Colchicin là thuốc gì? Công dụng?

Colchicin là thuốc được sử dụng khi có các cơn đau gout cấp (gout tấn công). Trên thực tế cơ chế hoạt động của Colchicin vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Một số tài liệu cho thấy rằng cơ chế tác dụng của Colchicin dựa trên việc giảm sưng, giảm axit uric tích tụ tại các khớp, từ đó cải thiện cơn đau cho người bệnh. Hiện, thuốc được sử dụng cho những trường hợp sau đây:

  • Giảm và ngăn ngừa các đợt tấn công của bệnh gout. Đồng thời làm giảm các triệu chứng viêm khớp do gout.
  • Dự phòng cơn gout cấp trong giai đoạn đầu điều trị với thuốc Allopurinol và các thuốc gây uric niệu.
  • Điều trị giảm sốt Địa Trung Hải gia đình (bệnh di truyền, gây đau, sưng các khớp) ở trẻ em, người lớn.

Bạn có thể tìm thấy thành phần Colchicin ở nhiều biệt dược khác nhau, như Colchicin của Traphaco, Colchicin của Agepha, Colchicin STADA,... Với biệt dược Cocilone, thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén có hàm lượng Colchicin 1mg.

Ngoài ra, Colchicin cũng được sản xuất dưới nhiều dạng bào chế, hàm lượng khác nhau. Ví dụ như viên con nhộng, dung dịch với các hàm lượng như 0.5mg, 0.6mg, 0.5mg/ml, 0.6mg/ml.

Colchicin-giup-ngan-ngua-cac-con-dau-gout-tan-cong.webp

Colchicin giúp ngăn ngừa các cơn đau gout tấn công

>>> XEM THÊM: Người mắc bệnh gút có nên đi bộ không?

Hướng dẫn sử dụng Colchicin

Bạn cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng của bác sĩ, nhà sản xuất in trên bao bì. Không dùng quá liều hoặc ít hơn liều được chỉ định. Bạn có thể dùng thuốc với đồ ăn hoặc không cùng đồ ăn. Cách dùng và liều dùng cho từng trường hợp như sau:

Sử dụng liều thấp dự phòng cơn đau do gout:

  • Cách dùng: Sử dụng thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi bạn đã cảm thấy khá hơn. Không dùng kèm các loại thuốc khác hoặc tăng nồng độ Colchicin khi chưa được bác sĩ yêu cầu.
  • Liều dùng: Người lớn từ 0.6mg/ngày, chia làm 1 – 2 lần/ngày. Liều tối đa không quá 1.2mg/ngày.

Dùng giảm đau gout cấp:

  • Cách dùng: Dùng ngay khi cơn đau đầu tiên xuất hiện. Dừng sử dụng khi cơn đau có dấu hiệu thuyên giảm hoặc bị đau dạ dày, buồn nôn, nôn. Sau khi cơn đau giảm, không được sử dụng Colchicin trong ít nhất 3 ngày tiếp theo.
  • Liều dùng: Người lớn 1.2mg khi xuất hiện cơn đau đầu tiên. Liều tiếp theo cứ cách 1 giờ dùng thêm 0.6mg đến khi cơn đau thuyên giảm. Không dùng quá 1.8mg trong 1 giờ.

Điều trị sốt Địa Trung Hải gia đình:

  • Trẻ em từ 4 tuổi – 6 tuổi: Liều dùng từ 0.3–1.8mg chia 1–2 lần/ngày.
  • Trẻ em từ 6 tuổi – 12 tuổi: Liều dùng từ 0.9–1.8mg, chia 1–2 lần/ngày.
  • Trẻ từ 12 tuổi và người lớn: Liều dùng từ 1.2–2.4mg, chia 1–2 lần/ngày.

