Cách thực hiện như sau:

  • Bắt đầu với việc nhịn tiểu trong vòng 10 phút. Luyện tập đến khi đạt số lần đi tiểu từ 2.5 – 3.5 giờ/lần.
  • Trong quá trình đi tiểu, hãy cố gắng làm bàng quang càng rỗng càng tốt. Cố gắng chờ thêm vài phút để kiểm tra xem bàng quang đã được làm rỗng hoàn toàn chưa sau khi đi tiểu.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh đối với người mắc chứng tiểu nhiều lần, cụ thể:

  • Tránh các loại thực phẩm gây kích thích bàng quang, ví dụ như rượu, đồ uống có ga, caffeine, chất làm ngọt nhân tạo, sản phẩm từ cà chua, socola, thực phẩm cay.
  • Bổ sung chế độ ăn uống nhiều chất xơ, hạn chế tình trạng táo bón để giảm nguy cơ trầm trọng thêm triệu chứng bàng quang hoạt động quá mức.
  • Điều chỉnh lượng chất lỏng sử dụng hàng ngày. Tránh sử dụng nước trước khi đi ngủ.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ

Người bị tiểu nhiều lần cũng có thể sử dụng thêm các loại thảo dược để cải thiện tình trạng này. Một số loại thảo dược có thể sử dụng như bạch tật lê, hạt bí ngô, chi tử, hoàng cầm, trinh nữ hoàng cung,… Trong đó:

Bạch tật lê – giúp tăng trương lực cơ, hỗ trợ kiểm soát phản xạ đi tiểu của bàng quang, vùng chậu, tăng cường sức khỏe bàng quang,… Những tác dụng này đã được nghiên cứu cụ thể tại:

  • Nghiên cứu về “Tổng quan về thực thể học của bạch tật lê” bởi tác giả Saurabh Chhatre cùng cộng sự cho thấy rằng: Thành phần trong bạch tật lê có thể giúp tăng trương lực của cơ trơn, tăng dòng nước tiểu trong mỗi lần đi vệ sinh được nhiều hơn, giảm cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần.
  • Nghiên cứu khác vào năm 2015 của tác giả Amir Raoofi cũng cho thấy, thành phần trong cây bạch tật lê có thể giúp kháng khuẩn, giảm tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả.

Hạt bí ngô – có tác dụng duy trì trương lực cơ vòng và cơ đáy của bàng quang, hỗ trợ điều trị cho người tiểu nhiều lần do hội chứng bàng quang kích thích gây ra. Nghiên cứu tại Nhật Bản của tác giả Mie Nishimura cùng các cộng sự năm 2014 cũng đã chứng minh về những hiệu quả nói trên của hạt bí ngô.

mot-so-thao-duoc-giup-ho-tro-kiem-soat-tinh-trang-di-tieu-nhieu-lan.webp

Một số thảo dược giúp hỗ trợ kiểm soát tình trạng đi tiểu nhiều lần

Khi kết hợp các thảo dược trên cùng một số thành phần khác như iod, Soy isoflavones, L-Arginine, kẽm,… có thể hỗ trợ giảm tình trạng tiểu nhiều lần. Ngoài ra còn có thể hỗ trợ chức năng bàng quang hoạt động tốt hơn, giảm kích thích bàng quang.

Tiểu nhiều lần có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của người mắc. Do đó, bạn cần xác định được nguyên nhân gây đi tiểu nhiều lần và áp dụng biện pháp kiểm soát phù hợp. Những thông tin được chia sẻ trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Để được giải đáp thêm về tình trạng này, hãy đặt câu hỏi ở phần bình luận của bài viết, đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ chi tiết hơn cho bạn.

Tài liệu tham khảo

https://www.webmd.com/urinary-incontinence-oab/frequent-urination-causes-and-treatments

https://www.verywellhealth.com/frequent-urge-to-urinate-514431

https://www.medicinenet.com/womens_health_signs_you_are_wearing_the_wrong_bra/article.htm

Dược sĩ Ninh Trang

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-ich-tieu-vuong-_2_.webp

Bình luận