Giải đáp thắc mắc: Những người bị sỏi thận có nên ăn trứng không?
Người bị sỏi thận có nên ăn trứng hay không là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm, bởi chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bệnh tiến triển tốt lên hay xấu đi. Trứng rất bổ dưỡng, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn nên thận trọng với nó. Vậy, đối với người bị sỏi thận thì sao? Loại thực phẩm này liệu có phù hợp với họ không?
Sỏi thận là tình trạng gì?
Sỏi thận là hiện tượng lắng đọng chất khoáng trong nước tiểu ở thận. Viên sỏi có kích thước nhỏ hay to tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nặng, nhẹ khác nhau. Sỏi thận có nhiều dạng, bao gồm: Sỏi canxi, sỏi acid uric, sỏi struvite và sỏi cystin. Nếu không được điều trị, sỏi thận sẽ làm tắc nghẽn đường nước tiểu, gây viêm nhiễm, tích tụ trong thời gian dài, dẫn đến hiện tượng xơ hóa đường tiểu, đồng thời làm suy giảm chức năng co bóp, hình thành các lỗ rò ở bàng quang và niệu quản, khiến thận bị suy giảm chức năng. Một số triệu chứng sỏi thận điển hình nhất là:
- Tiểu tiện ra sỏi và máu: Dấu hiệu có thể quan sát thấy bằng mắt thường là những viên sỏi nhỏ trong nước tiểu. Màu nước tiểu đục, xuất hiện mùi lạ, khi đi tiểu có cảm giác buốt, nóng rát.
- Đau bụng dưới hoặc ở bên hông: Khi thường xuyên gặp các cơn đau âm ỉ lúc di chuyển với cường độ tăng dần ở bụng dưới hay bên hông thì đây cũng có thể được coi là dấu hiệu của bệnh sỏi thận.
Đau bên hông là dấu hiệu của sỏi thận
- Tiểu đêm nhiều lần: Bị sỏi thận khiến cầu thận khó khăn trong việc lọc nước tiểu. Đồng thời, khi sỏi thận rơi xuống niệu quản gây tắc nghẽn dòng nước tiểu, dẫn đến hiện tượng đi tiểu đêm tới 2 – 3 lần hoặc hơn.
- Suy giảm khả năng sinh lý: Thận tàng tinh và là cơ quan chủ quản của xương khớp. Sỏi thận khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, ham muốn tình dục suy giảm.
- Đau lưng: Đây là triệu chứng của bệnh sỏi thận phổ biến nhất, tuy nhiên, lại dễ bị nhầm lẫn với chứng đau lưng thông thường. Đau lưng do sỏi thận xảy ra do thận bị tổn thương vì phải làm việc cật lực để đẩy sỏi ra ngoài. Khác với đau lưng thông thường (có thể giảm khi nghỉ ngơi), đau do sỏi thận thường dữ dội không dứt, trừ khi dùng thuốc giảm đau hay can thiệp bằng chườm nóng, lạnh,…
- Vấn đề về miệng: Khi thận có quá nhiều sỏi sẽ mất dần chức năng lọc chất thải, độc tố và cặn bã, khiến chúng tích tụ trong thận. Các khí độc do tạp chất này sinh ra sẽ đẩy lên khoang miệng, tạo thành những vết loét ở lợi, lưỡi,… rất lâu lành.
Bên cạnh việc phát hiện sớm các triệu chứng sỏi thận và tuân thủ phác đồ điều trị của chuyên gia, bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý để ngăn ngừa tái phát.
>>> XEM THÊM: Gợi ý những thực phẩm tốt cho người bị bệnh thận
Người bị sỏi thận có nên ăn trứng không?
Trứng là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, sẵn có, tiện dùng và rất dễ chế biến. Trứng gà chứa nhiều yếu tố vi lượng quan trọng như: Kali, magie, canxi, đặc biệt là nguyên tố sắt rất cần thiết cho cơ thể. Nó cung cấp lượng protein và omega-3 đáng kể, cộng thêm rất nhiều các vitamin A, D, B6, B12, acid folic,… Người bị sỏi thận có nên ăn trứng hay không phụ thuộc vào loại sỏi mắc phải.
