Bệnh gout là gì?

Bệnh gout là một loại viêm khớp do sự tích tụ, lắng đọng của các tinh thể urat hình kim tại các khớp. Gout có triệu chứng đặc trưng là các cơn đau, sưng dữ dội ở một hoặc nhiều khớp khác nhau.

Gout còn được gọi là “căn bệnh của các vị vua”. Bởi bệnh thường liên quan tới thói quen ăn uống và sử dụng rượu quá mức. Những cơn đau gout có thể diễn ra nhanh chóng (cơn đau cấp) hoặc tiếp tục tái phát theo thời gian. Những giai đoạn của bệnh gout như sau:

  • Giai đoạn tăng axit uric máu không có triệu chứng.
  • Cơn đau gout cấp tính: Các cơn đau diễn ra đột ngột, dữ dội, kéo dài từ 3 ngày đến 2 tuần.
  • Giai đoạn ổn định giữa các cơn gout cấp.
  • Gout mạn tính: Lúc này thận đã bắt đầu xuất hiện tổn thương. Người bệnh có thể bị viêm khớp mạn tính và các hạt tophi sẽ bắt đầu xuất hiện tại khớp. Giai đoạn này thường xảy ra sau nhiều năm, kể từ khi cơn gout cấp tính đầu tiên xuất hiện.
  • Pseudogout: Một tình trạng giả bệnh gout bị kích thích bởi các tinh thể canxi pyrophosphate. Phương pháp điều trị sẽ khác biệt so với bệnh gout thông thường.

Benh-gout-xay-ra-khi-cac-tinh-the-urat-lang-dong-tai-khop-xuong.webp

Bệnh gout xảy ra khi các tinh thể urat lắng đọng tại khớp xương

Theo thống kê từ Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ, bệnh gout ảnh hưởng đến hơn 3 triệu người tại đất nước này, đặc biệt là nam giới. Tuy nhiên, mức độ phát triển ở nữ giới sau thời kỳ mãn kinh cũng có tỷ lệ rất cao. Trong khi đó, thống kê từ NHSinform cho thấy, cứ 100 người tại Anh, có từ 1-2 người bị ảnh hưởng bởi bệnh gout.

Biến chứng của bệnh gout

Bệnh gout có thể gây ra những tổn thương về khớp không thể hồi phục nếu không được điều trị và kiểm soát tốt. Những biến chứng của bệnh gout có thể kể đến như:

Sự hình thành các hạt tophi

Các tinh thể urat lắng đọng dưới da tạo thành hạt tophi. Những hạt này bình thường không gây đau nhưng chúng có thể làm mất thẩm mỹ cho người bệnh.

Vị trí dễ xuất hiện hạt tophi bao gồm ngón chân, ngón tay, bàn tay, đầu gối,… Nếu hạt tophi phát triển lớn có thể bị vỡ và gây viêm loét, khi đó, bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ chúng.

Tổn thương đến các khớp vĩnh viễn

Bệnh gout khi không được điều trị, có thể tạo ra những cơn đau thường xuyên và kéo dài hơn, tăng khả năng gây bào mòn, phá hủy hoặc làm tổn thương khớp vĩnh viễn. Lúc này, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế khớp nếu tình trạng tổn thương nghiêm trọng.

Sỏi thận – suy thận

Nồng độ axit uric trong cơ thể quá cao sẽ hình thành sỏi thận. Lúc này những viên sỏi có thể di chuyển theo dòng nước tiểu và gây đau cho người bệnh khi tiểu tiện. Theo thời gian, thận sẽ bị suy giảm chức năng và dẫn đến suy thận.

Benh-gout-co-the-lam-tang-nguy-co-bi-soi-than-dan-den-suy-than.webp

Bệnh gout có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận dẫn đến suy thận

Ảnh hưởng đến tâm lý, cảm xúc của người bệnh

Bệnh gout có thể tác động trực tiếp đến công việc, cuộc sống hàng ngày cũng như tâm lý của người mắc. Những cơn đau dữ dội, dai dẳng có thể khiến người bệnh không thực hiện được những công việc đi lại hàng ngày. Từ đó dễ sinh ra tâm trạng lo lắng, trầm cảm ở người bệnh.

