Tìm hiểu về tuyến giáp và cường giáp là gì?

Cường giáp (hay nhiễm độc giáp) là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, khiến nồng độ hormone thyroxine trong máu tăng cao. Cường giáp không phải là bệnh mà là một hội chứng bao gồm nhiều triệu chứng và xuất hiện trong nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên theo thói quen nhiều người hay gọi cường giáp là bệnh.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nhỏ ở cổ, ngay phía trước khí quản, có hình giống cánh bướm. Cơ quan này có vai trò tạo ra các hormone điều hòa mọi chức năng của cơ thể như: Nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ cơ thể. Khi tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều hormone (cường giáp) sẽ khiến người mắc gặp phải các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hàng ngày.

Cường giáp hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và cần được điều trị. Bất cứ ai cũng có thể gặp phải hội chứng cường giáp, tuy nhiên phụ nữ là đối tượng có nguy cơ cao. Theo ước tính, phụ nữ có nguy cơ mắc cường giáp cao gấp 10 lần so với nam giới và thường xảy ra ở độ tuổi từ 20 đến 40.

phu-nu-la-doi-tuong-co-nguy-co-cao-mac-cuong-giap.webp

Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ cao mắc cường giáp

Làm thế nào để biết bạn có bị cường giáp không?

Cường giáp có nhiều triệu chứng giống với các bệnh thông thường khác. Vì vậy, bác sĩ rất khó để chẩn đoán. Để có thể xác định được bạn có bị cường giáp hay không, bác sĩ sẽ cần thông qua một số dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng để kết luận chính xác.

Triệu chứng của cường giáp lâm sàng

Đây là những dấu hiệu có tính chủ quản và người bệnh có thể tự cảm nhận được. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp khi bị bệnh:

  • Giảm cân bất thường: Đây là dấu hiệu dễ gặp khi bị cường giáp. Bạn có thể bị giảm cân không lý do dù bạn ăn ngon miệng hoặc ăn nhiều hơn bình thường.
  • Thay đổi cảm giác ngon miệng: Có thể cảm thấy ăn ngon hơn hoặc chán ăn (do sự chênh lệch của hormone tuyến giáp T3 và TSH khi bị cường giáp khác nhau).
  • Mất ngủ: Cường giáp có tác động lên hệ thần kinh và làm người bệnh khó đi vào giấc ngủ hơn.
  • Xuất hiện các cảm xúc cực đoan: Lo lắng, bồn chồn, cáu gắt, khó chịu, thay đổi tâm trạng liên tục, căng thẳng hoặc tăng động quá mức.
  • Yếu cơ hoặc mệt mỏi: Đây được xem là một trong những triệu chứng phụ có thể xảy ra.
  • Kinh nguyệt và sinh sản bất thường: Người bệnh bị giảm lưu lượng kinh nguyệt hoặc bị trễ kinh. Nếu người bệnh đang mong muốn có thai thì có thể nhận thấy khả năng thụ thai khó hơn bình thường.
  • Đường tiêu hóa hoạt động quá mức: Dấu hiệu dễ nhận thấy là tiêu chảy, đi vệ sinh nhiều lần hơn.
  • Run tay hoặc run: Xuất hiện những cử động bất thường, không tự chủ tại khu vực tay, cánh tay
  • Ảnh hưởng nhịp tim: Nhịp tim của người bệnh có thể đập nhanh hơn hoặc bất thường, đánh trống ngực.
  • Sợ lạnh, đổ mồ hôi nhiều: Bạn cảm thấy nhạy cảm hơn với nhiệt độ và đổ mồ hôi liên tục, hầu như cả ngày. Điều này xảy ra do tuyến giáp sản xuất hormone nhiều hơn nên khiến nhiệt độ tăng theo.
  • Đường huyết tăng ở người bị tiểu đường: Người bệnh có thể cảm thấy mờ mắt, khát hơn bình thường, khó tập trung, mệt mỏi, đói thường xuyên.
  • Các vấn đề về da, tóc, móng: Tóc và da mỏng hơn, nổi các mẩn đỏ ở mặt. Tay (đặc biệt khu vực lòng bàn tay, khuỷnh tay), khu vực thân móng tách ra khỏi lớp móng cũng có cảm giác bị mỏng theo. Có thể xuất hiện thêm mề đay, phát ban,..
  • Khó thở: Xảy ra do cường giáp ảnh hưởng đến hệ hô hấp và có thể làm tăng huyết áp động mạch một.
  • Tê liệt đột ngột: Đây là dấu hiệu nặng, có thể biểu hiện cho việc người bệnh bị nhiễm độc giáp. Tuy nhiên, triệu chứng này khá hiếm gặp.
  • Cổ sưng to và có thể chạm thấy được: Do hormone sản xuất quá nhiều khiến tuyến giáp bị phình to, hoặc xuất hiện cái bướu cổ.

mot-so-trieu-chung-de-gap-phai-khi-bi-cuong-giap.webp

Một số triệu chứng dễ gặp phải khi bị cường giáp

Xét nghiệm cận lâm sàng

Sau khi đã xác định được các triệu chứng lâm sàng của người bệnh, để chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng khác. Những xét nghiệm này có thể bao gồm Siêu âm, xạ hình tuyến giáp, Kiểm tra thể chất, Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp.

