Cách ngăn ngừa biến chứng vảy nến thể mủ nhờ sản phẩm từ thảo dược
Vảy nến thể mủ là một trong những dạng nguy hiểm nhất của vảy nến, không chỉ gây tổn thương da nghiêm trọng mà còn để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được khắc phục kịp thời. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này và xu hướng khắc phục mới từ thảo dược, mời bạn tham khảo trong bài viết sau đây!
Các giai đoạn tiến triển của vảy nến thể mủ
Vảy nến thể mủ là thể khá hiếm nhưng vô cùng nguy hiểm của vảy nến, đặc trưng bởi triệu chứng da sưng đỏ, kèm mụn mủ trắng mọc hàng loạt. Bệnh thường xuất hiện ở khu vực bàn tay, bàn chân rồi lan ra khắp cơ thể. Độ tuổi trung bình hay mắc bệnh là từ 15 - 35, ít gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi.
Triệu chứng vảy nến thể mủ như thế nào?
Thông thường, người bệnh sẽ trải qua 3 giai đoạn với các dấu hiệu điển hình như sau:
Giai đoạn 1: Khởi phát bệnh
Bệnh khởi phát với những cơn sốt cao kéo dài kèm theo cảm giác buồn nôn, ớn lạnh, người mệt rã rời. Đồng thời, các vùng da trên cơ thể, nhất là vị trí nếp gấp bắt đầu đỏ bừng và căng rát.
Giai đoạn 2: Hình thành mủ trên da
Các mụn mủ bắt đầu xuất hiện đầu tiên là ở nếp gấp hoặc bộ phận sinh dục rồi rải rác khắp bề mặt da. Lúc này, người bệnh sẽ thấy người ngứa ngáy và đau rát cực kỳ khó chịu.
Giai đoạn 3: Hình thành vảy khô
Sau 48 giờ, các mụn mủ bắt đầu vỡ ra, khô đi rồi bong tróc thành từng mảng. Vảy khi sờ thấy dày, gồ ghề và rát. Tình trạng này sẽ lặp lại sau vài giờ hoặc vài ngày khiến người bệnh kiệt sức, mệt mỏi và mất nước nghiêm trọng.
>> Xem thêm: Bị vảy nến có tắm biển được không?
Vảy nến thể mủ có thể gây ra biến chứng gì?
Dù tỷ lệ mắc không cao nhưng người bệnh phải chịu đựng các tổn thương nặng nề trên da và những cơ quan khác trong cơ thể nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời. Một số biến chứng có thể gặp khi bị vảy nến thể mủ đó là:
Nhiễm trùng da
Các mụn mủ của bệnh thường xuất hiện với số lượng lớn. Khi các mụn này vỡ ra thì nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Đặc biệt là khi không được vệ sinh sạch sẽ và chăm sóc đúng cách, thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn hay cọ xát với quần áo thì rất dễ gây viêm nhiễm, lở loét, nhiễm trùng da. Thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng máu nếu người mắc không chăm sóc các vùng tổn thương cẩn thận.
Viêm khớp
Vảy nến thể mủ có thể còn ảnh hưởng đến khớp và móng, gây viêm khớp, xuất hiện mủ dưới móng và làm tách móng. Nếu không điều trị kịp thời, các khớp bị viêm sẽ sưng tấy, gây khó khăn cho việc di chuyển và vận động của người mắc.
Vảy nến thể mủ có thể gây ra biến chứng trên khớp
Bệnh phụ khoa, nam khoa
Các mụn mủ thường xuất hiện ở nếp gấp vùng sinh dục. Tình trạng này tạo điều kiện cho vi khuẩn vùng kín sinh sôi, dẫn đến các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa như viêm tuyến tiền liệt, viêm âm đạo,…
Gây nguy hiểm đến tính mạng
Vảy nến thể mủ toàn thân cấp tính có thể khởi phát đột ngột và đe dọa đến tính mạng người mắc. Ban đầu chỉ là biểu hiện sốt nhẹ, sau đó triệu chứng này tăng dần, có thể sốt cao lên đến 40 độ. Nếu không hạ sốt kịp thời có thể dẫn đến co giật, ảnh hưởng tới não bộ,...
Vảy nến thể mủ có thể gây sốt cao
Ngoài ra, vảy nến thể mủ toàn thân cấp tính cũng có thể kèm theo các triệu chứng như: Nhức đầu, rét run, thở mạnh, mạch đập nhanh, đi kèm chứng phù nề, phù mạch, suy tim và suy hô hấp. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
>>> Xem thêm: Phải làm sao khi mắc vảy nến thể giọt?
Xu hướng điều trị mới từ thảo dược giúp ngăn ngừa vảy nến thể mủ tiến triển
Mục tiêu quan trọng trong hỗ trợ điều trị vảy nến thể mủ chính là cải thiện nhanh chóng triệu chứng (phần ngọn) và tác động vào nguyên nhân sâu xa (hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn) nhằm ngăn chặn tình trạng này tái phát (phần gốc). Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp điều trị hiện tại chỉ đáp ứng yêu cầu đầu tiên là cải thiện những tổn thương ngoài da mà không tác động được vào phần quan trọng nhất là ổn định bệnh và tránh tái phát. Do đó, các chuyên gia khuyên người bị vảy nến nói chung và vảy nến thể mủ nói riêng cần sử dụng thêm sản phẩm thảo dược thiên nhiên vừa an toàn, vừa đạt được các mục tiêu điều trị nêu trên. Đi đầu là viên uống chứa cây sói rừng và kem bôi da chứa chitosan.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là cây sói rừng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, sản phẩm còn kết hợp cùng các thảo dược quý khác có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống tự miễn rất hiệu quả, từ đó giúp tăng cường năng lượng tế bào, điều hòa hệ miễn dịch, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả.
Sản phẩm kem dược liệu chứa thành phần chính là chitosan có tác dụng bong sừng bạt vảy, dưỡng da, làm mềm mịn làn da, từ đó, giúp cải thiện các triệu chứng vảy nến an toàn.
Trong chương trình “Tư vấn sức khỏe” trên kênh truyền hình Quốc hội, BSCKII Nguyễn Thành cho biết:
“Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng cây sói rừng trong điều trị các bệnh về da. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học, tại Đại Học Thẩm Dương (Trung Quốc) đã nghiên cứu cho thấy, sói rừng có tác dụng điều hòa, cân bằng miễn dịch rất tốt. Đồng thời, Bệnh viện Đông y Cao Bằng đã chứng minh rằng, khi dùng sói rừng thì các tế bào miễn dịch tốt được tăng lên làm ức chế những phản ứng miễn dịch có hại, tăng cường những phản ứng có lợi. Với thuốc bôi ngoài chứa chitosan đã được Đại học Harvard chứng minh có tác dụng bạt sừng, giảm viêm, chống nhiễm khuẩn, ức chế quá trình phát triển của da. Do đó, người bệnh nên sử dụng bộ sản phẩm uống trong bôi ngoài chứa hai vị thuốc này”.
Bộ đôi “trong uống - ngoài bôi” này đã được nghiên cứu tại nhiều bệnh viện lớn như: Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Quân đội 108,... cho thấy những hiệu quả rất tích cực trong cải thiện các triệu chứng da do vảy nến nói chung và vảy nến thể mủ nói riêng.
Mỹ Hà
Bình luận