Làm gì khi quên/quá liều thuốc

Trong trường hợp quên sử dụng hoặc quá liều Colchicin, người bệnh cần xử lý như sau:

Quên liều: Hãy uống ngay khi nhớ ra, càng sớm càng tốt. Đối với điều trị dự phòng cơn đau gout, nếu còn 12 giờ nữa đến liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng như liệu trình ban đầu. Không dùng 2 liều/lần uống.

Quá liều: Dùng quá liều Colchicin sẽ rất nguy hiểm, có thể gây ra tử vong. Một số triệu chứng quá liều thường gặp như buồn nôn, tiêu chảy, nôn, yếu cơ, đau dạ dày, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, nhịp tim chậm, mạch yếu, thở yếu, nông hoặc bị ngất xỉu. Do đó, trong bất kỳ trường hợp quá liều nào, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ, trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Ngừng sử dụng: Không tự ý ngưng dùng Colchicin khi đang điều trị dự phòng. Điều này có thể khiến các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn vẫn muốn dừng thuốc, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Khong-duoc-tu-y-ngung-su-dung-Colchicin-khi-chua-co-chi-dan-cua-bac-si.webp

Không được tự ý ngừng sử dụng Colchicin khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ

>>> XEM THÊM: 5 dấu hiệu bệnh gút bạn nên biết

Lưu ý điều trị bằng Colchicin

Để quá trình sử dụng Colchicin được an toàn hơn, bạn cần lưu ý thêm những vấn đề khác. Những vấn đề này bao gồm tác dụng phụ, chống chỉ định và tương tác thuốc của Colchicin.

Tương tác thuốc và chống chỉ định

Bạn cần thông báo cho bác sĩ nếu bạn thuộc trường hợp chống chỉ định của thuốc. Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc, vitamin, thảo dược nào, hãy nói cho bác sĩ của bạn.

Tương tác thuốc

Colchicin có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau. Đặc biệt thận trọng khi dùng chung Colchicin với các loại thuốc sau đây:

  • Vitamin B12 điều trị thiếu máu: Colchicin có thể ngăn chặn sự hấp thu vitamin.
  • Đang dùng các loại thuốc cường giao cảm, thuốc điều trị hen suyễn, nghẹt mũi.
  • Dùng các loại thuốc có thể làm suy giảm hệ thần kinh như thuốc ngủ, thuốc điều trị chứng rối loạn lo âu.
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch như Cyclosporin.
  • Thuốc kháng sinh như Erythromycin, Clarithromycin. Những thuốc này có thể làm tăng nguy cơ bị tác dụng phụ của Colchicin.
  • Các loại thuốc tim mạch như Verapamil, Diltiazem, thuốc chống loạn nhịp tim Digoxin.
  • Thuốc làm giảm cholesterol như Lovastatin, Atorvastatin, Pravastatin.

Chống chỉ định Colchicin

Thuốc Colchicin không được sử dụng cho trẻ em dưới 4 tuổi. Ngoài ra, bạn cũng không được sử dụng thuốc nếu đang gặp những trường hợp sau đây:

  • Bị dị ứng, mẫn cảm với Colchicin hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào trong thuốc.
  • Các vấn đề liên quan đến máu, ví dụ như bệnh bạch cầu.
  • Các vấn đề liên quan đến gan, thận, tim ở mức độ nặng. Hoặc những trường hợp suy gan, suy thận nhẹ nhưng đang điều trị với P-glycoprotein hoặc chất ức chế CYP3A4 mạnh.
  • Bất kỳ vấn đề nào xảy ra với hệ tiêu hóa.
  • Đang mang thai, có dự định mang thai hoặc cho con bú.
  • Trên 40 tuổi hoặc người đang bị suy nhược.
  • Không dung nạp được đường Lactose.

Khong-su-dung-thuoc-Colchicin-cho-nguoi-co-van-de-ve-tim-mach.webp

Không sử dụng thuốc Colchicin cho người có vấn đề về tim mạch

Tác dụng phụ của Colchicin

Colchicin có thể gây ra một số tác dụng phụ như những loại thuốc Tây y khác. Bạn cần đặc biệt lưu ý đến những phản ứng bất thường khi dùng Colchicin để có thể xử lý kịp thời. Các tác dụng phụ của thuốc có thể bao gồm những nhóm sau đây:

Phản ứng dị ứng: Khó thở, mề đay, sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng. Dừng thuốc và tìm sự trợ giúp y tế ngay khi gặp những phản ứng này.