Do đó, khi bạn xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở trên, cần tiến hành đi khám để được chẩn đoán chính xác. Việc phát hiện sớm hội chứng cường giáp có thể giúp quá trình điều trị được dễ dàng hơn.

Nguyên nhân gây cường giáp thường gặp

Cường giáp có thể do một số bệnh tuyến giáp gây ra như: Graves, bệnh Plummer và viêm tuyến giáp. Cụ thể:

  • Bệnh Graves: Graves là bệnh có liên quan đến đến yếu tố tự miễn. Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, các kháng thể do cơ thể tạo ra sẽ kích thích tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone T4. Bệnh Graves là nguyên nhân phổ biến nhất gây cường giáp.
  • Bệnh Plummer (hay u tuyến độc tuyến giáp, bướu cổ đa nhân độc): Dạng cường giáp này xảy ra khi một hoặc nhiều u tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều T4. U tuyến độc tuyến giáp khiến cổ người mắc phình to và xuất hiện các triệu chứng của tăng chuyển hóa.
  • Viêm tuyến giáp: Tuyến giáp bị viêm sau khi mang thai hoặc liên quan đến yếu thể tự miễn dịch hay không rõ lý do. Tình trạng viêm có thể khiến lượng hormone tuyến giáp dư thừa trong tuyến giáp bị rò rỉ vào máu khiến người bệnh gặp phải tình trạng cường giáp.
  • Dư thừa iốt trong cơ thể: Dung nạp quá nhiều iốt không cần thiết có thể làm tăng kích thích tuyến giáp, khiến tuyến giáp phải hoạt động quá mức.
  • Dư thừa thuốc hormone tuyến giáp: Một vài người bệnh đang điều trị bằng hormone tuyến giáp có thể bị dư thừa và xảy ra cường giáp.

Bên cạnh các bệnh lý tuyến giáp, dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cường giáp như:

  • Tiền sử gia đình có người thân mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp.
  •  Nữ giới. Người trên 60 tuổi hoặc người vừa có thai trong vòng 6 tháng qua.
  • Người đã thực hiện một số phẫu thuật liên quan đến tuyến giáp.
  • Người có chế độ ăn quá dư thừa iốt.
  • Tiền sử mắc một số bệnh mạn tính, chẳng hạn như: Bệnh tiểu đường type 1, thiếu máu ác tính và suy tuyến thượng thận nguyên phát.

cuong-giap-co-the-do-nhieu-nguyen-nhan-gay-ra.webp

Cường giáp có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Cường giáp có nguy hiểm không?

Cường giáp là một bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người mắc. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng như:

Loạn nhịp tim

Nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim là những biến chứng nguy hiểm do cường giáp gây ra. Bởi rối loạn nhịp tim sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ và suy tim sung huyết do tim không thể cung cấp đủ máu để đáp ứng mọi nhu cầu của cơ thể.

Giòn xương

Người bị cường giáp nếu không được điều trị sẽ dễ gặp phải tình trạng giòn xương (loãng xương). Bởi độ cứng của xương phụ thuộc một phần vào lượng canxi và các khoáng chất mà cơ thể hấp thu được. Khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone sẽ cản trở quá trình kết hợp của canxi vào xương gây loãng xương.

Da đỏ, sưng tấy

Những người bị bệnh Graves có thể bị đỏ da, sưng tấy. Tình trạng này thường xuất hiện ở ống chân và bàn chân.

Bão tuyến giáp

Cường giáp cũng khiến người mắc gặp phải cơn bão giáp - sự nhiễm độc tuyến giáp khủng hoảng. Đây là tình trạng xuất hiện đột ngột các triệu chứng như: Sốt, mạch nhanh, mê sảng. Nếu gặp phải tình trạng này, cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Biến chứng mãn tính

Đây là một biến chứng rất nguy hiểm khi cường giáp hoặc các hội chứng, bệnh lý liên quan đến tuyến giáp không được phát hiện và điều trị sớm. Hơn 60% người bệnh không được phát hiện tuyến giáp. Ngay cả khi bạn đã phát hiện muộn và được điều trị, hội chứng này cũng có thể gây ra các biến chứng mãn tính kéo dài hầu như cả đời.

