Bệnh vảy nến thể giọt là gì?

Vảy nến thể giọt là một trong những dạng của bệnh vảy nến, chiếm khoảng 10% tổng số các trường hợp. Triệu chứng nhận biết bệnh vảy nến thể giọt bao gồm:

- Xuất hiện những tổn thương nhỏ như giọt nước nằm rải rác khắp vùng da, thường gặp nhất tại các vị trí như: Lưng, bàn tay, khuỷu tay, chân, đầu gối,…

- Tại vùng da mới bị vảy nến thể giọt thường đỏ ửng và có nhiều vảy trắng phủ lên. Ban đầu còn có thể xuất hiện mủ, sau đó, khi mủ vỡ ra thì da sẽ khô lại và hình thành các lớp vảy dày, xếp chồng lên nhau với nhiều loại kích thước khác nhau.

- Các vết vảy nến rất ngứa và đau do da khô.

Theo các chuyên gia, có 3 giai đoạn của bệnh vảy nến thể giọt là:

- Nhẹ: Chỉ có một vài đốm nhỏ, bao phủ khoảng 3% diện tích làn da.

- Trung bình: Các tổn thương chiếm khoảng 3 - 10% diện tích làn da.

- Nặng: Tổn thương bao phủ ≥ 10% diện tích cơ thể, thậm chí lan ra toàn thân.

 Vay-nen-the-giot-la-benh-gi-compressed.jpg

Vảy nến thể giọt là bệnh gì?

>>> Xem thêm: Cách phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh vảy nến

Phải làm sao khi mắc vảy nến thể giọt?

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị bệnh vảy nến thể giọt khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì vẫn có những biện pháp khắc phục nhanh triệu chứng và giảm thiểu tổn thương da hiệu quả.

Các phương pháp thường được áp dụng hiện nay là sử dụng thuốc, quang trị liệu kết hợp với chăm sóc tại nhà.

Điều trị bằng thuốc

Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến vì giúp ngăn chặn kịp thời phản ứng viêm và tổn thương nặng nề trên da.

Với những biểu hiện nhẹ, cách cải thiện nhanh chóng là sử dụng các sản phẩm thuốc bôi có khả năng làm sạch da, bong sừng, bạt vảy chứa: Axit salicylic, nhựa than, hoặc calcitriol, anthralin,...

Khi có tổn thương nặng hơn, thuốc uống tác dụng toàn thân với vai trò ức chế miễn dịch như: Etanercept, cyclosporine, infliximab, adalimumab, methotrexate, acitretin, golimumab,... được áp dụng nhằm giảm triệu chứng nhanh chóng.

 Dieu-tri-vay-nen-the-giot-bang-thuoc.jpg

Điều trị vảy nến thể giọt bằng thuốc

Quang trị liệu

Phương pháp này khá hiệu quả cho người bị vảy nến, giúp kháng viêm, giảm thiểu tổn thương nhanh chóng, được thực hiện bằng cách chiếu chùm tia cực tím vào những vùng tổn thương. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể gặp phải một số phản ứng như: Phồng rộp, bỏng rát da, một số trường hợp có thể làm biểu hiện bùng phát mạnh mẽ hơn.

Chăm sóc tại nhà

Ngoài các phương pháp trên, việc thực hiện một lối sống khoa học, lành mạnh sẽ giúp hạn chế triệu chứng của bệnh vảy nến thể giọt hiệu quả hơn.

- Giảm tiêu thụ thịt đỏ, đồ cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ hun khói,...

- Tăng cường rau xanh, trái cây giàu vitamin C, D, A, omega - 3 từ cá, ngũ cốc nguyên hạt, có tác dụng tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, làm giảm phản ứng viêm trên cơ thể.

 Tang-cuong-an-rau-xanh-va-trai-cay-giup-ho-tro-cai-thien-vay-nen-the-giot.webp

Tăng cường ăn rau xanh và trái cây giúp hỗ trợ cải thiện vảy nến thể giọt

- Tránh uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá.

- Kiểm soát căng thẳng, lo âu, nghỉ ngơi hợp lý bằng cách nghe nhạc, tập thiền, đọc sách,...

 Nghỉ ngơi hợp lý giúp ngăn ngừa bệnh vảy nến thể giọt xuất hiện

Nghỉ ngơi hợp lý giúp ngăn ngừa bệnh vảy nến thể giọt xuất hiện

- Tích cực vận động, tập luyện thể thao 30 phút - 1 tiếng mỗi ngày giúp tăng cường thể trạng và nâng cao sức đề kháng.

- Không cào gãi nhiều trên da hay cọ xát mạnh vì dễ khiến cho da bị tổn thương và nhiễm khuẩn từ môi trường.

- Chú ý không để da tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa mạnh, hương liệu tổng hợp, tránh gây kích ứng.

- Dưỡng ẩm da thường xuyên, đặc biệt là sau khi tắm hay giặt giũ.

>>> Xem thêm: Bệnh vảy nến có trị được không? Làm cách nào để cải thiện hiệu quả?

Sử dụng bộ sản phẩm thảo dược trong uống - ngoài bôi giúp cải thiện bệnh vảy nến thể giọt an toàn, hiệu quả

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến thể giọt được cho là do sự suy yếu của hệ miễn dịch, làm đảo lộn chu trình hoạt động của tế bào da, khiến quá trình chết tế bào da diễn ra rất nhanh nên các lớp vảy không ngừng bong tróc, tế bào da tăng sinh, phát triển quá nhanh, tế bào mới vừa sinh ra đã bị đào thải. Do vậy, cần sử dụng biện pháp ổn định hệ miễn dịch để ngăn chặn, điều hòa được quá trình này. Và sản phẩm chứa thành phần chính cây sói rừng có tác dụng như vậy. Sản phẩm là sự kết hợp của sói rừng cùng nhiều thảo dược quý khác như thổ phục linh, nhàu, bạch thược, hoàng bá,... có tác dụng giúp điều hòa, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa biến chứng do bệnh vảy nến gây ra.

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên người mắc nên kết hợp sử dụng kem bôi da thảo dược chứa chitosan kết hợp với các thảo dược khác như: Phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi, MSM, dầu dừa,... có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch da, tái tạo vùng da bị tổn thương, nhanh liền sẹo,... chitosan đóng vai trò như chất dẫn dược chất đến đích, điều chỉnh sự phân bố của dược chất, giúp tăng cường tính thấm qua da, làm trơn, mịn, bảo vệ da tránh các tác động của môi trường.

Ngoài những phương pháp điều trị bệnh vảy nến thể giọt kể trên, bạn đừng quên sử dụng bộ đôi thảo dược trong uống - ngoài bôi viên uống chứa cây sói rừng và kem bôi chứa chitosan mỗi ngày nhé!

Bình luận