Chạy thận là phương pháp điều trị gần như cuối cùng để duy trì sự sống  cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Vậy chạy thận là gì? Cơ chế của chạy thận như thế nào?, Chi phí hết bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết này.

Tìm hiểu về chạy thận và cơ chế chạy thận

Chạy thận còn được gọi là phương pháp lọc máu bên ngoài cơ thể. Khi đó, bệnh nhân sẽ được tạo ra một vòng tuần hoàn dẫn máu qua một thiết bị lọc để loại bỏ các chất thải ra ngoài. Hiện nay có hai phương pháp chạy lọc thận chính:

Chạy thận nhân tạo: Máu được dẫn đến một bộ lọc để lọc các chất thải, sau đó được đưa trở lại vòng tuần hoàn chung.

Lọc máu màng bụng (Thẩm phân phúc mạc): Phương pháp này dùng chính màng bụng làm màng lọc. Người ta đưa một lượng chất lỏng đặc biệt vào trong màng bụng để hấp thu các chất thải, sau đó được dẫn lưu ra ngoài.

hinh-anh-may-chay-than-nhan-tao.webp

Hình ảnh máy chạy thận nhân tạo

Cơ chế của chạy thận như thế nào?

Trước khi được tiến hành chạy thận nhân tạo, bác sĩ tiến hành tiểu phẫu tạo ra một lỗ nối thông với dòng máu. Lỗ thông này được sử dụng cho các lần chạy lọc thận sau đó. 

Trước chạy thận, để tạo lỗ thông, bác sĩ có thể áp dụng một trong 3 cách sau đây:

Tạo đường rò: Còn được gọi là lỗ rò động mạch hay lỗ rò AV, tạo ra bằng cách nối động mạch và tĩnh mạch với nhau tại 1 vị trí nhất định (Thường là ở vùng dưới da cánh tay không thuận). Sau đó bệnh nhân được nghỉ ngơi trong vòng 6 tuần để lỗ rò có thể lành lại để tiến hành chạy thận.

Phương pháp ghép AV: Nếu không thể thực hiện tạo đường rò bằng nối thông động mạch với tĩnh mạch, bác sĩ sẽ thực hiện nối bằng một ống chất liệu nhựa. Khi đó bệnh nhân chỉ cần 2 tuần để hồi phục và tiến hành chạy lọc thận. Tuy nhiên, ống nhựa để nối thông chỉ sử dụng được trong vòng vài năm và tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn. Vì vậy người bệnh sẽ được theo dõi lỗ dò thường xuyên để xử lý nhiễm trùng nếu có.

Phương pháp ống thông tĩnh mạch trung tâm (Catheter): Sử dụng với thời gian ngắn, trong trường hợp chạy thận khẩn cấp. Một ống thông bằng nhựa được đưa vào tĩnh mạch háng, dưới xương đòn hay cổ.

Trong quá trình chạy thận:

Bệnh nhân được nằm hoặc ngồi trên ghế. Hai đầu kim được ghép vào vị trí lỗ dò. Khi khởi động máy chạy thận, thiết bị bơm sẽ từ từ hút máu di chuyển đến bộ phận lọc. Tại đây máu được loại bỏ các chất thải, máu sạch sẽ được đưa trở lại vòng tuần hoàn theo kim thứ hai. Trong quá trình chạy thận, người bệnh sẽ được theo dõi huyết áp thường xuyên.

lo-do-av-de-tien-hanh-chay-than.webp

Lỗ dò AV để tiến hành chạy thận

Trường hợp nào cần chỉ định chạy thận?

Chạy thận được chỉ định cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối (thường là giai đoạn 4 và 5). Khi này chức năng thận chỉ còn dưới 10% (Mức lọc cầu thận dưới 39ml/phút) dẫn đến quá trình đào thải cặn bã và tái hấp thu của các chất cần thiết không đảm bảo được. Nếu không tiến hành chạy lọc máu, các chất thải sẽ tích tụ trong cơ thể gây ra tình trạng nhiễm độc. Chỉ trong thời gian vài ngày, bệnh nhân có thể bị tử vong.

Chạy thận có nguy hiểm không? 

Chạy thận là phương án cứu chữa cuối cùng đối với bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Trong suốt thời gian chạy thận nhân tạo, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng sau quá trình chạy thận như:

Hạ huyết áp: Khi chạy thận, máu được dẫn ra vòng tuần hoàn nhân tạo dẫn đến giảm thể tích tuần hoàn đột ngột. Bệnh nhân có triệu chứng choáng váng, hoa mắt và chóng mặt. Vì vậy trong suốt quá trình chạy lọc thận bệnh nhân cần được theo dõi huyết áp liên tục, tránh xảy ra rủi ro.

Chuột rút cơ: Nguyên nhân gây chuột rút cơ khi chạy thận hiện vẫn chưa được làm rõ. Các chuyên gia cho rằng việc việc tụt huyết áp, giảm thể tích tuần hoàn dẫn đến việc co mạch làm giảm dòng máu nuôi dưỡng cơ bắp sẽ dẫn đến chuột rút. Chuột rút thường xảy ra sau khi bị tụt huyết áp, sau đó vẫn tái lại dù huyết áp được phục hồi trở lại.

Tức ngực, đau lưng: Biến chứng này gặp ở một số trường hợp, không có cách xử lý và phòng tránh đặc hiệu. Các chuyên gia vẫn chưa giải thích rõ cơ chế tức ngực và đau lưng trong quá trình chạy thận. 

