Bệnh gút thường tiến triển âm thầm nên làm nhiều người mắc không lường trước được những nguy hiểm. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi bệnh gút có nguy hiểm không và một số biện pháp điều trị gút hiệu quả.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh gút

Gút là bệnh mạn tính, nếu không được điều trị đúng cách thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nổi cục tophi làm biến dạng khớp, sỏi thận, suy thận, nhồi máu cơ tim... Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của bệnh gút.

Biến chứng nổi cục tophi tại khớp

Nổi cục tophi là biến chứng thường gặp của bệnh gút. Sự lắng đọng của các tinh thể urat tại khớp tạo thành các hạt tophi. Lâu dần, kích thước của hạt tophi tăng lên gây đau và biến dạng khớp. Một số vị trí khớp thường gặp tình trạng này như khớp bàn ngón tay, ngón chân, cổ tay, khớp khuỷu, khớp vai... Sự biến dạng khớp này làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và khả năng đi lại của người bệnh. 

Do nhiều nguyên nhân mà các hạt tophi khu trú tại khớp bị vỡ hoặc rò rỉ dịch. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và hình thành nên ổ viêm. Người bệnh sẽ cảm thấy khớp sưng đau một cách dữ dội.

Biến chứng gút gây nổi cục tophi làm ảnh hưởng đến khả năng vận động

Biến chứng gút gây nổi cục tophi làm ảnh hưởng đến khả năng vận động

Biến chứng sỏi thận, suy thận

Các tinh thể urat có khả năng lắng đọng tại nhiều vị trí trên thận như kẽ thận, bể thận, niệu quản. Lâu dần, các sỏi urat được hình thành. Sỏi urat có tính chất không cản quang nên khó phát hiện được, chỉ khi siêu âm thận thì mới có thể nhìn thấy. Do đó, sỏi uric tích tụ lâu chưa được phát hiện có thể gây tắc nghẽn đài bể thận, làm ứ nước tại thận. Vì thế, khoảng 10 – 20% người bệnh gút bị sỏi thận và nguy cơ cao diễn tiến đến suy thận.

Biến chứng trên tim mạch

Bệnh gút có thể gây ra một số biến chứng trên tim mạch. Ngoài lắng đọng tại khớp và thận, các tinh thể urat còn có thể lắng đọng ở mạch máu gây viêm cơ tim, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim…

Bên cạnh đó, hầu hết bệnh tim mạch đều khiến chức năng thận suy yếu dẫn đến giảm đào thải acid uric. Điều này cũng khiến bệnh gút có cơ hội tiến triển nặng nhanh hơn. 

Bệnh lý tim mạch là biến chứng gút nguy hiểm cần chú ý

Bệnh lý tim mạch là biến chứng gút nguy hiểm cần chú ý

>>> XEM THÊM: 5 dấu hiệu bệnh gút bạn nên biết

Một số phương pháp điều trị gút hiệu quả và an toàn

Điều trị bệnh gút thường phải kéo dài nên yếu tố cần thiết nhất đó là phải kiên trì thực hiện. Dưới đây là một số phương pháp điều trị gút, bao gồm dùng thuốc, không dùng thuốc và sử dụng thảo dược.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý

Thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý là yếu tố quan trọng trong phác đồ điều trị gút. Tuy không tác động trực tiếp giúp giảm cơn đau gút nhưng lại là yếu tố quan trọng để giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh. 

- Thực phẩm nên bổ sung: 

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, kiwi, ổi… sẽ giúp cơ thể tăng cường đề kháng, ngăn ngừa quá trình phá hủy sụn khớp.
  • Bổ sung nhiều chất xơ có trong rau xanh như: súp lơ xanh, bắp cải, rau cải… giúp tăng cường tiêu hóa, tránh ứ đọng các chất thải trong cơ thể.
  • Thay thế các loại dầu mỡ động vật sang dầu thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt cải... Trong dầu thực vật có chứa các chất béo chưa chuyển hóa sẽ hỗ trợ chống viêm khớp, giảm sưng tấy tại khớp.
  • Uống nhiều nước, lượng nước cần thiết nạp vào cơ thể mỗi ngày từ 1,5 - 2 lít. Người bệnh nên uống đủ lượng nước mỗi ngày để giúp tăng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, tránh tích tụ urat tại thận.

- Thực phẩm cần hạn chế: 

  • Các loại thịt chứa nhiều nhân purin như hải sản (tôm, cua, ghẹ…), nội tạng động vật, các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, thịt trâu…)
  • Đồ uống chứa cồn, đồ uống có ga, cafein…
  • Đồ ngọt, đồ uống đóng chai… vì chứa rất nhiều đường.

Một số thực phẩm chứa nhiều nhân purin người bệnh gút cần hạn chế

Một số thực phẩm chứa nhiều nhân purin người bệnh gút cần hạn chế

Sử dụng thuốc tây điều trị gút

Các thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh gút, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm là:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAIDs): Thường dùng như ibuprofen, naproxen... giúp giảm đau nhanh nhưng đem lại một số tác dụng phụ như viêm loét dạ dày - tá tràng, tăng men gan...  
  • Colchicin: Đây là thuốc giảm đau chọn lọc được chỉ định đầu tay cho người bệnh gút. Tuy nhiên, khi sử dụng colchicin người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn...
  • Corticoid: Nhóm thuốc này được bác sĩ chỉ định khi người bệnh không đáp ứng hoặc chống chỉ định với NSAIDs và colchicin. Cần hết sức thận trọng khi sử dụng corticoid bởi chúng có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. 
  • Thuốc giảm acid uric máu: Bao gồm thuốc giảm tổng hợp và thuốc tăng thải trừ acid uric. Các thuốc nhóm này có tác dụng kiểm soát nồng độ axit uric máu, giảm nguy cơ tái phát cơn gút cấp và gặp biến chứng nguy hiểm. Một số thuốc hay được sử dụng như allopurinol, febuxostat, probenecid...

Dùng thuốc tây điều trị và ngăn ngừa các biến chứng gút nguy hiểm

Dùng thuốc tây điều trị và ngăn ngừa các biến chứng gút nguy hiểm

Sử dụng thảo dược lành tính ngăn ngừa biến chứng gút

Từ thời xa xưa, các bài thuốc nam kết hợp nhiều loại thảo dược đã được ông bà ta sử dụng để hỗ trợ điều trị gút và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả. Trong số đó không thể không nhắc đến các thảo dược giúp hỗ trợ điều trị gút nổi tiếng như trạch tả, nhọ nồi, thổ phục linh…

  • Trạch tả: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trạch tả có tác dụng lợi tiểu, giúp giảm nồng độ acid uric trong máu. Bên cạnh đó, chúng còn giúp chống viêm, giảm đau khi có cơn gút cấp.
  • Nhọ nồi: Thường được dùng giúp kháng viêm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Nhờ đó, các ổ viêm tại khớp sẽ được hạn chế và ngăn ngừa tối đa. 
  • Thổ phục linh: Giúp tái tạo các phần xương khớp bị tổn thương, đẩy nhanh quá trình hồi phục và giảm đau gút hiệu quả.

Một số thảo dược có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả

Một số thảo dược có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả

Gút là bệnh lý khá nguy hiểm nhưng nếu được điều trị từ sớm thì vẫn có thể kiểm soát được bệnh. Để hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải các biến chứng của gút, người bệnh nên thay đổi chế độ ăn, dùng thuốc theo chỉ định và kết hợp sử dụng thảo dược đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng với bệnh gút. Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc bệnh gút có nguy hiểm không và tìm cho mình giải pháp điều trị gút phù hợp. 

Bình luận