Bệnh gout có chữa được không?

Gout là bệnh lý mạn tính và bạn không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, gout vẫn có thể kiểm soát hiệu quả nếu người bệnh tuân thủ điều trị và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Xác định bệnh gout như thế nào?

Đầu tiên, bệnh gout sẽ được xác định dựa vào những triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán khác để chắc chắn hơn về tình trạng bệnh. Cụ thể như sau:

Dấu hiệu bệnh gout

Các dấu hiệu của bệnh gout thường diễn ra đột ngột, chủ yếu vào ban đêm. Cơn đau có thể diễn ra ở bất kỳ khớp nào, nhưng đặc biệt sẽ gây đau nhiều hơn ở các phần cuối của chi, ví dụ như mắt cá chân, ngón chân, ngón tay, đầu gối. Các triệu chứng của bệnh gout có thể bao gồm:

  • Đau khớp dữ dội, cơn đau có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều khớp.
  • Cảm giác xung quanh vùng khớp bị ảnh hưởng gây nóng rát, phù nề.
  • Sưng tấy trong và xung quanh vùng khớp bị ảnh hưởng.
  • Da đỏ giống các vết bỏng trên khớp.
  • Sau khi cơn đau giảm bớt, người bệnh vẫn còn cảm giác khó chịu kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
  • Các khớp xương bị ảnh hưởng có thể khiến bạn không thể vận động như bình thường.
  • Sự xuất hiện của các hạt tophi, sỏi thận: Đây vừa là biến chứng, vừa là triệu chứng của bệnh.
  • Biến dạng các khớp xương.

Con-dau-du-doi-tai-cac-khop-xuong-la-dau-hieu-dac-trung-cua-benh-gout.webp

Cơn đau dữ dội tại các khớp xương là dấu hiệu đặc trưng của bệnh gout

Những triệu chứng của bệnh gout có thể xuất hiện trong vài giờ và lặp đi lặp lại trong từ 3 ngày đến 2 tuần. Sau thời gian này, hầu hết các cơn đau có thể biến mất và khớp sẽ trở lại bình thường.

Tuy nhiên, những đợt tấn công gout sẽ xuất hiện trở lại trong vòng 1 năm tới. Vì vậy, khi xuất hiện bất kỳ cơn đau nào tại các khớp xương, hãy gọi ngay cho bác sĩ để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Một số xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng sẽ được thực hiện để xác định chắc chắn hơn về tình trạng gout. Ví dụ như sau:

  • Kiểm tra dịch khớp: Xác định sự xuất hiện của các tinh thể muối urat hoặc những vấn đề khác.
  • Xét nghiệm máu: Đo nồng độ axit uric trong máu. Tuy nhiên, không thể khẳng định bạn đã mắc bệnh gout, bởi đôi khi nồng độ axit uric trong máu có thể tăng cao do nhiều nguyên nhân khác nhau.
  • Chụp X-quang: Kiểm tra hình ảnh xương khớp để loại trừ những nguyên nhân khác gây viêm khớp.
  • Chụp cắt lớp vi tính năng lượng kép (DECT): Thường được kết hợp với chụp X-quang ở nhiều góc độ khác nhau của khớp, từ đó có thể hình dung được các tinh thể urat đang ở vị trí nào trong khớp.
  • Siêu âm: Phát hiện các tinh thể urat hoặc hạt tophi.

Kiem-tra-dich-khop-co-the-duoc-thuc-hien-de-chan-doan-benh-gout.webp

Kiểm tra dịch khớp có thể được thực hiện để chẩn đoán bệnh gout

Nguyên nhân bệnh gout do đâu?

