Người bị gút nên ăn gì để cơn đau không tái phát
Chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh gút. Tuy nhiên, người bị gút nên ăn gì và kiêng gì là những câu hỏi mà không phải bất cứ ai cũng biết câu trả lời. Hãy cùng tìm hiểu về các thực phẩm nên và không nên ăn đối với người mắc bệnh gút trong bài viết sau đây, bạn nhé!
Nguyên nhân gây bệnh gút là gì?
Gút là một bệnh viêm khớp, đông y gọi là thống phong, gặp chủ yếu ở tuổi trung niên trở lên, nam giới có tỉ lệ mắc nhiều hơn nữ giới.
Nguyên nhân của bệnh gút là do axit uric trong máu tăng cao. Bình thường, axit uric được tạo ra trong cơ thể từ quá trình phân hủy purin - hợp chất hóa học được tìm thấy trong một số thực phẩm như thịt, gia cầm và hải sản. Axit uric hòa tan trong máu và được bài tiết ngoài cơ thể theo đường nước tiểu. Trong bệnh gút, sự thay đổi khác thường của các phản ứng trong cơ thể dẫn đến axit uric được tạo ra nhiều hơn hoặc là sự lọc thải ra bằng đường tiểu không kịp, dẫn đến tình trạng axit uric tăng lên trong máu, chúng kết hợp lại và tạo nên những khối trong suốt gọi là tinh thể urat, lắng đọng trong màng hoạt dịch khớp gây viêm khớp.
Nguyên nhân gây bệnh gút là nồng độ axit uric trong máu tăng quá cao
Như vậy, nguyên nhân gây bệnh gút là do tình trạng rối loạn chuyển hóa chất purin có trong các tế bào của cơ thể làm tăng axit uric máu dẫn đến tình trạng ứ đọng tinh thể muối urat tại khớp gây viêm khớp.
Theo thống kê gần đây, ở Việt Nam, bệnh gút đã trở nên rất phổ biến, đứng hàng thứ 4 trong 15 bệnh khớp nội trú thường gặp nhất.
Triệu chứng bệnh gút điển hình nhất là cơn đau gút cấp với biểu hiện: Sưng, nóng, đỏ, đau tại một hay nhiều khớp, đau rất dữ dội, nhất là sau khi uống rượu, ăn các loại phủ tạng động vật, hải sản, cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm.
Khớp sưng đau hay gặp nhất là khớp ngón chân cái (có đến hơn 60% người bệnh bị đau khớp ngón chân cái), khớp cổ chân hoặc các khớp bàn chân, khớp gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay, có khi ở những khớp nhỏ có ở khắp nơi trên cơ thể. Tuy vậy, ở giai đoạn đầu bệnh gút thường là không có bất kỳ dấu hiệu nào ngoại trừ xét nghiệm máu thấy nồng độ axit uric trong máu cao.
Bệnh gút gây sưng, đau các khớp
Đa số người mắc sau khi điều trị dứt được cơn đau gút cấp đều tưởng rằng bệnh đã khỏi hẳn, tuy nhiên bệnh vẫn đang âm thầm tiến triển càng ngày càng nặng và gây biến chứng.
Có hai biến chứng do bệnh gút gây ra, đó là sỏi thận, nếu có nhiễm trùng sẽ dẫn đến viêm thận, áp-xe thận và gây suy thận. Ở giai đoạn muộn hơn, có thể xuất hiện hạt tophi ở xung quanh khớp trông như những u cục, làm biến dạng khớp gây đau đớn, đi lại, cử động rất khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và thậm chí tàn phế.
>>> Xem thêm: Các biến chứng nặng nề của bệnh gút
Người bị gút nên ăn gì để cơn đau không tái phát?
Có thể thấy, bệnh gút có liên quan rất chặt chẽ đến chế độ ăn uống hàng ngày. Do đó, để quá trình điều trị gút được hiệu quả, việc thay đổi chế độ ăn uống là rất cần thiết giúp đẩy lùi bệnh một cách nhanh chóng. Để hạn chế cơn đau gút tái phát, người mắc gút nên:
- Bổ sung các thực phẩm có chứa ít purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả. Hạn chế thức ăn chứa hàm lượng axit uric cao như: Thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ.
Thực phẩm chứa ít purin tốt cho người bị gút
- Uống nhiều nước, từ 2-2,5 lít/ngày, nên uống nước khoáng, nước rau để tăng cường đào thải axit uric qua thận.
