Cập nhật quy trình CHẠY THẬN NHÂN TẠO của Bộ Y tế theo đúng tiêu chuẩn thế giới
Chỉ đạo mới nhất liên quan đến quy trình chạy thận nhân tạo của Bộ Y tế yêu cầu các cơ quan nghiêm chỉnh chấp hành Hướng dẫn quy trình lọc máu chu kỳ bằng kỹ thuật thận nhân tạo. Theo đó, sau sự cố y khoa khiến 8 người tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, vấn đề an toàn trong khi chạy thận ngày càng được thắt chặt theo đúng tiêu chuẩn thế giới.
Khi nào thì phải chạy thận nhân tạo?
Trong cơ thể, thận đảm nhận chức năng bài tiết như một máy lọc, điều hòa dịch, điện giải, đào thải độc tố ra bên ngoài bằng đường nước tiểu. Khi thận bị suy yếu, các chức năng bình thường sẽ không được thực hiện, khiến chất thải và độc tố ứ đọng trong cơ thể, đe dọa đến tính mạng nếu không phát hiện, điều trị kịp thời. Dựa vào mức lọc của các cầu thận (GFR) mà bệnh được chia thành 4 cấp độ khác nhau. Vậy suy thận có mấy cấp độ và suy thận độ mấy thì phải chạy thận?
- Suy thận cấp độ 1: Tổn thương thận nhẹ, mức độ lọc thận tương đối ổn định với 90ml máu mỗi phút, có thể chữa trị nếu được phát hiện sớm.
Xét nghiệm đánh giá chức năng thận
- Suy thận cấp độ 2: Mức độ lọc máu giảm xuống còn khoảng 60 - 89ml máu mỗi phút, có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm về hệ tim mạch. Càng nguy hiểm hơn nếu trì hoãn chữa trị hay lựa chọn sai cách thức.
- Suy thận cấp độ 3
Suy thận độ 3A: Lúc này, thận đã bị tổn thương nghiêm trọng, mức lọc chỉ còn khoảng 30 - 59ml/phút, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Suy thận độ 3B: Cầu thận tổn thương nghiêm trọng, mức lọc máu chỉ còn 15 - 26ml/phút. Việc điều trị bằng thuốc không còn tác dụng mà cần phải thay thế bằng phương pháp chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận thì mới có thể duy trì sự sống cho người bệnh.
- Suy thận cấp độ 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh suy thận với mức độ lọc của cầu thận chỉ còn dưới 10ml/phút. Khi ấy, thận không còn khả năng hoạt động. Để kéo dài sự sống, người mắc cần được ghép thận, chạy thận, lọc máu suốt đời.
>>> XEM THÊM: Tại sao suy thận mạn giai đoạn đầu lại khó phát hiện?
Quy trình chạy thận nhân tạo của Bộ Y tế
Nếu như ở các giai đoạn đầu, người bị suy thận được chỉ định điều trị bằng phương pháp bảo tồn thì đến giai đoạn cuối, bắt buộc phải điều trị bằng phương pháp thay thế, bao gồm: Chạy thận chu kỳ hay ghép thận. Vậy quy trình chạy thận nhân tạo của Bộ Y tế theo tiêu chuẩn là như thế nào?
Chuẩn bị
Phẫu thuật lỗ động tĩnh mạch chuẩn bị chạy thận nhân tạo
Chuẩn bị cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo bắt đầu vài tuần đến vài tháng trước khi áp dụng thủ tục đầu tiên. Để cho phép truy cập dễ dàng vào máu, bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo ra một nơi truy cập mạch máu. Đây là nơi máu được lấy ra để chạy thận nhân tạo và sau đó đưa trở lại cơ thể. Việc truy cập phẫu thuật cần có thời gian để chữa lành trước khi bắt đầu điều trị chạy thận nhân tạo. Ba loại truy cập được sử dụng bao gồm:
- Lỗ động tĩnh mạch (AV): Phẫu thuật tạo kết nối giữa động mạch và tĩnh mạch, thường là ở cẳng tay của cánh tay không thuận.
- AV ghép: Nếu các mạch máu là quá nhỏ để tạo thành lỗ rò AV, thay vì tạo ra đường dẫn giữa động mạch và tĩnh mạch, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng một ống linh hoạt tổng hợp được gọi là ghép.
- Ống thông tĩnh mạch trung ương: Nếu cần chạy thận cấp cứu, bác sĩ phẫu thuật có thể chèn ống thông tạm thời vào một tĩnh mạch lớn ở cổ hoặc gần háng.
>>>XEM THÊM: Khi nào bạn cần chạy thận? Chi phí chạy thận hết bao nhiêu?