Sự gia tăng nồng độ axit uric trong máu chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gout. Axit uric được tạo ra trong quá trình phân hủy purin – Hợp chất được tìm thấy nhiều ở một số thực phẩm như hải sản, gia cầm, thịt.

Bình thường, axit uric sẽ được hòa tan trong máu, đào thải qua đường nước tiểu. Tuy nhiên, khi nồng độ axit uric quá cao, cơ thể sẽ không kịp thời bài tiết và gây ra tích tụ, hình thành các tinh thể urat xung quanh khớp. Những tinh thể này sẽ gây ra tình trạng viêm và đau.

Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout, bao gồm những yếu tố sau đây:

Tuổi tác: Bệnh gout thường diễn ra phổ biến hơn ở người cao tuổi.

Giới tính: Với độ tuổi dưới 65, bệnh gout xuất hiện ở nam giới cao hơn gấp 4 lần so với nữ giới. Trên 65 tuổi, tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn khoảng 3 lần.

Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người từng bị gout, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Chế độ ăn uống: Sử dụng quá nhiều thịt đỏ, hải sản, đồ uống chứa nhiều đường (fructose) có thể làm gia tăng axit uric trong máu. Người thường xuyên sử dụng rượu, bia cũng sẽ có nguy cơ bị gout cao hơn.

Béo phì, thừa cân: Trường hợp này có thể làm cơ thể tạo ra nhiều axit uric, thận sẽ gặp khó khăn hơn trong việc đào thải chất này ra khỏi cơ thể.

Bệnh lý, điều kiện sức khỏe khác: Huyết áp cao, các bệnh mạn tính như tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, bệnh tim mạch, bệnh thận, suy tim sung huyết,…

Sử dụng một số loại thuốc: Thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị huyết áp cao (ví dụ như thuốc ức chế men chuyển ACEI, thuốc chẹn beta,…)

Mot-so-yeu-to-lam-tang-nguy-co-bi-benh-gout.webp

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh gout

Cách chữa bệnh gout như thế nào?

Kế hoạch điều trị gout như thế nào sẽ phụ thuộc vào giai đoạn, mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thông thường người bệnh cần phối hợp giữa thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống và sử dụng thuốc. Những trường hợp nặng hơn có thể sẽ cần thực hiện phẫu thuật.

Cải thiện trong lối sống hàng ngày

Trong trường hợp bệnh gout nhẹ, không thường xuyên và chưa xuất hiện biến chứng, người bệnh sẽ được hướng dẫn thay đổi chế độ ăn uống, lối sống hàng ngày. Với người bị bệnh gout, nên lưu ý những vấn đề sau đây:

Vận động cơ thể thường xuyên: CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh) khuyến cáo, hãy cố gắng vận động ít nhất 150 phút/tuần với mức độ hoạt động thể chất vừa phải. Ví dụ như đi bộ, đạp xe, bơi lội. Những hoạt động này sẽ làm giảm nguy cơ gout phát triển thành bệnh mạn tính.

Giảm cân: Nếu bạn thừa cân, béo phì, hãy thực hiện ngay các biện pháp giảm cân. Điều này sẽ giúp giảm áp lực cho các khớp, đặc biệt là khớp đầu gối, hông. Ngoài ra, duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm đau, cải thiện được chức năng khớp, làm quá trình viêm khớp chậm tiến triển .

Bảo vệ các khớp: Những chấn thương có thể làm tình trạng viêm khớp trầm trọng thêm. Do đó, bạn không nên chọn các hoạt động thể chất quá mạnh bởi có thể gây ra căng thẳng lên khớp nhiều hơn.

Van-dong-the-chat-hop-ly-se-giup-giam-nguy-co-benh-gout-man-tinh.webp

Vận động thể chất hợp lý sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh gout mạn tính

>>> XEM THÊM: 5 dấu hiệu bệnh gút bạn nên biết

Chế độ dinh dưỡng với bệnh gout

Mục tiêu chính trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh gout là hạn chế các loại thực phẩm có nhiều purin. Tốt nhất, cần ăn ít hoặc không ăn những loại thực phẩm này. Cụ thể hơn về chế độ dinh dưỡng, ăn uống của người bệnh gout như sau:

Bệnh gout nên ăn gì?

