Thuốc Flavoxate được sử dụng để làm giảm các triệu chứng do co thắt bàng quang, đường tiết niệu gây ra. Trước khi điều trị bằng thuốc, bạn cần lưu ý thêm về những tác dụng phụ, chống chỉ định cũng như tương tác thuốc. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin này để bạn có thể sử dụng thuốc an toàn hơn.

Thuốc Flavoxate là gì và công dụng ra sao?

Flavoxate thuộc nhóm thuốc chống co thắt, được sử dụng để giảm các triệu chứng tiết niệu. Về dược lực học, Flavoxate là dẫn xuất của Flavon - chất giãn cơ trơn tương tự với hoạt chất papaverine. Tuy vậy, tác dụng giãn cơ của Flavoxate mạnh hơn cũng như ít độc tính hơn.

Flavoxate sau khi được dung nạp sẽ dựa trên cơ chế hướng cơ, gây tê tại chỗ và kháng calcium. Từ đó, thuốc trực tiếp làm giãn cơ trơn của bàng quang, giảm rò rỉ nước tiểu. Với cơ chế đó, thuốc Flavoxate được sử dụng để làm giảm triệu chứng của các bệnh lý như:

  • Bàng quang hoạt động quá mức.
  • Nhiễm trùng bàng quang.
  • Viêm niệu đạo đơn lẻ hoặc viêm niệu đạo kết hợp viêm bàng quang, viêm tam giác bàng quang.
  • Phì đại tuyến tiền liệt.
  • Kích thích niệu đạo.
  • Co thắt bàng quang, đường tiết niệu do sỏi thận, sỏi niệu đạo.
  • Các rối loạn co thắt niệu đạo do quá trình đặt ống thông tiểu, sỏi bàng quang hoặc do phẫu thuật đường tiểu dưới.
  • Dùng trong giảm tình trạng co thắt do đau bụng kinh, đau vùng xương chậu, rối loạn vận động tử cung, tăng trương lực ở nữ giới.

Các triệu chứng thường gặp như tiểu gấp, tiểu đau, đi tiểu thường xuyên, tiểu đêm, đau bụng dưới, mất kiểm soát bàng quang,… Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, Flavoxate không điều trị các nguyên nhân gây ra triệu chứng tiết niệu.

Bạn có thể tìm thấy Flavoxate ở trong những biệt dược như Manduka, Kuzbin, Gerdnill, Winfla, Genurin. Hiện nay, Flavoxate được bào chế dưới 2 dạng chính là viên nén thường và viên nén bao phim với các hàm lượng Flavoxate 100mg và Flavoxate 200mg.

thuoc-flavoxate-(genurin)-giup-dieu-tri-tieu-dem-tieu-khong-kiem-soat.webp

Thuốc Flavoxate (Genurin) giúp điều trị tiểu đêm, tiểu không kiểm soát

>>> Xem thêm: Tất cả những điều bạn cần biết về hội chứng bàng quang tăng hoạt

Lưu ý trước khi dùng thuốc Flavoxate

Để đảm bảo an toàn khi điều trị co thắt bàng quang bằng Flavoxate, bạn cần chú ý đến những thông tin liên quan đến thuốc. Những thông tin này bao gồm chống chỉ định, tương tác thuốc và một số tác dụng phụ của Flavoxate có thể gặp.

Chống chỉ định và tương tác thuốc của Flavoxate

Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định thuốc. Hoặc bạn đang sử dụng các loại thuốc, vitamin, thảo dược khác. Cụ thể như sau:

Đối tượng chống chỉ định – nhóm đối tượng này tuyệt đối không được sử dụng Flavoxate. Bao gồm:

  • Đang/có tiền sử bị dị ứng, mẫn cảm với Flavoxate hoặc bất kỳ tá dược nào trong thuốc.
  • Đang bị chảy máu, tắc nghẽn đường tiêu hóa như dạ dày, ruột hoặc các vấn đề khác liên quan đến đường ruột.
  • Đang bị chảy máu, tắc nghẽn bàng quang và không thể đi tiểu.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi.