- Tăng cường bổ sung nhiều chất xơ từ các loại rau củ quả như: Dưa leo, củ sắn, cà chua,...
- Tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa ít purin như ngũ cốc, quả anh đào, táo, chuối, rau quả, sữa ít béo, sữa chua,…
- Giảm lượng đạm trong khẩu phần: Tổng lượng thịt hoặc cá (đạm động vật, đậu đỗ khoảng 150g/ngày). Người bị gút nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Cách tính các thực phẩm tương đương như sau: Lượng đạm trong 100g thịt = 180g đậu phụ = 70g lạc hạt = 100g cá = 100g tôm.
Ví dụ: Đối với người bị gút cấp tính có cân nặng 50kg: Tổng năng lượng đưa vào là 1.600 kcal/ngày, trong đó: Đạm (protein): 10% tổng năng lượng = 40g = 160 kcal; Đường bột chiếm 75% tổng năng lượng = 300g = 1.200 kcal; Chất béo: 15% tổng năng lượng = 27g = 240 kcal. Rau quả có thể ăn tùy ý (nhưng không ăn loại rau quả có vị chua - như cà muối).
Đối với người bị gút mạn tính, có thể ăn như chế độ ăn thông thường nhưng cần hạn chế thức ăn nhiều purin, protein không quá 1g/kg cân nặng. Như vậy, đạm động vật và đậu đỗ không nên quá 100g/ngày.
Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên người bị gút tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè vì nó làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận, hậu quả là làm tăng lactat máu; Không ăn uống thực phẩm (rau quả) có vị chua vì làm tăng axit máu; Không ăn phủ tạng động vật, nước luộc thịt, nước sườn, cá hộp, thịt hộp; Không ăn chế phẩm có cacao, chocolate.
Người bị bệnh gút không nên sử dụng các chất kích thích
Ngoài chế độ ăn uống, người bị bệnh gút cũng nên có tập luyện thể thao đều đặn, nhằm cải thiện sức khỏe cho cơ thể cũng như hệ xương khớp. Tuy nhiên, không tập quá sức vì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ xương khớp. Các bài tập tốt cho người mắc bệnh gút có thể kể tới như yoga, đi bộ, bơi lội, đạp xe,…
>>> Xem thêm: Người bị bệnh gút không nên ăn gì?
Kiểm soát tốt bệnh gút và phòng ngừa tái phát nhờ sản phẩm thảo dược
Bên cạnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý, các chuyên gia khuyên bạn nên phối hợp với các thảo dược thiên nhiên giúp tăng cường hiệu quả điều trị, kiểm soát và phòng ngừa bệnh gút tái phát. Một trong những vị dược liệu quý thường được sử dụng phổ biến đó là cây trạch tả.
Vị thuốc trạch tả được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. Với vị ngọt tính hàn, trạch tả có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng trừ thấp, kiện vị, thanh nhiệt. Vậy nên, trạch tả luôn có mặt trong các bài thuốc trị các bệnh như: Sỏi thận, tiểu tiện khó, đại tiện ra máu, bệnh gút và chứng đau đầu, chóng mặt.
Y học hiện đại đã chỉ ra rằng, trong trạch tả có một số hoạt chất như: Api Alisol A, Alismol, Alismoxide và loại số alisol A, B, C có tác dụng giúp tăng cường đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu, tăng cường hỗ trợ bài tiết ở thận, lọc ở thận, chống đông máu, cân bằng huyết áp và chống nguy cơ nhiễm độc gan.
Trạch tả hỗ trợ điều trị gút hiệu quả
Với sự phát triển của khoa học hiện đại, các chuyên gia đã nghiên cứu và bào chế ra thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là trạch tả, kết hợp với nhiều loại thảo dược quý khác có tác dụng chống viêm, giảm đau tốt như ba kích, nhọ nồi, nhàu, hoàng bá,… mang đến công dụng hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm cho người bị gút, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Với những thông tin bổ ích bài viết đã cung cấp, mong rằng bạn đã giải đáp được băn khoăn: Người bị bệnh gút nên ăn gì? Đồng thời, để quá trình điều trị gút đem lại hiệu quả tốt nhất, bạn đừng quên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là cây trạch tả mỗi ngày nhé!
Thanh Thanh
Bình luận