Tác dụng phụ nghiêm trọng – Báo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ phản ứng nào trong nhóm này. Bao gồm:

  • Yếu hoặc bị đau cơ.
  • Cảm giác bị ngứa ran, tê ở ngón chân, ngón tay.
  • Môi, lưỡi, bàn tay bị nhợt nhạt hoặc đổi màu xám.
  • Ớn lạnh, sốt, xuất hiện các cơn đau nhức cơ thể, xuất hiện các triệu chứng của cúm.
  • Bầm tím, mệt mỏi hoặc bị chảy máu bất thường.
  • Tiêu chảy nặng, nguy cơ bị nhiễm trùng tăng.

Tác dụng phụ thường gặp: Những tác dụng phụ này có thể biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu chúng làm bạn khó chịu, hãy báo ngay cho bác sĩ. Bao gồm đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa hoặc bị tiêu chảy nhẹ.

Lưu ý từ dược sĩ khi dùng Colchicin

Colchicin được khuyến cáo không nên dùng chung với nước ép bưởi chùm hoặc các sản phẩm từ bưởi chùm. Điều này có thể làm nồng độ Colchicin trong huyết tương tăng và nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ khi dùng chung cũng cao hơn.

Bạn cần bảo quản thuốc ở nhiệt độ từ 20 – 25 độ C, tránh môi trường ẩm mốc, tránh ánh sáng mặt trời. Tuyệt đối không được dùng thuốc chung với người khác ngay cả khi họ có tình trạng giống bạn. Không dùng thuốc khi đã hết hạn, có các dấu hiệu bị nấm mốc, biến đổi màu sắc, mùi vị.

Để tình trạng bệnh gout không tái phát và tiến triển nặng hơn, bạn cũng có thể sử dụng thêm một số thành phần thảo dược để nâng cao hiệu quả điều trị. Một số loại thảo dược bạn nên sử dụng để kiểm soát tình trạng viêm khớp do bệnh gout hiệu quả đó là: Trạch tả, Nhọ nồi, Ba Kích, Nhàu, Hoàng Bá, Thổ Phục Linh, Hạ khô thảo. Đặc biệt, Trạch tả đã được nghiên cứu tại trường Đại học Bắc Kinh Trung Quốc năm 2014 đã cho thấy thảo dược này có tác dụng tăng đào thải axit uric nên có lợi cho người mắc bệnh gout.

Mot-so-loai-thao-duoc-tot-cho-nguoi-bi-benh-gout.webp

Một số loại thảo dược tốt cho người bị bệnh gout

Những thảo dược này khi phối hợp cùng nhau, sẽ giúp hỗ trợ đào thải các chất cặn bã trong cơ thể, đặc biệt là loại bỏ axit uric tốt hơn. Ngoài ra, bài thuốc này cũng giúp thanh nhiệt, giải độc và làm giảm đau sưng ở khớp, gân hiệu quả.

Sử dụng Colchicin có thể giúp ngăn ngừa cơn đau gout tái phát. Tuy vậy, không nên lạm dụng bởi Colchicin vì có nhiều tác dụng không mong muốn. Trên đây là những thông tin tham khảo chi tiết về thuốc Colchicin để giúp bạn sử dụng đúng cách và đem lại hiệu quả điều trị cao nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thuốc hoặc bệnh gout, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại để được hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/drugs/colchicine-oral-tablet#important-considerations

https://www.drugs.com/mtm/colchicine.html

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-8640-20/colchicine-oral/colchicine-oral/details

Dược sĩ Thanh An

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Hoang-Thong-Phong.webp

Bình luận