Vảy nến là bệnh ngoài da mạn tính khá phổ biến. Tuy nhiên, hiện nay việc điều trị bệnh vảy nến vẫn còn rất nhiều khó khăn, khiến cho không ít người mắc chán nản và muốn bỏ cuộc. Vậy các phương pháp điều trị bệnh vảy nến hiện nay là gì? Và điều trị bệnh có khó không? Nếu bạn cũng có chung những thắc mắc như trên thì cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Vảy nến là bệnh gì?

Vảy nến là một bệnh viêm da mạn tính rất phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 2 - 3 % dân số thế giới mắc phải bệnh này. Ở trạng thái bình thường, các tế bào da cũ sau khi chết đi sẽ bong ra và được thay thế bởi các tế bào da mới. Nhưng với người mắc bệnh vảy nến, quá trình này diễn ra nhanh gấp 10 lần so với bình thường, do hiện tượng tăng sinh tế bào, khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay đổi, tích tụ lại một chỗ tạo thành các mảng dày, có vảy trắng hoặc bạc. 

Người mắc bệnh vảy nến không những có cảm giác đau đớn, ngứa ngáy mà còn chịu nhiều ảnh hưởng về mặt tâm lý khi có thể bị mọi người xung quanh xa lánh. Hiện nay ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh vảy nến đang ngày càng gia tăng. 

Các tế bào da bong tróc nhiều khi mắc bệnh vảy nến

Các tế bào da bong tróc nhiều khi mắc bệnh vảy nến 

>> Xem thêm: Phải làm sao khi mắc vảy nến thể giọt?

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vảy nến chưa được tìm ra chính xác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh vảy nến được hình thành khi hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn. Bình thường, hệ miễn dịch là “hàng rào” bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus,... Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn thì không những không bảo vệ được cơ thể mà đặc biệt là nhận diện nhầm những cơ quan, tế bào của cơ thể là tác nhân lạ, do đó sinh ra phản ứng tấn công, phá hủy chúng. Trong bệnh vảy nến, cơ quan bị tổn thương đó chính là da. Điều này khiến các tế bào da bị rút ngắn thời gian sống, chết đi quá nhanh, quá trình chết tế bào cũng vì thế mà bị rối loạn, các tế bào da chết tích tụ lại tạo thành mảng vảy nến. 

Ngoài nguyên nhân trên, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc trầm trọng thêm triệu chứng vảy nến, bao gồm:

- Yếu tố di truyền: Nếu có bố hoặc mẹ mắc vảy nến thì nguy cơ con cái bị bệnh này khoảng 8%. Nếu cả bố mẹ đều mắc vảy nến thì nguy cơ sẽ là 41%. Khoảng 10% dân số thế giới mang gen vảy nến nhưng chỉ có 2 – 3% trong số này thực sự phát triển bệnh.

- Nhiễm vi khuẩn hoặc virus: Những người nhiễm HIV có nhiều nguy cơ mắc vảy nến hơn người khỏe mạnh. Trẻ em và thanh thiếu niên bị nhiễm trùng tái phát, đặc biệt là viêm họng liên cầu khuẩn cũng tiềm ẩn nguy cơ cao bị vảy nến.

- Căng thẳng, stress kéo dài: Điều này có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, từ đó làm tăng nguy cơ mắc vảy nến hoặc trầm trọng thêm triệu chứng bệnh.

Căng thẳng, stress kéo dài là nguyên nhân gây bệnh vảy nến da đầu

Căng thẳng, stress kéo dài là nguyên nhân gây bệnh vảy nến da đầu

- Hút thuốc lá: Thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ mắc vảy nến mà còn làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. 

- Uống rượu, bia quá nhiều: Tiêu thụ quá nhiều bia, rượu làm tăng nguy cơ mắc vảy nến. Ngoài ra, nó còn làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh.

>>>Xem thêm: Bệnh vảy nến có trị được không? Làm cách nào để cải thiện hiệu quả?

Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến hiện nay

Mục tiêu điều trị vảy nến là giúp kiểm soát triệu chứng bệnh. Phương pháp điều trị được xác định bởi loại, mức độ nghiêm trọng và khu vực da bị ảnh hưởng bởi bệnh vảy nến. Bác sĩ có thể chỉ định kem bôi tại chỗ, sau đó chuyển sang phương pháp điều trị mạnh hơn nếu cần thiết. Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến hiện nay bao gồm:

Điều trị tại chỗ

Điều trị tại chỗ thường là phương pháp đầu tiên được sử dụng cho bệnh vảy nến nhẹ đến trung bình bằng cách sử dụng các loại kem và thuốc mỡ tại khu vực bị ảnh hưởng. 

- Chất làm mềm là phương pháp điều trị giữ ẩm được áp dụng trực tiếp lên da để giảm sự mất nước và bảo vệ vùng da tổn thương. Lợi ích chính của chất làm mềm là giảm ngứa và hạn chế bong tróc vảy. 

Các loại kem dưỡng ẩm được sử dụng để điều trị vảy nến tại chỗ

- Kem steroid hoặc thuốc mỡ (corticosteroid tại chỗ) thường được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến nhẹ đến trung bình ở hầu hết các khu vực của cơ thể. Việc điều trị có tác dụng giảm viêm. Điều này làm chậm quá trình sản xuất tế bào da và giảm ngứa. Corticosteroid tại chỗ có thể được bác sĩ kê toa và chỉ nên được sử dụng trên những vùng da nhỏ hoặc trên các mảng tổn thương dày. Việc lạm dụng corticosteroid tại chỗ có thể dẫn đến mỏng da.