Người bị sỏi thận có nên ăn trứng không phụ thuộc vào loại sỏi mắc phải
Nếu bị sỏi acid uric, tốt nhất bạn nên hạn chế ăn trứng, nó có thể làm bệnh nặng hơn hoặc tăng nguy cơ hình thành sỏi mới. Mặt khác, ăn quá nhiều protein sẽ làm giảm citrate – chất có trong nước tiểu giúp ngăn ngừa sỏi hình thành. Một quả trứng gà lớn có thể chứa 186mg cholesterol (đặc biệt cần kiểm soát nếu bạn bị sỏi mật). Việc kiểm soát lượng protein là cần thiết nên bạn hãy ăn trứng ở mức vừa phải. Quan trọng không kém chính là xem xét các nguồn cung cấp protein khác mà bạn có thể nạp vào trong ngày.
>>> XEM THÊM: 5 yếu tố khiến bạn bị sỏi thận là gì?
Những loại thực phẩm người bị sỏi thận nên “tránh xa”
Sỏi thận gây ra cho bạn những cơn đau đớn dữ dội. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên hạn chế dùng khi bị sỏi thận để giữ cho mình một sức khỏe tốt:
- Muối: Nồng độ natri cao thường thúc đẩy sự tích tụ canxi trong nước tiểu. Do vậy, người bị sỏi thận không nên ăn mặn, tránh thức ăn nhanh, thịt hun khói,...
- Đường: Đường hoặc đồ ngọt có chứa sucrose và fructose thường sẽ làm tăng nguy cơ sỏi thận. Bạn nên theo dõi lượng đường ăn vào hàng ngày có trong các loại bánh, trái cây, nước giải khát mật ong, gạo, đường mía,...
- Đạm động vật: Nhiều nguồn protein như thịt đỏ, gia cầm, cá làm tăng lượng acid uric trong cơ thể, dẫn tới sỏi thận. Chúng cũng làm giảm chất citrate có công dụng ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận trong nước tiểu. Do đó, người sỏi thận tránh ăn nhiều protein từ động vật, thay vào đó là bù đắp bằng đạm thực vật.
Khi bị sỏi thận, bạn nên hạn chế dùng đạm động vật
- Thực phẩm chứa oxalate: Nếu bạn bị sỏi thận, nên giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn oxalate ra khỏi chế độ ăn. Thực phẩm giàu oxalate bao gồm: Trà đặc, cà phê, rau muống, dưa chuột, củ cải đỏ, măng tây, dâu tây, me, hạt tiêu, rau bina, khoai lang, chocolate,... Nếu muốn ăn chúng, người bệnh nên bổ sung thêm canxi cùng lúc để trung hòa oxalate.
>>> XEM THÊM: Lưu ý cho bệnh nhân mắc suy thận
Hỗ trợ điều trị sỏi thận nhờ thảo dược thiên nhiên
Để giúp tình trạng sỏi thận tiến triển tốt hơn, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tập luyện khoa học. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm đến các sản phẩm từ thảo dược tự nhiên - tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành, kết hợp với nhiều vị thuốc lợi tiểu, tốt cho thận như đan sâm, hoàng kỳ, mã đề, linh chi đỏ,... giúp phòng ngừa, cải thiện chức năng thận, hỗ trợ điều trị sỏi thận hiệu quả. Sản phẩm còn giúp bảo vệ và tăng cường chức năng thận, làm chậm diễn tiến của suy thận và giảm nhu cầu chạy thận.
Dành dành hỗ trợ điều trị sỏi thận an toàn, hiệu quả
Câu hỏi: “Người bị sỏi thận có nên ăn trứng hay không?” đã tìm được lời giải đáp. Bên cạnh việc thực hiện chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành mỗi ngày để thận luôn khỏe mạnh, bạn nhé!
Thanh Liên
Bình luận