Bệnh mắt tuyến giáp (mắt Graves)

Những người bị cường giáp thường gặp phải các vấn đề về mắt như: Sưng, đỏ, lồi mắt, mờ hoặc nhìn đôi, nhạy cảm với ánh sáng (dấu hiệu bị bệnh mắt Graves). Nếu tình trạng này không được khắc phục sẽ dẫn đến suy giảm thị giác.

nguoi-bi-cuong-giap-co-the-bi-loi-mat-giam-thi-luc.webp

Người bị cường giáp có thể bị lồi mắt, giảm thị lực

>>>Xem thêm: Mắc bệnh cường giáp: Nên tránh ăn thực phẩm gì?

Phương pháp điều trị cường giáp

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị cường giáp như: Sử dụng thuốc, iốt phóng xạ, phẫu thuật. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ lựa chọn các phương pháp điều trị phụ hợp.

Sử dụng thuốc điều trị

Một số loại thuốc kháng giáp, thuốc chẹn beta sẽ được sử dụng cho hội chứng cường giáp. Cụ thể:

Thuốc kháng giáp: Làm giảm các triệu chứng của cường giáp bằng cách ngăn chặn tuyến giáp hoạt động quá mức. Một số loại thuốc kháng giáp thường được các bác sĩ lựa chọn đó là: Methimazole (Tapazole) và propylthiouracil. Các triệu chứng của cường giáp sẽ bắt đầu được cải thiện sau vài tuần sử dụng thuốc kháng giáp. Người bệnh cần dùng loại thuốc này ít nhất là một năm. Khi dùng thuốc kháng giáp kéo dài, người mắc có thể gặp phải các tác dụng phụ như: Viêm gan, dị ứng, nổi mề đay, sốt, đau khớp.

Thuốc chẹn beta: Mặc dù những loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao và không có liên quan đến tuyến giáp. Tuy nhiên chúng có thể làm giảm các triệu chứng của cường giáp như; Run tay chân, nhịp tim nhanh và đánh trống ngực. Vì vậy, trong đơn thuốc điều trị cường giáp bác sĩ thường kê thêm thuốc chẹn beta.

Lưu ý: Người bị hen suyễn không nên dùng thuốc chẹn beta bởi nó có thể khiến người bệnh mệt mỏi và rối loạn chức năng sinh lý.

Sử dụng iốt phóng xạ

iốt phóng xạ được đưa vào cơ thể qua đường uống. Nó ngăn ngừa tuyến giáp hoạt động quá mức bằng cách phá hủy các mô tế bào tuyến giáp.

Sau điều trị bằng iốt phóng xạ các triệu chứng cường giáp sẽ giảm dần trong vài tháng. Iốt phóng xạ dư thừa sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể trong vài tuần. Tuy nhiên, phương pháp này có thể khiến người mắc gặp biến chứng suy giáp và phải sử dụng hormone thay thế suốt đời.

su-dung-iot-phong-xa-la-phuong-phap-dieu-tri-cuong-giap-kha-pho-bien.webp

Sử dụng iốt phóng xạ là phương pháp điều trị cường giáp khá phổ biến

Phẫu thuật (cắt bỏ tuyến giáp)

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp được áp dụng trong các trường hợp điều trị bằng thuốc và iốt phóng xạ thất bại hoặc người mắc đang mang thai. Để ngăn chặn tuyến giáp hoạt động quá mức, bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần tuyến giáp. Biến chứng mà người mắc có thể gặp phải sau phẫu thuật đó là khàn tiếng, hạ canxi huyết do dây thanh quản và tuyến cận giáp bị tổn thương.

Ngoài ra, người mắc cũng có thể gặp phải tình trạng suy giáp sau phẫu thuật. Hậu quả là người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp levothyroxine (Levoxyl, Synthroid, những loại khác) để điều trị suy giáp suốt đời.

Sử dụng thêm thảo dược hỗ trợ điều trị cường giáp

Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, việc sử dụng thêm các loại thảo dược, phương thuốc Đông Y để giúp quá trình điều trị được an toàn, hiệu quả hơn cũng đã được lựa chọn. Một vài loại thảo dược đã và đang được khuyến khích sử dụng song song với quá trình điều trị cường giáp có thể kể đến như: Hải tảo, lá neem, khổ sâm, bán biên liên, ba chạc.
Theo các nghiên cứu tại Trung Quốc và Mexico, hải tảo rất giàu iốt có vai trò quan trọng trong việc điều hòa hoạt động của tuyến giáp, giúp cho tuyến giáp ổn định, ngăn ngừa các rối loạn làm trầm trọng hơn tình trạng cường giáp. Khi kết hợp hải tảo với lá neem, khổ sâm nam, bán biên liên, ba chạc sẽ giúp giảm mệt mỏi, điều hòa nhịp tim, cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Nhận thấy được tác dụng tuyệt vời của các thảo dược đối với bệnh tuyến giáp. Bằng công nghệ hiện đại các nhà khoa học đã bào chế ra thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là hải tảo. Sản phẩm giúp hỗ trợ cải thiện cường giáp an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.