Quá trình lọc máu
Trong quá trình lọc máu, có 2 cây kim được đưa vào cánh tay thông qua truy cập và cố định để duy trì an toàn. Mỗi kim được gắn vào một ống nhựa dẻo, kết nối với máy tính được gọi là dialyzer. Thông qua ống thứ 1, máy lọc máu cho phép chất thải và chất lỏng được loại bỏ khỏi máu vào một chất tẩy rửa được gọi là dialysate. Máu được lọc sẽ trở lại cơ thể qua ống thứ 2. Chạy thận nhân tạo có thể tiềm ẩn nguy cơ gây chuột rút ở bụng và buồn nôn khi chất lỏng dư thừa được lấy ra từ cơ thể. Bởi huyết áp và nhịp tim có thể dao động vì chất lỏng dư thừa được rút ra từ cơ thể, nên áp lực máu và nhịp tim sẽ được kiểm tra nhiều lần trong thời gian điều trị.
Bệnh nhân đang tiến hành chạy thận nhân tạo
Để phòng tránh các sự cố y khoa không mong muốn, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị các đơn vị trực tiếp thực hiện chạy thận nhân tạo cần tuân thủ nghiêm túc đúng Hướng dẫn quy trình lọc máu chu kỳ bằng kỹ thuật thận nhân tạo. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị: Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế nghiêm túc triển khai thực hiện; Báo cáo kết quả về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh để tổng hợp báo cáo lãnh đạo bộ. Các cơ sở y tế cần phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật rửa, kiểm soát nhiễm khuẩn và rà soát lại toàn bộ những bước chuẩn bị máy chạy thận nhân tạo, lọc thận và hệ thống xử lý, thuốc chống phản vệ, quy trình vận hành máy móc, hồ sơ bệnh án cũng như các vấn đề liên quan khác đến chạy thận nhân tạo.
>>> XEM THÊM: Ngăn chặn suy thận do sỏi thận
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận
Dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với người chạy thận lâu năm. Đó là một phần của quá trình điều trị, đòi hỏi sự bền bỉ và tinh thần lạc quan của người bệnh. Đầu chu kỳ lọc máu, hàm lượng ure, creatinin, acid uric máu và một số nitơ phi protein khác sẽ được giảm xuống đến mức an toàn. Natri, kali, nước cũng được điều chỉnh tốt, pH máu có thể trở về bình thường. Bệnh nhân sẽ thoải mái, ăn ngon hơn và khỏe dần ra. Tuy nhiên, do chức năng thận đã suy giảm nhiều nên những ngày sau chu kỳ lọc máu, ure, creatinin máu lại tăng, nội mô bị rối loạn, do đó bệnh nhân không thể ăn uống tự do được.
Chế độ dinh dưỡng cho người phải chạy thận
Một số yêu cầu về dinh dưỡng mà người chạy thận lâu năm cần nhớ là:
- Đủ đạm, nhiều đạm hơn người bình thường: Người bình thường cần 1g/kg/ngày thì người phải chạy thận cần ở mức cao: 1,2 - 1,4g/kg/ngày.
- Đảm bảo 50% lượng đạm có nguồn gốc động vật, giàu acid amin thiết yếu.
- Đủ năng lượng: Ít nhất cần đạt khoảng 35 - 40kcal/kg/ngày.
- Đủ vitamin và các yếu tố vi lượng.
- Ít nước, natri, kali, phosphat, giàu calci.
- Điều chỉnh nhu cầu ăn theo diễn biến của bệnh.
>>> XEM THÊM: Bí quyết phòng ngừa suy thận
Hỗ trợ cải thiện chức năng thận nhờ thảo dược
Nhiều người băn khoăn rằng: Nếu tuân thủ chỉ định điều trị thì chạy thận nhân tạo sống được bao lâu? Thời gian sống sẽ khác nhau, phụ thuộc vào thể lực, giai đoạn bệnh, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc có tốt không. Trung bình, nếu như bệnh nhân được thực hiện lọc máu định kỳ sẽ sống được từ 5 - 10 năm. Nhiều trường hợp có thể kéo dài từ 20 - 30 năm. Để giúp tình trạng tiến triển tốt hơn và giảm số lần chạy thận, bạn cần phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học, tập thể dục nhẹ nhàng, dành thời gian nghỉ ngơi, sống lạc quan hoặc tìm đến một số sản phẩm thảo dược tự nhiên.
Dành dành hỗ trợ điều trị suy thận an toàn, hiệu quả
Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành, kết hợp với các vị thuốc lợi tiểu, tốt cho thận như đan sâm, hoàng kỳ,... giúp phòng ngừa, cải thiện chức năng thận, hỗ trợ điều trị, làm chậm tiến trình suy thận, giảm nhu cầu lọc máu ở người bị suy thận, ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những yếu tố nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận,...
Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về quy trình chạy thận nhân tạo của Bộ Y tế. Bên cạnh việc thực hiện chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành mỗi ngày để thận luôn khỏe mạnh, bạn nhé!
Bình luận