  • Nên thực hiện chế độ ăn kiêng ít chất béo bão hòa, thay thế carbohydrate tinh chế (đường, bánh mì trắng, khoai tây,…) bằng carbohydrate phức hợp (rau, ngũ cốc nguyên hạt) có thể làm giảm được axit uric huyết thanh.
  • Sử dụng quả anh đào tươi: Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng loại quả này có thể làm giảm 35% nguy cơ bị gout tái phát.
  • Nên ưu tiên sử dụng các loại sữa ít béo.

Bệnh gout kiêng ăn gì?

  • Hạn chế các loại thực phẩm có thể làm tăng purin trong cơ thể, ví dụ như hải sản, thịt đỏ. Giảm rượu, bia, hút thuốc lá.
  • Không sử dụng các loại đồ uống có đường, siro bởi có thể làm tăng glucose trong cơ thể, tăng khả năng tái phát cơn đau gout.
  • Nếu bạn đang trong tình trạng béo phì, thừa cân, nên áp dụng chế độ ăn uống cắt giảm calo để hỗ trợ kiểm soát cân nặng.

Nguoi-bi-benh-gout-nen-kieng-an-thuc-pham-lam-tang-purin-trong-co-the.webp

Người bị bệnh gout nên kiêng ăn thực phẩm làm tăng purin trong cơ thể

Sử dụng các thảo dược hỗ trợ

Ăn uống đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh gout. Nhưng có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngay cả khi bạn áp dụng những chế độ ăn kiêng khắt khe nhất, lượng axit uric đối với người bị bệnh gout nặng cũng sẽ không giảm nhiều.

Vì vậy, để cải thiện các triệu chứng bệnh gout cũng như ngăn ngừa biến chứng hiệu quả hơn, bạn có thể sử dụng thêm một số loại thảo dược, dược liệu thiên nhiên. Ví dụ như trạch tả, thổ phục linh, nhọ nồi, nhàu, ba kích, hoàng bá, hạ khô thảo,… Trong đó:

Trạch tả: Giúp cải thiện chức năng thận, tăng đào thải và làm giảm chỉ số axit uric trong máu tốt hơn. Kết quả này đã được chứng minh bởi nghiên cứu “Tác dụng lợi tiểu của chiết xuất Ethanol trong rễ cây trạch tả” do Ya-Long Feng cùng cộng sự thực hiện tại trường đại học Bắc Kinh Trung Quốc năm 2014.

Nhàu: Nước ép từ trái nhàu có thể ức chế men chuyển hóa axit uric hiệu quả. Nghiên cứu về tác dụng này của tác giả Afa Palu cùng cộng sự vào năm 2009 cũng cho thấy được khả năng giảm axit uric trong máu của nhàu tương đương với allopurinol nhưng an toàn hơn.

Hoàng bá: Trong một nghiên cứu của tác giả Lian Yin và cộng sự năm 2012 tại Trung Quốc cho thấy, hoạt chất syringin trong hoàng bá có thể ngăn chặn các triệu chứng viêm do tinh thể muối urat gây ra, giúp chống lại cơn gout cấp.

Ngoài ra, nghiên cứu trên lâm sàng của PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh được thực hiện tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho kết quả rằng: Khi kết hợp những loại thảo dược như trạch tả, nhàu, hoàng bá, thổ phục linh,.. sẽ giúp giảm nồng độ axit uric trong máu tốt. Từ đó giúp giảm các cơn đau do gout gây ra hiệu quả hơn.