cac-thanh-phan-thao-duoc-giup-cai-thien-cuong-giap-hieu-qua.webp

Các thành phần giúp cải thiện cường giáp hiệu quả

>>>Xem thêm: Những điều cần biết khi dùng Propylthiouracil điều trị cường giáp

Cách phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh cường giáp

Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh cường giáp, bên cạnh việc tuân thủ điều trị, người bệnh cần áp dụng thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ sinh hoạt khoa học hơn để tránh làm giảm hiệu quả điều trị, ngăn ngừa được các biến chứng. Cụ thể như sau:

Thay đổi về chế độ ăn uống và sinh hoạt

Với chế độ ăn uống, người bị cường giáp cần lưu ý về lượng iốt nạp vào người hàng ngày. Ngoài ra, cần lưu ý thêm:

Người bị tuyến giáp nên ăn:

  • Bổ sung các loại trái cây, rau xanh họ cải có chứa nhiều chất chống oxy hóa, tăng cường cân bằng hormone tuyến giáp.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu Omega 3, vitamin D như cá hồi, nấm, trứng, các loại sữa, chế phẩm từ sữa... phòng ngừa biến chứng loãng xương của cường giáp.
  • Thực phẩm kẽm: Như hạnh nhân, hạt óc chó, hạt lanh,... sẽ giúp bổ sung được lượng kẽm thiếu hụt do tuyến giáp hoạt động quá mức.
  • Đạm thực vật: Thay thế cho nguồn đạm động vật cần hạn chế.

Người bệnh tuyến giáp nên hạn chế ăn:

  • Các loại đồ uống, đồ ăn có chứa caffeine: Chúng khiến tuyến giáp bị kích thức và hoạt động mạnh hơn.
  • Thực phẩm có nhiều iốt: Làm tăng lượng iốt trong cơ thể.
  • Các thực phẩm có đường tinh luyện, đường mía, đường Fructose: Các loại đường này làm tăng mức độ triệu chứng, đẩy nhanh biến chuyển của bệnh.
  • Các chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa.
  • Rượu bia: Làm giảm sự hấp thu canxi, dễ gây ra biến chứng loãng xương.

Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cường giáp cũng cần lưu ý thêm nên hạn chế căng thẳng, stress trong cuộc sống. Nên thường xuyên vận động, tập luyện thể thao để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Sắp xếp thời gian ngủ hợp lý, hạn chế thức khuya. Người bệnh cũng nên kiểm soát cân nặng, khi cân nặng cao cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

can-thay-doi-che-do-an-uong-han-che-iot-du-thua-khi-bi-cuong-giap.webp

Cần thay đổi chế độ ăn uống hạn chế iốt dư thừa khi bị cường giáp

Các câu hỏi thường gặp về cường giáp

Ngoài những thông tin được cung cấp trong bài, sẽ có một số câu hỏi cũng thường hay gặp khác về cường giáp. Ví dụ như:

Bị cường giáp có mang thai được không?

Phụ nữ bị cường giáp hoàn toàn có thể mang thai được. Tuy nhiên quá trình thụ thai ở những phụ nữ bị cường giáp sẽ khó khăn hơn bình thường. Bởi sự mất cân bằng trong việc sản xuất hormone tuyến giáp sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, dẫn tới khó mang thai.

Bệnh cường giáp có lây không?

Cường giáp là một bệnh nội tiết do vậy nó không có tình chất lây truyền. Tuy nhiên bệnh có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do vậy, phụ nữ có thai đi khám định kỳ để kiểm soát cường giáp hiệu quả.

Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?

Cường giáp không thể chữa khỏi, mục tiêu điều trị bệnh là kiểm soát triệu chứng. Bởi nguyên nhân chính gây cường giáp là bệnh Graves - một bệnh có liên quan đến yếu tố tự miễn dịch.

Cường giáp là bệnh nội tiết thường gặp, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc. Để cải thiện bệnh hiệu quả bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, bạn hãy lựa chọn cho mình một chế độ ăn uống hợp lý và đừng quên bổ sung sản phẩm thiên nhiên hàng ngày. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh cường giáp, các bạn có thể liên hệ đến số 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn hỗ trợ thêm.

Link thảm khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hyperthyroidism/symptoms-causes/syc-20373659

https://www.healthline.com/health/hyperthyroidism

https://medlineplus.gov/hyperthyroidism.html

Dược sĩ Kim Ngân

box-igv.webp

Bình luận