Gút là căn bệnh đang ngày càng trẻ hóa và phổ biến ở mọi đối tượng. Bởi vậy, rất nhiều người thắc mắc bị bệnh gút không nên ăn rau gì? Như chúng ta đã biết, chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ góp phần tích cực cho việc bảo vệ sức khỏe tổng thể của con người. Đặc biệt là đối với người bị gút, chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng bệnh. Các chuyên gia khuyến khích người mắc bệnh gút nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, hoa quả. Tuy nhiên, có những loại rau mà bạn không nên ăn khi bị bệnh gút. Đó là những loại rau nào? Mời bạn cùng tìm hiểu cụ thể trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Bệnh gút là gì?

Gút là tình trạng bị viêm khớp, trong đó những tinh thể nhỏ có hình kim sắc nhọn hình thành bên trong và xung quanh các khớp. Nó gây ra các cơn đau dữ dội và sưng tấy. Người ta ước tính rằng, cứ 100 người thì lại có 2 người bị đau gút. Gút thường xảy ra ở nam giới trên 30 tuổi và phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, nếu không có thói quen ăn uống hợp lý, lối sống sinh hoạt lành mạnh thì dù là phụ nữ hay nam giới dưới 30 tuổi vẫn có nguy cơ bị gút.

 Gút hình thành do sự tích tụ axit uric tại khớp

Gút hình thành do sự tích tụ axit uric tại khớp

>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh gút

Biểu hiện của bệnh gút là gì?

Bất kỳ khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng bởi đau gút, nhưng nó thường gây đau các khớp ở chân, tay như ngón chân, mắt cá chân, đầu gối và ngón tay,… Các dấu hiệu điển hình của gút bao gồm:

- Đau dữ dội ở một hoặc nhiều khớp.

- Cảm giác khớp nóng và mềm.

- Sưng trong và xung quanh khớp bị ảnh hưởng.

- Da đỏ, sáng bóng trên khớp.

Các triệu chứng phát triển nhanh chóng trong vài giờ và thường kéo dài từ 3 - 10 ngày. Sau thời gian này, cơn đau sẽ qua và khớp trở lại bình thường. Cơn đau gút tiếp theo tái phát sớm hay muộn phụ thuộc rất nhiều và chế độ ăn uống, sinh hoạt và cách mà bạn kiểm soát chúng.

Nếu không kiểm soát tốt, gút sẽ tái phát rất nhanh, thời gian và mức độ đau cũng nặng nề hơn trước đó rất nhiều. Chính vì vậy, các chuyên gia luôn khuyên người mắc cần có một phương pháp hạ axit uric, giảm đau và giảm tái phát cơn gút cấp hiệu quả.

 Bệnh gút gây đau đớn tại các khớp

Bệnh gút gây đau đớn tại các khớp

>>> Xem thêm: 5 dấu hiệu bệnh gút bạn chớ bỏ qua!

Người bị bệnh gút không nên ăn rau gì?

Nếu đang mắc bệnh gút hay có nồng độ axit uric máu cao, bạn không nên thêm các loại rau dưới đây vào chế độ ăn uống hàng ngày để tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

1. Nấm

Nấm là thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, so với các loại rau khác thì nó lại chứa hàm lượng purin khá cao. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế ăn nấm, có thể thay thế nấm bằng các loại rau có hàm lượng purin thấp khác như: Rau cải, rau ngót,… để tránh bỏ lỡ các vitamin và khoáng chất quan trọng.

2. Rau bina

Rau bina là thực phẩm rau xanh giúp bổ sung nhiều dinh dưỡng tốt, cung cấp vitamin A, C cùng với sắt, chất xơ và folate. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc bệnh gút thì rau bina không phải là lựa chọn phù hợp bởi nó chứa hàm lượng purin cao hơn so với các loại rau xanh khác.

 Người mắc bệnh gút không nên ăn rau bina

Người mắc bệnh gút không nên ăn rau bina

3. Dọc mùng

Dọc mùng nấu canh chua là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, món ăn này sẽ khiến lượng axit uric máu tăng lên nhanh chóng và gây ra các triệu chứng của bệnh gút.

4. Giá đỗ

Giá đỗ là loại rau phổ biến chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây lại là loại rau mà người mắc bệnh gút không nên ăn. Trong giá đỗ có chứa nhiều chất làm tăng tích tụ axit uric trong máu, khiến cho quá trình này diễn ra ngày càng nhanh hơn và cơn đau gút tiến triển nặng hơn.

5. Măng tây

Theo chuyên gia dinh dưỡng, các loại măng, đặc biệt là măng tây có thể làm làm tăng tổng hợp axit uric, khiến tình trạng bệnh gút ngày càng nghiêm trọng hơn. Vậy nên, người mắc bệnh gút hoặc đang có nồng độ axit uric máu cao không nên ăn măng tây, điều này sẽ giúp kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn.

 Người mắc bệnh gút không nên ăn măng tây

Người mắc bệnh gút không nên ăn măng tây

>>> Xem thêm: 5 loại rau củ quả người bị bệnh gút nên ăn

Hỗ trợ điều trị gút bằng sản phẩm thảo dược

Để kiểm soát bệnh gút, bạn có thể tham khảo và hạn chế sử dụng các loại rau kể trên, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, bạn cần kết hợp với các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả mà vẫn đảm bảo độ an toàn khi sử dụng. Ngày nay, dưới sự phát triển của y học hiện đại, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và bào chế thành công một sản phẩm có tác dụng hữu hiệu trong hỗ trợ điều trị gút, đó chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là cây trạch tả - Một thảo dược được sử dụng từ lâu đời với tác dụng bổ thận, tăng cường đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, trong đó có axit uric – nguyên nhân trực tiếp hình thành cơn đau khớp do bệnh gút. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có sự kết hợp độc đáo của các thảo dược có tính chống viêm, giảm đau tốt như ba kích, nhọ nồi, nhàu, hoàng bá,… mang đến công dụng hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm cho người mắc gút và ngăn ngừa bệnh tái phát.

 Cây trạch tả hỗ trợ điều trị bệnh gút

Cây trạch tả hỗ trợ điều trị bệnh gút

Với những thông tin bổ ích bài viết đã cung cấp, mong rằng bạn đã giải đáp được câu hỏi: Khi bị bệnh gút không nên ăn rau gì? Đồng thời, để quá trình điều trị gút đem lại hiệu quả tốt nhất, bạn hãy sử dụng kết hợp thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là cây trạch tả mỗi ngày nhé!

Hải Linh

 

Dược sĩ Thanh An

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Hoang-Thong-Phong.webp

Bình luận