Mot-so-thao-duoc-giup-kiem-soat-benh-gout-an-toan-va-lanh-tinh.webp

Một số thảo dược giúp kiểm soát bệnh gout an toàn và lành tính

Sử dụng thuốc trị bệnh gout

Thuốc trị bệnh gout sẽ được phân thành 2 nhóm chính và tập trung vào 2 mục tiêu khác nhau. Bao gồm:

Thuốc điều trị cơn đau gout

Nhóm thuốc này sẽ được sử dụng vào giai đoạn bùng phát bệnh giúp giảm đau do cơn gout cấp gây ra. Một số loại thuốc có thể được sử dụng như:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), colchicine: Đều được sử dụng với mục đích giảm đau, viêm. Tuy nhiên, sử dụng NSAID có thể gây ra tác dụng phụ là đau dạ dày, chảy máu hoặc loét dạ dày. Trong khi đó, colchicine cũng có thể gây ra buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.
  • Thuốc Corticoid: Ví dụ như prednisone, được dùng để kiểm soát tình trạng viêm, đau do gout. Có thể được sử dụng theo đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào các khớp đang bị tổn thương. Tác dụng phụ của nhóm này là có thể làm thay đổi tâm trạng, tăng huyết áp, tăng đường trong máu,...

Thuốc ngăn ngừa biến chứng

Trong trường hợp cơn gout của bạn thường xuyên và đau đớn hơn, bác sĩ sẽ cho bạn dùng các loại thuốc ngăn ngừa biến chứng. Ví dụ như một số loại thuốc sau đây:

  • Thuốc ngăn chặn sản xuất axit uric: Allopurinol, Febuxostat là những loại thuốc được sử dụng thường xuyên. Chúng sẽ giúp cơ thể hạn chế sản xuất axit uric. Tác dụng phụ khi dùng Allopurinol gồm sốt, viêm gan, phát ban hoặc các vấn đề liên quan đến thận. Febuxostat cũng có thể gây ra tác dụng phụ là buồn nôn, phát ban, giảm chức năng gan, đặc biệt hơn có thể làm tăng nguy cơ tử vong liên quan đến tim mạch.
  • Thuốc loại bỏ axit uric: Ví dụ như Probenecid được sử dụng để giúp thận tăng thải trừ axit uric nhiều hơn. Tuy nhiên, thuốc cũng có tác dụng phụ là gây ra phát ban, đau dạ dày, sỏi thận.

Su-dung-thuoc-la-bien-phap-can-thiet-de-kiem-soat-con-dau-do-benh-gout-gay-ra.webp

Sử dụng thuốc là biện pháp cần thiết để kiểm soát cơn đau do bệnh gout gây ra

>>> XEM THÊM: 3 phương pháp “giải cứu” bạn khỏi bệnh gút tại nhà

Phẫu thuật bệnh gout

Đa số các trường hợp bệnh gout sẽ không cần điều trị bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, theo thời gian, một số người bệnh có thể bị biến chứng gây hỏng khớp, rách gân, nhiễm trùng da bao phủ bề mặt khớp. Lúc này, người bệnh sẽ cần phải làm các cuộc phẫu thuật để loại bỏ chúng. Quy trình bao gồm:

  • Phẫu thuật loại bỏ tophi.
  • Phẫu thuật kết hợp khớp.
  • Phẫu thuật thay khớp.

Bệnh gout thường sẽ được điều trị và kiểm soát thành công nếu được phát hiện sớm. Để đạt được kết quả đó, người bệnh sẽ cần kiên trì thực hiện thay đổi lối sống, sử dụng thuốc theo hướng dẫn và các phương pháp hỗ trợ khác. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi, vấn đề liên quan đến bệnh cần giải đáp, vui lòng để lại bình luận dưới bài viết này. Đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xương khớp sẽ hỗ trợ chi tiết hơn cho bạn.

Tài liệu tham khảo:

https://www.rheumatology.org/I-Am-A/Patient-Caregiver/Diseases-Conditions/Gout

https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/muscle-bone-and-joints/conditions/gout#complications-of-gout

Dược sĩ Thanh An

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Hoang-Thong-Phong.webp

Bình luận