Các biến chứng ít gặp khác: Nhức đầu, ngứa là biến chứng nhẹ nhàng bệnh nhân chạy lọc máu có thể gặp phải. Những biến chứng nguy hiểm cần chú ý: Rối loạn nhịp tim, phản ứng dị ứng, co giật, xuất huyết nội sọ.

benh-nhan-bi-tut-huyet-ap-khi-chay-than.webp

Bệnh nhân bị tụt huyết áp khi chạy thận

>>>XEM THÊM: Biến chứng có thể gây tử vong của suy thận mạn

Chạy thận nhân tạo sống được bao lâu? 

Thông thường, trường hợp suy thận giai đoạn cuối phải chỉ định chạy lọc thận có thể sống thêm 3 đến 5 năm. Một số trường hợp chế độ sinh hoạt khoa học, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chức năng thận có thể sống đến 10 năm. 

Không chạy thận sống được bao lâu? 

Ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, chức năng thận hầu như đã suy sụp hoàn toàn. Do đó nếu không tiến hành chạy thận, các chất thải không được loại bỏ bệnh nhân sẽ bị nhiễm độc. Bệnh nhân có thể tử vong trong vòng vài ngày tiếp đó.  

Chi phí một đợt chạy thận là bao nhiêu? 

Chi phí chính xác cho mỗi đợt chạy thận sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nó có thể bao gồm chi phí vật liệu, bệnh viện chạy lọc máu và mức BHYT chi trả cho người bệnh.

Theo quy định của Bộ Y Tế, mức chi phí quy định cho chạy thận nhân tạo gồm 11 khoản khác nhau. Trong đó, BHYT sẽ hỗ trợ chi trả 7 khoản chính và số tiền được hỗ trợ chi trả không quá 543.000 đồng/lượt. 

Về mức chạy thận nhân tạo thực tế, sẽ có 2 loại chạy thận nhân tạo gồm chạy thận cấp cứu và chạy thận chu kỳ. Mỗi loại sẽ có mức chi phí khác nhau. Bạn có thể tham khảo mức chi phí chưa được hưởng BHYT như sau:

  • Chạy thận cấp cứu: Các chi phí vật liệu thường sẽ đắt hơn. Do đó, mức phí cho lần chạy lọc máu cấp cứu trung bình khoảng 1.000.000 đồng/lượt.
  • Chạy thận chu kỳ: Với loại chạy lọc thận này, vật liệu có thể thấp hơn, mức chi phí khoảng 700.000 - 1.000.000 đồng/lần.

Do đó, nếu trong trường hợp được bảo hiểm chi trả 100%, người bệnh vẫn cần đóng thêm khoảng 150.000 - 450.000 đồng/lần chạy thận. Nhiều đơn vị, bệnh viện cũng có thể thu thêm các chi phí phát sinh khác nếu cần thiết.

Có thể thấy rằng, đây là khoản chi phí không hề nhỏ. Bởi nếu bạn đã bắt đầu chạy thận lọc máu, bạn sẽ phải gắn bó với nó gần như suốt đời. Trung bình bạn sẽ cần thực hiện chạy lọc thận theo chu kỳ từ 2 - 3 lần/tuần.

Làm sao để không phải chạy thận? 

Bệnh nhân suy thận mạn không còn cách nào khác để duy trì sự sống ngoài chạy thận. Tuy nhiên bệnh nhân có thể kéo dài thời gian giữa các lần chạy lọc thận người bệnh cần cố gắng làm chậm tiến trình suy thận. Các cách duy trì chức năng thận người bệnh cần lưu ý:

Kiểm soát biến chứng do chạy thận

Chạy thận khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng. Bệnh nhân nếu được kiểm soát biến chứng tốt, sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, khả năng kiểm soát mức độ suy thận sẽ tốt hơn.

Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan

Tinh thần thoải mái, lạc quan sẽ đem lại nguồn năng lượng tích cực trong việc điều trị suy thận, kéo dài thời gian chạy lọc thận. Trong thời gian này, người nhà hãy cố gắng động viên tinh thần, loại bỏ stress cho bệnh nhân để quá trình điều trị có kết quả tích cực nhất.

Cải thiện chế độ ăn uống khoa học

Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân chạy thận cần đặc biệt lưu ý:

  • Uống đủ nước, duy trì đủ lượng năng lượng cần thiết mỗi ngày theo chỉ dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.
  • Bổ sung đủ đạm, chất béo, các vitamin cần thiết.
  • Hạn chế muối nạp vào cơ thể để tránh gây phù, hạn chế kali tránh rối loạn nhịp tim và đột tử.

Tăng cường dinh dưỡng cho thận bằng thảo dược

Các bài thuốc Đông Y, các thảo dược cũng giúp tăng cường dinh dưỡng, hỗ trợ cải thiện chức năng cho tình trạng suy thận, từ đó kéo dài khoảng cách các đợt chạy thận. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các vị dược liệu như dành dành, râu mèo giúp hỗ trợ chức năng thận, tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.

Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, tỷ lệ người dùng hải lòng khi sử dụng sản phẩm chứa dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, râu mèo,... rất cao, lên tới 92,9%.

thao-duoc-danh-danh-ho-tro-cai-thien-chuc-nang-than (1).webp

Thảo dược dành dành hỗ trợ cải thiện chức năng thận

Chạy thận là phương pháp vô cùng tốn kém và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xuất hiện biến chứng. Để kéo dài thời gian giữa các đợt chạy lọc thận, bạn hãy cố gắng có một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, và kết hợp các phương pháp giúp cải thiện chức năng thận.

Trên đây là những thông tin tham khảo về vấn đề chạy thận. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng để lại số điện thoại để được hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

  1. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28810600/
  2. https://www.nhs.uk/conditions/dialysis/
  3. https://www.kidney.org/atoz/content/dialysisinfo
  4. https://www.healthline.com/health/dialysis
  5. https://www.webmd.com/a-to-z-guides/kidney-dialysis
Dược sĩ Đào Ngọc

banner web sản phẩm.jpg

Bình luận