Cơn đau gút cấp được ví như “vua của đau” bởi mức độ dữ dội mà nó gây ra cho người bệnh. Sử dụng thuốc giảm đau là giải pháp. được nhiều người bệnh gút lựa chọn hiện nay bởi chúng giúp cải thiện cơn đau nhanh chóng. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp lại các thuốc giảm đau gút cấp hiệu quả, mời bạn đọc theo dõi.

Thuốc giảm đau không steroid

Nhóm thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs) là thường được lựa chọn đầu tiên để điều trị cơn đau gút. Tuy nhiên, đối với các đối tượng như người cao tuổi hoặc có bệnh lý kèm theo, cần thận trọng khi dùng. Lưu ý, chỉ nên sử dụng các thuốc nhóm này trong thời gian ngắn và với liều thấp. Bởi thuốc NSAIDs tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ trên thận, gan, gây viêm loét dạ dày - tá tràng…

Thuoc-giam-dau-khong-steroid-duoc-su-dung-pho-bien-trong-dieu-tri-benh-gut.webp

Thuốc giảm đau không steroid được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh gút

Colchicin - Thuốc giảm đau đặc hiệu cho gút

Colchicin là thuốc đã có từ rất lâu đời, được chiết xuất từ rễ cỏ Colchicum autumnal. Người ta đã sử dụng chiết xuất từ loại cỏ này để điều trị bệnh gút từ 600 năm trước Công nguyên. Do thuốc có ái lực đặc biệt với bạch cầu đa nhân trung tính nên nó làm giảm sự di chuyển của bạch cầu, ức chế thực bào các vi tinh thể muối urat và làm ngừng sự tạo thành acid lactic, giữ cho độ pH tại chỗ bình thường. Trong khi, độ pH là yếu tố tạo điều kiện cho các tinh thể urat mononatri kết tủa tại mô khớp. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn như tiêu chảy, nôn, đau bụng... Hiếm gặp hơn là dị ứng da, rụng tóc… Đặc biệt, việc dùng thuốc kéo dài có thể dẫn tới suy tủy xương.

Colchicin-giup-giam-dau-gut-nhanh-nhung-co-the-gay-roi-loan-tieu-hoa.webp

Colchicin giúp giảm đau gút nhanh nhưng có thể gây rối loạn tiêu hóa

>>> XEM THÊM: Bệnh gút có nguy hiểm không? - Thận trọng với 3 biến chứng này

Thuốc giảm đau gút cấp nhóm Corticoid 

Trong trường hợp người bệnh không còn đáp ứng với hai nhóm thuốc trên hoặc thuộc nhóm chống chỉ định thì có thể được chỉ định sử dụng Corticoid đường uống ngắn ngày hoặc đường tiêm nội khớp. Tuy nhiên, do Corticoid có nhiều tác dụng phụ nên chỉ sử dụng với liều thấp và ngắn ngày.

Có thể thấy, các loại thuốc giảm đau được đề cập ở trên đều mang lại hiệu quả giảm đau gút nhanh nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu người bệnh gặp phải bất cứ phản ứng bất thường nào thì hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ cải thiện cơn đau gút an toàn, hiệu quả

Hiện nay, ngoài phương pháp sử dụng thuốc tây trong điều trị bệnh gút, nhiều chuyên gia đã khuyên có thể kết hợp sử dụng thảo dược để hỗ trợ giảm axit uric máu, giảm đau gút cấp. Có thể kể đến một số thảo dược có khả năng hỗ trợ cải thiện cơn đau gút hiệu quả như trạch tả, nhọ nồi, nhàu, ba kích... 

  • Trạch tả là thảo dược rất quen thuộc giúp lợi tiểu, tăng cường thải trừ axit uric ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, trong trạch tả còn chứa hoạt chất có khả năng chống viêm, ức chế phù nề, sưng tấy tại khớp.
  • Nhàu giúp nhanh chóng đào thải axit uric ra ngoài qua đường tiểu, cân bằng nồng độ axit uric trong máu. Rễ của cây nhàu còn có tác dụng trị đau nhức xương, cường gân cốt.
  • Nhọ nồi có khả năng kháng viêm và giảm đau tương tự như aspirin và codein, vì vậy triệu chứng đau khớp do cơn gút cấp sẽ được cải thiện. Ngoài ra, nhờ nhọ nồi mà chức năng chuyển hóa, thải trừ của gan và thận được tăng cường, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị gút sẽ được cải thiện tích cực hơn.

Hiện nay, các thảo dược này được bào chế dưới dạng viên uống hỗ trợ cho người bệnh gút. Dạng bào chế này vừa tiện sử dụng mà vẫn đảm bảo hiệu quả hỗ trợ cải thiện bệnh gút. Bạn có thể tìm mua để sử dụng, vừa giúp giảm cơn gút cấp, vừa hạ axit uric và ngăn biến chứng nổi cục tophi, suy thận.

Mot-so-thao-duoc-co-kha-nang-ho-tro-giam-dau-gut-cap-an-toan-hieu-qua.webp

Một số thảo dược có khả năng hỗ trợ giảm đau gút cấp an toàn, hiệu quả

Bài viết trên đã tổng hợp thông tin các loại thuốc giảm đau gút cấp phổ biến nhất hiện nay. Nếu bạn hoặc người thân mắc phải căn bệnh này, hãy thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, đồng thời kết hợp sử dụng thêm thảo dược để tăng cường hiệu quả giảm đau gút, giảm axit uric máu.  Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc gì thêm, hãy để lại bình luận dưới bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng.

Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/arthritis/understanding-gout-treatment 

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324972

Dược sĩ Thanh An

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Hoang-Thong-Phong.webp

Bình luận