Đối tượng cần thận trọng – Cần lưu ý điều chỉnh liều lượng hoặc cân nhắc giữa lợi ích, nguy cơ trước khi dùng. Bao gồm:

  • Đang/có tiền sử bị tăng nhãn áp.
  • Đang/có tiền sử bị các vấn đề khác liên quan đến tiểu tiện.
  • Phụ nữ có thai, đang có ý định mang thai, đang cho con bú.
  • Không khuyến khích sử dụng cho người lớn trên 65 tuổi.

Tương tác thuốc – Flavoxate có thể phản ứng với khoảng 315 loại thuốc và thay đổi tác dụng hoặc tăng nguy cơ bị tác dụng phụ. Đặc biệt là những nhóm thuốc sau:

  • Các loại thuốc kháng Cholinergic: Ví dụ như Scopolamine, Atropine, Alkaloids, Belladonna, Trihexyphenidyl.
  • Thuốc chống co thắt: Ví dụ như Dicyclomine, Clidinium.
  • Thuốc Bisphosphonate: Ví dụ như Etidronate, Alendronate, Risedronate.
  • Các loại viên nén kali, pramlintide.
  • Thuốc giảm đau Opioid, thuốc giảm ho, thuốc ngủ, thuốc giảm rối loạn lo âu, thuốc giãn cơ, thuốc kháng histamine hoặc các loại thuốc khác có thể gây buồn ngủ.
  • Không sử dụng Flavoxate với rượu bởi có thể làm tăng khả năng ức chế lên hệ thần kinh trung ương.

flavoxate-co-the-tuong-tac-voi-khoang-315-loai-thuoc-khac-nhau.webp

Flavoxate có thể tương tác với khoảng 315 loại thuốc khác nhau

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Flavoxate

Tương tự với các loại thuốc khác, Flavoxate cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Tuy không phải tất cả các phản ứng này đều xảy ra, nhưng bạn cần quan sát cẩn thận khi dùng thuốc. Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào trong danh sách dưới đây khi dùng Flavoxate, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ.

  • Tác dụng phụ phổ biến: Buồn ngủ, khô miệng, khô cổ họng.
  • Tác dụng phụ ít phổ biến/hiếm: Táo bón, đau bụng, buồn nôn hoặc bị nôn mửa. Đi tiểu khó, tăng tiết mồ hôi. Nhìn mờ, chóng mặt, đau đầu, khó tập trung. Tim đập nhanh, lo lắng, mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng.
  • Tác dụng phụ rất hiếm gặp: Đau mắt, hoang mang, đau họng, sốt, phát ban hoặc bị ngứa.
  • Phản ứng dị ứng: Khó thở, nổi mề đay, sưng cổ họng, mặt, môi, lưỡi.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Flavoxate an toàn

Những thông tin về hướng dẫn sử dụng thuốc dưới đây được tổng hợp từ khuyến cáo của nhà sản xuất. Do đó, chỉ nên mang tính chất tham khảo thêm. Bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định sử dụng Flavoxate từ bác sĩ.

Cách dùng và liều dùng Flavoxate

Để dùng Flavoxate, bạn cần nuốt nguyên viên với nước khi bụng đói. Bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn dùng với sữa, thức ăn để giảm các vấn đề liên quan đến dạ dày. Tùy thuộc vào từng trường hợp, liều dùng của Flavoxate sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo liều khuyến cáo như sau:

  • Liều dùng: Từ 100 – 200mg/ngày.
  • Tần suất sử dụng. Có thể chia thành 3 – 4 lần uống mỗi ngày.

can-luu-y-su-dung-dung-lieu-luong-flavoxate-duoc-bac-si-huong-dan.webp

Cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng Flavoxate được bác sĩ hướng dẫn

Xử lý khi quên/quá liều Flavoxate

Trong quá trình điều trị co thắt bàng quang, người bệnh có thể quên hoặc uống quá liều thuốc. Nếu gặp trường hợp này, người bệnh có thể xử lý như sau:

Quên liều: Trong trường hợp này, hãy uống thuốc ngay khi nhớ ra càng sớm càng tốt. Tuy vậy, nếu sắp đến liều dùng tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục liệu trình như bình thường. Không nên sử dụng gấp đôi Flavoxate trong 1 lần uống.

