Tắm biển mang đến cảm giác thoải mái, thư giãn cho con người. Tuy nhiên, không ít người thắc mắc, bị vảy nến có tắm biển được không? Đây là một câu hỏi gây nhiều tranh cãi vì có người cho rằng, muối biển có tác dụng tốt trong cải thiện triệu chứng bệnh. Một số khác thì nghĩ, tắm biển với những người bị vảy nến có thể gây nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc giúp bạn!

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Vảy nến khởi phát do nhiều yếu tố tác động, ngoài di truyền từ người thân thì những tác nhân như thói quen ăn uống thiếu khoa học, căng thẳng, dùng thuốc ức chế miễn dịch, chế độ sống thiếu lành mạnh,... cũng góp phần trong việc khởi phát và khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, nguyên nhân sâu xa cũng như gốc rễ gây bệnh vảy nến là do hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn. Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể, giúp nhận diện và tiêu diệt “những kẻ xâm lược” bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm, tế bào già, lỗi, lạ,... Nhưng khi hệ miễn dịch suy yếu thì chúng không thể đảm nhận được chức năng đó hoặc không làm tròn “trách nhiệm”. Cụ thể, hệ miễn dịch nhận diện nhầm tế bào lành (trong bệnh vảy nến là tế bào da) là “những kẻ xâm lược” gây bệnh, nên sinh ra phản ứng tấn công, khiến các tế bào da bị rút ngắn thời gian sống, chết đi quá nhanh. Các tế bào da chết tích tụ lại, tạo thành mảng vảy nến.

 Hệ miễn dịch suy yếu là nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Hệ miễn dịch suy yếu là nguyên nhân gây bệnh vảy nến

>>> Xem thêm: Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến hiện nay là gì?

Bị vảy nến có tắm biển được không?

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị vảy nến như sử dụng thuốc, dưỡng da,.. Tùy từng trường hợp mà chuyên gia sẽ chỉ định phác đồ phù hợp. Bên cạnh đó, việc bảo vệ, chăm sóc da khi bị vảy nến cũng vô cùng quan trọng, nhất là tại Việt Nam - quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa đông khô hanh và mùa hè rất oi bức. Thông thường, vào mùa hè, mọi người đều có xu hướng đi du lịch biển để giải tỏa những cơn nóng cũng như nghỉ ngơi thư giãn sau những giờ phút căng thẳng, mệt mỏi. Nhưng liệu tắm biển có tốt cho người bị vảy nến hay không?

Câu hỏi: “Bị vảy nến có tắm biển được không?” nhận được rất nhiều sự quan tâm. Các nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân mắc vảy nến hoàn toàn có thể tắm biển bình thường. Thậm chí, tắm biển đúng cách còn có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng vảy nến tốt hơn.

Các thành phần trong nước biển như i-ốt, lưu huỳnh, canxi, natri, kali, magie, bromid,... có thể làm chậm quá trình hydrat hóa của da, cải thiện tổn thương viêm ngoài da do bệnh vảy nến gây nên. Không chỉ vậy, trong nước biển còn chứa brom và kẽm. Đây đều là những chất có tác dụng tăng cường độ ẩm cho da, làm tăng tính chất vật lý, cải thiện độ đàn hồi và bảo vệ da tốt hơn.

Bên cạnh việc chữa trị bệnh vảy nến, tắm biển còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Nước biển có khả năng chữa trị rất nhiều bệnh lý khác như vấn đề về đường hô hấp, tai – mũi – họng, tình trạng loãng xương,… Đồng thời giúp người bệnh ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn.

Do vậy, ngoài công dụng thư giãn như nhiều người vẫn biết, tắm biển còn hỗ trợ cải thiện triệu chứng cho người bệnh vảy nến rất tốt.

Bị vảy nến có tắm biển được không?

Bị vảy nến có tắm biển được không?

>>> Xem thêm: Phải làm sao khi mắc vảy nến thể giọt

Sử dụng phương pháp thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến an toàn, hiệu quả

Bên cạnh tắm biển thì việc thay đổi lối sống khoa học cũng giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến. Thêm vào đó, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc tây. Tuy nhiên, sử dụng thuốc tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ, làm suy giảm hệ miễn dịch. Đây chính là yếu tố nguy cơ khiến cho bệnh càng dễ bùng phát khi gặp những tác nhân kích thích. Vì thế, việc điều trị vảy nến mãi không mang lại hiệu quả do chưa tác động vào gốc rễ của vấn đề đó là điều hòa miễn dịch. Do đó, nhiều người mong muốn tìm kiếm một phương pháp mới, giúp tác động từ gốc đến ngọn trong điều trị vảy nến, nghĩa là vừa giải quyết nguyên nhân, vừa cải thiện triệu chứng. Chính từ những mong muốn đó, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu ra bộ đôi thảo dược viên uống chứa cây sói rừng và kem bôi da chứa chitosan.

Sản phẩm viên uống là sự kết hợp của sói rừng cùng nhiều thảo dược quý khác như thổ phục linh, nhàu, bạch thược, hoàng bá,... có tác dụng giúp điều hòa, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa biến chứng do bệnh vảy nến gây ra.

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên người mắc nên kết hợp sử dụng kem bôi da thảo dược chứa chitosan kết hợp với nhiều thảo dược khác như: Phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi, MSM, dầu dừa,... có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch da, tái tạo vùng da bị tổn thương, nhanh liền sẹo; Chitosan đóng vai trò như chất dẫn dược chất đến đích, điều chỉnh sự phân bố của dược chất, giúp tăng cường tính thấm qua da, làm trơn, mịn, bảo vệ da tránh các tác động của môi trường.

Thắc mắc: “Bị vảy nến có tắm biển được không?” đã tìm thấy lời giải đáp. Bên cạnh xây dựng lối sống khoa học, bạn đừng quên sử dụng bộ đôi thảo dược trong uống - ngoài bôi viên uống chứa cây sói rừng và kem bôi chứa chitosan mỗi ngày để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa vảy nến tái phát nhé!

Bình luận