Bệnh gút là bệnh lý xương khớp khá nhiều người mắc hiện nay. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp là các dấu hiệu nhận biết bệnh gút cũng như phương pháp điều trị hiệu quả.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh gút 

Các triệu chứng bệnh gút rất khó nhận biết vì có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý xương khớp khác. Dưới đây là 5 dấu hiệu bệnh gút bạn cần phải biết để phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.

Khớp đau dữ dội, đột ngột

Bệnh gút thường gây ra triệu chứng đau nhức tại khớp ngón chân cái. Ngoài ra, gút cũng có thể xuất hiện ở một số khớp khác như mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay… Cơn đau gút thường dữ dội nhất trong vòng từ 4 – 12 giờ đầu tiên sau khi tái phát. Người bệnh cảm thấy đau khớp dữ dội, đau tăng đặc biệt là về ban đêm gây mất ngủ.

Khớp sưng nóng, tấy đỏ

Các khớp trong giai đoạn gút cấp thường có dấu hiệu sưng nóng, tấy đỏ, phù nề và căng bóng. Đây là phản ứng thông thường của hệ miễn dịch khi khớp có dấu  hiệu viêm. Khi khởi phát cơn gút cấp, tế bào miễn dịch sẽ tiết ra các chất hóa học đặc trưng để gây sưng và nóng đỏ tại vị trí khớp có tích tụ tinh thể urat.

Da bị đỏ, ngứa và bong tróc

Vùng da bao bọc quanh khớp bị gút cấp có dấu hiệu tấy đỏ, trông như nhiễm trùng. Khi cơn đau thuyên giảm, hiện tượng ngứa sẽ xuất hiện tại khớp bị đau, đôi khi vùng da này còn bị bong tróc.

Gặp khó khăn khi vận động

Khi bệnh gút tiến triển, bạn có thể không di chuyển được khớp như bình thường. Điều này ảnh hưởng nhiều tới khả năng đi lại và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Cơn đau tái phát theo đợt

Gút có thể tái phát các cơn đau bất cứ lúc nào. Có thể sau một bữa ăn giàu đạm, uống nhiều bia rượu… hoặc một chấn thương nhỏ. Thời gian gút tái phát nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh.

Dau-hieu-benh-gut-thuong-xuat-hien-o-khop-ngon-chan-cai-dau-tien.webp

Dấu hiệu bệnh gút thường xuất hiện ở khớp ngón chân cái đầu tiên

Cách cải thiện dấu hiệu bệnh gút hiệu quả

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp giúp cải thiện dấu hiệu bệnh gút hiệu quả, bao gồm cả dùng thuốc và không sử dụng thuốc. Mỗi phương pháp sẽ được áp dụng vào từng giai đoạn bệnh khác nhau, cụ thể như sau:

Biện pháp áp dụng trong cơn gút cấp

Khi cơn gút cấp tái phát, để giảm đau nhanh chóng, phương pháp được nhiều người lựa chọn là sử dụng thuốc giảm đau. Một số phương pháp mà người bệnh có thể áp dụng trong cơn gút cấp như:

  • Sử dụng thuốc giảm đau tức thì: Một số thuốc cắt cơn gút cấp, giảm đau khớp nhanh bao gồm: Colchicine, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như Ibuprofen, Naproxen, Indomethacin,... và Corticoid. Các thuốc này giúp giảm đau nhanh nhưng cũng đem lại một số tác dụng phụ như tiêu chảy, viêm loét dạ dày - tá tràng… Riêng với Corticoid nên hạn chế và dùng ngắn ngày vì gây nhiều tác dụng phụ toàn thân.
  • Phương pháp giảm đau tại chỗ: Các phương pháp đơn giản có thể thực hiện tại nhà giúp giảm một phần cơn đau như chườm đá, cố định vùng chân đau, gác chân cao lên...
  • Điều chỉnh đời sống tinh thần: Một trong các yếu tố có thể làm nặng hơn diễn biến của cơn gút cấp là lo lắng, căng thẳng. Do đó người bệnh cần nghỉ ngơi, loại bỏ stress và giữ cho tinh thần thoải mái.

Chuom-lanh-len-khop-cung-la-mot-cach-giup-cai-thien-trieu-chung-benh-gut-hieu-qua.webp

Chườm lạnh lên khớp cũng là một cách giúp cải thiện triệu chứng bệnh gút hiệu quả

>>> XEM THÊM: 3 phương pháp “giải cứu” bạn khỏi bệnh gút tại nhà

Biện pháp dự phòng tái phát  

Việc dự phòng bệnh gút cần tuân thủ phối hợp các phương pháp sau:

  • Thực hiện chế độ ăn ít đạm, giảm các loại thực phẩm chứa nhiều purin như hải sản, thịt bò, nội tạng động vật, rượu bia... Tăng cường bổ sung nước để tăng thải acid uric, ăn nhiều rau quả tươi, các loại thực phẩm giàu chất xơ, chất chống oxy hóa để cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.
  • Luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga để các khớp linh hoạt hơn, tăng cường độ dẻo dai cho khớp. Giảm cân để giảm áp lực cơ thể cho các khớp chân.
  • Sử dụng các thuốc điều trị giảm acid uric máu như Allopurinol, Probenecid, Sulfinpyrazon... Người bệnh nên tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý tăng hay giảm liều vì có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và gây nên tác dụng không mong muốn.

Su-dung-thuoc-giam-axit-uric-mau-can-hoi-y-kien-bac-si-truoc-khi-dung.webp

Sử dụng thuốc giảm axit uric máu cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Sử dụng thảo dược hỗ trợ cải thiện dấu hiệu bệnh gút hiệu quả

Ngoài các phương pháp kể trên, người bệnh có thể sử dụng thêm một số thảo dược từ thiên nhiên để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh gút. Việc sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên không những hỗ trợ cải thiện dấu hiệu bệnh gout hiệu quả mà còn an toàn, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.

Từ xa xưa, trạch tả đã được biết đến với công dụng đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, trong đó có axit uric. Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế ra sản phẩm thảo dược có chứa thành phần chính là cây trạch tả, kết hợp với một số thảo dược quý khác như nhàu, hoàng bá, thổ phục linh, nhọ nồi, ba kích… có tác dụng tăng cường đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, giảm sưng đau các khớp, chống viêm và ngăn ngừa cơn đau gút tái phát. 

Trach-ta-la-thao-duoc-quen-thuoc-giup-ho-tro-dieu-tri-gut-hieu-qua.webp

Trạch tả là thảo dược quen thuộc giúp hỗ trợ điều trị gút hiệu quả

Các dấu hiệu bệnh gút khá đa dạng và có thể làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về các dấu hiệu bệnh gút và phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả. Ngoài ra, nếu bạn còn có thắc mắc gì thêm, hãy để lại bình luận ở bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp kịp thời. 

Tài liệu tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4755-gout 

https://www.nhs.uk/conditions/gout/ 

https://www.healthline.com/health/gout

Bình luận