Quá liều: Sử dụng quá liều Flavoxate có thể gây ra một số phản ứng nguy hiểm liên quan đến kháng cholinergic. Do đó, trong trường hợp chẳng may sử dụng quá liều, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thực hiện gây nôn, rửa dạ dày hoặc các biện pháp điều trị khác. Đặc biệt khi có các triệu chứng sau:

  • Chóng mặt hoặc bị buồn ngủ nghiêm trọng.
  • Sốt, đỏ bừng mặt.
  • Xuất hiện ảo giác như nhìn hoặc nghe thấy những thứ không có thật.
  • Đứng không vững, mất thăng bằng.
  • Khó thở, thở gấp.
  • Phấn khích bất thường, bồn chồn, cáu kỉnh hoặc lo lắng.

Lời khuyên từ dược sĩ khi dùng Flavoxate

Quá trình sử dụng Flavoxate có thể khiến bạn bị nhạy cảm hơn với ánh sáng, đặc biệt là mắt. Do đó, bạn nên sử dụng các biện pháp bảo vệ như đeo kính râm để giảm sự khó chịu.

Thuốc có thể gây ra sự buồn ngủ, chóng mặt, mờ mắt. Vì vậy, nếu bạn cần thực hiện các hoạt động yêu cầu sự tỉnh táo như lái xe, điều khiển thiết bị, máy móc thì nên thận trọng khi dùng.

Ngoài ra, Flavoxate cũng có thể khiến nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên, đổ mồ hôi ít hơn. Do đó, không nên để cơ thể quá nóng khi tập luyện thể thao hoặc ở dưới thời tiết nóng quá lâu, tắm nước nóng trong thời gian dài. Điều này có thể khiến bạn ngất xỉu.

Thuốc cũng sẽ làm cho miệng, cổ họng của bạn cảm thấy khô, hãy bổ sung kẹo không đường, kẹo cao su hoặc đá lạnh để giảm tình trạng này. Nếu khô miệng vẫn tiếp tục diễn ra trong 2 tuần, hãy thông báo cho bác sĩ để ngăn chặn tình trạng bị nhiễm trùng nấm trong miệng, sâu răng.

Bạn cũng có thể kết hợp thêm các loại thảo dược để hỗ trợ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh lý bàng quang, trong đó có chứng tiểu đêm. Một trong những loại thảo dược được sử dụng nhiều gần đây chính là Bạch tật lê.

Thảo dược này được sử dụng nhiều và nổi tiếng tại Ấn Độ với công dụng giúp trị rối loạn tiểu tiện, đái dầm. Ngoài ra, Bạch tật lê cũng giúp tăng cường được các chức năng của bàng quang, cải thiện chứng đi tiểu nhiều lần.

bach-tat-le-co-tac-dung-ho-tro-dieu-tri-roi-loan-tieu-tien-hieu-qua.webp

Bạch tật lê có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn tiểu tiện hiệu quả

>>> Xem thêm: Bạch tật lê – Thần dược tốt cho người tiểu nhiều lần

Việc sử dụng Flavoxate chỉ giúp điều trị triệu chứng liên quan đến các bệnh lý bàng quang. Do đó, để giúp quá trình kiểm soát bệnh được hiệu quả hơn, bạn có thể yêu cầu bác sĩ kết hợp các phương pháp để điều trị từ nguyên nhân.

Hy vọng những thông tin tham khảo về Flavoxate sẽ giúp bạn sử dụng thuốc an toàn hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các bệnh lý bàng quang, thuốc điều trị, vui lòng ghi lại số điện thoại và bình luận để được hỗ trợ thêm.

Tài liệu tham khảo

https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/flavoxate-oral-route/side-effects/drg-20063826?p=1

https://www.drugs.com/mtm/flavoxate.html

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-12412/flavoxate-oral/detail

Bình luận