- Kem tương tự vitamin D thường được sử dụng cùng hoặc thay thế cho kem steroid tại các khu vực như chân tay, thân hoặc da đầu. Chúng hoạt động bằng cách làm chậm quá trình sản xuất tế bào da và chống viêm.

- Các chất ức chế calcineurin là thuốc mỡ hoặc kem làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch và giúp giảm viêm. Đôi khi chúng được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến ảnh hưởng đến các khu vực nhạy cảm như da đầu, bộ phận sinh dục và nếp gấp trên da nếu kem steroid không hiệu quả. 

- Dithranol được sử dụng trong hơn 50 năm để điều trị bệnh vảy nến. Nó đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn chặn việc sản xuất các tế bào da và có ít tác dụng phụ. 

Quang hóa trị liệu vảy nến

Quang trị liệu sử dụng ánh sáng tự nhiên và nhân tạo để điều trị bệnh vảy nến. Liệu pháp này có thể được áp dụng trong bệnh viện và một số trung tâm chuyên khoa dưới sự giám sát của bác sĩ da liễu. 

- Quang trị liệu UVB sử dụng bước sóng ánh sáng vô hình với mắt người. Ánh sáng làm chậm quá trình sản xuất tế bào da, có tác dụng đối với một số loại bệnh vảy nến chưa đáp ứng với các phương pháp điều trị tại chỗ.

- Psoralen cộng với tia cực tím A (PUVA): Đối với phương pháp điều trị này, trước tiên bạn sẽ được cung cấp một viên thuốc hoặc kem bôi có chứa các hợp chất psoralen. Điều này làm cho làn da của bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng. Da của bạn sau đó tiếp xúc với một bước sóng ánh sáng gọi là tia cực tím A (UVA). Ánh sáng này xuyên qua da bạn sâu hơn ánh sáng cực tím B. Phương pháp này được sử dụng nếu bạn bị bệnh vảy nến nặng mà không đáp ứng với điều trị khác. Tác dụng phụ bao gồm: Buồn nôn, đau đầu, nóng rát và ngứa. Bạn có thể cần phải đeo kính đặc biệt trong 24 giờ sau khi uống hoặc bôi thuốc để ngăn ngừa sự phát triển của đục thủy tinh thể. Việc áp dụng lâu dài phương pháp điều trị này không được khuyến khích vì nó có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da.

Quang hóa trị liệu vảy nến

Quang hóa trị liệu vảy nến

- Liệu pháp ánh sáng kết hợp: Kết hợp liệu pháp quang hóa với những cách điều trị khác giúp làm tăng hiệu quả của nó. Một số bác sĩ sử dụng phương pháp trị liệu bằng tia UVB kết hợp với nhựa than, vì nhựa than làm cho da dễ tiếp nhận ánh sáng hơn. Kết hợp phương pháp trị liệu bằng tia UVB với kem dithranol cũng có thể đem lại hiệu quả tích cực.

Phương pháp điều trị toàn thân

Nếu bệnh vảy nến của bạn nghiêm trọng hoặc các cách chữa khác không hiệu quả, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định điều trị vảy nến toàn thân. Phương pháp điều trị toàn thân hoạt động trên toàn bộ cơ thể.

Những loại thuốc này có thể rất hiệu quả trong điều trị vảy nến, nhưng chúng đều tiềm ẩn tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, trước khi bắt đầu điều trị, hãy nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn của bạn và bất kỳ rủi ro nào liên quan đến chúng.

Nếu đang có kế hoạch sinh con, mang thai hoặc đang cho con bú, bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc mới nào để kiểm tra xem mức độ phù hợp đến đâu.

Sử dụng phương pháp thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến an toàn, hiệu quả

Những biện pháp điều trị trên chỉ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh. Thêm vào đó, việc sử dụng những phương pháp tây y như sử dụng thuốc nếu sử dụng lâu dài tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ, làm suy giảm hệ miễn dịch. Đây chính là yếu tố nguy cơ khiến cho bệnh càng dễ bùng phát khi gặp những tác nhân kích thích. Vì thế, việc điều trị vảy nến mãi không mang lại hiệu quả, vì chưa tác động vào gốc rễ của vấn đề đó là điều hòa miễn dịch. Do đó nhiều người mong muốn tìm kiếm một giải pháp mới, giúp tác động từ gốc đến ngọn trong điều trị vảy nến, nghĩa là vừa giải quyết nguyên nhân, vừa cải thiện triệu chứng. Chính từ những mong muốn đó các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu ra bộ đôi thảo dược viên uống chứa cây sói rừng và kem bôi da chứa chitosan. 

Sản phẩm chứa thành phần chính cây sói rừng có tác dụng như vậy. Sản phẩm là sự kết hợp của sói rừng cùng nhiều thảo dược quý khác như thổ phục linh, nhàu, bạch thược, hoàng bá,... có tác dụng giúp điều hòa, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa biến chứng do bệnh vảy nến gây ra. 

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên người mắc nên kết hợp sử dụng kem bôi da thảo dược chứa chitosan kết hợp với các thảo dược khác như: Phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi, MSM, dầu dừa,... có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch da, tái tạo vùng da bị tổn thương, nhanh liền sẹo,... chitosan đóng vai trò như chất dẫn dược chất đến đích, điều chỉnh sự phân bố của dược chất, giúp tăng cường tính thấm qua da, làm trơn, mịn, bảo vệ da tránh các tác động của môi trường. 

Ngoài những phương pháp điều trị bệnh vảy nến kể trên, bạn đừng quên sử dụng bộ đôi thảo dược trong uống - ngoài bôi viên uống chứa cây sói rừng và kem bôi chứa chitosan mỗi ngày nhé!

 

Bình luận